Cơ sở về tai biến thiên nhiên

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo phú quốc (Trang 83)

Trong vùng nghiên cứu có các dạng tai biến thiên nhiên nhƣ sau: [6].

+ Xói lở: bờ biển đảo Phú Quốc có tốc độ xói lở từ yếu đến mạnh. Xói lở xảy

ra mạnh mẽ tại cửa Dƣơng Đông; xói lở làm đổ lở, sập lở công trình, đê kè ven biển tại khu vực cảng Hàm Ninh, bãi Đất Đỏ, mũi Chùa, bãi Vòng, cửa Cạn. Tại các khu vực lân cận, bờ biển của Phú Quốc có tốc độ xói lở yếu hơn. Hoạt động xói lở còn xảy ra theo mùa.

Hình 3.18: Biến động địa hình tại Cửa Cạn giữa hai thời điểm 14.01.2009 và 17.02.2011 do xói lở

+ Bồi tụ biến động luồng lạch: thƣờng xảy ra tại các vùng cửa sông, cảng

biển: Dƣơng Đông, Cửa Cạn, rạch Hàm, cửa suối Thay, cửa rạch Cầu Sấu và cảng An Thới. Tai biến bồi tụ đã làm nông hoá các vùng cửa sông, suối, cảng biển hình thành các doi cát ngầm gây cản trở cho tàu thuyền qua lại ngăn cản dòng chảy và cƣờng hoá tai biến lũ lụt.

+ Cát di chuyển: vào mùa khô, tại vùng ven biển đảo Phú Quốc, cát di

chuyển xảy ra tại dải đất liền từ bãi Đất Đỏ đến Dƣơng Tơ gây sa mạc hóa và khó khăn nhiều đối với ngƣời dân biển đảo.

+ Dâng cao mực nước biển: tác động trực tiếp của sự dâng cao mực nƣớc

biển là làm mất quỹ đất tại các vùng đất thấp ven biển nhƣ vùng cửa suối Thay, cửa rạch Hàm và trong tƣơng lai sẽ ảnh hƣởng đến toàn bộ các vùng đất thấp ven biển quanh đảo Phú Quốc. Tác động gián tiếp của sự dâng cao mực nƣớc biển là đẩy mạnh sự phát triển của các tai biến xói lở và nhiễm mặn.

79

+ Đổ lở, trượt lở: xẩy ra chủ yếu ở các thành tạo cát kết, bột kết, cuội sạn kết

hệ tầng Phú Quốc tạo nên, các đá này thƣờng bị phong hoá mạnh, trên đó phát triển hai hệ thống khe nứt chủ yếu là hệ thống khe nứt theo phƣơng Đông Bắc - Tây Nam và hệ thống khe nứt theo phƣơng Tây Bắc - Đông Nam. Dạng tai biến này phát triển chủ yếu tại các chân núi ven biển, các mũi nhô sát biển xung quanh đảo Phú Quốc và một số khu vực đang có hiện tƣợng khai thác đá làm vật liệu xây dựng (dãy núi Bảy Rồng, núi Vô Hƣơng).

+ Vùng nghiên cứu có nguy cơ động đất với cƣờng độ 5,5 độ richter liên quan đến hệ thống các đứt gẫy có trong vùng.

+ Tai biến trũng nƣớc xoáy có dòng chảy mạnh: tại vùng biển phía Nam An Thới, phía Bắc hòn Dừa tồn tại một cấu trúc lõm theo phƣơng Tây Bắc-Đông Nam và phía Đông quần đảo An Thới tồn tại một cấu trúc lõm phƣơng Đông Bắc-Tây Nam và hình thành trũng nƣớc xoáy có dòng chảy mạnh gây xói lở đào khoét đáy biển và ảnh hƣởng tới giao thông di lại trên biển.

+ Tai biến liên quan tới địa hình sụt bậc và đào khoét có ở khu vực biển ven bờ thuộc ấp 7 - An Thới (7 - 10m nƣớc), mũi Gành Gió (10 - 11m nƣớc), phía Đông hòn Thơm (5 - 12m nƣớc), mũi Hang Rắn - mũi Đền Phách (7 - 8m nƣớc). Dạng địa hình sụt bậc thƣờng có dạng hình cánh cung hƣớng về lục địa, phân bố tại khu vực biển ven bờ bãi Bổn - Cây Sao (3 - 8m nƣớc), mũi Cơ Va La - rạch Tràm (5 - 11m nƣớc), mũi Gành Dầu (18 - 22m nƣớc). Sự sụt bậc đáy biển có khả năng liên quan đến hoạt động nội sinh nhƣ tái hoạt động các đứt gẫy Đệ tứ dƣới đáy biển.

+ Tai biến liên quan đến lỗ thoát khí ở đáy biển: vùng biển phía Tây Nam vũng Bàu (phía Bắc Dƣơng Đông) tồn tại những lỗ thoát khí nằm ở độ sâu khoảng 10m nƣớc.

80

Hình 3.19: Tài liệu sonar quét sườn Tu-PQ34 (phía Tây Nam Vũng Bàu) cho thấy có thể tồn tại lỗ thoát khí trên bề mặt đáy biển.[6]

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo phú quốc (Trang 83)