Giải pháp về tổ chức và cán bộ

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo phú quốc (Trang 111)

Giải pháp tăng cường vai trò của các cơ quan nhà nước thực thi công tác quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp:

Trong quản lý biển đầu tiên phải kể tới một cơ quan quan trọng là Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Mục 11 Điều 2 Nghị định 25/2009/NĐ – CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng có quy định về quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo:

a) Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc biển Việt Nam và các cơ chế, chính sách tổng hợp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển và hải đảo bền vững sau khi đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể, phân vùng biển làm cơ sở cho việc tổ chức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội biển và hải đảo Việt Nam; hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dài hạn, đề án, dự án về điều tra cơ bản tài nguyên và môi trƣờng biển, nghiên cứu khoa học biển và đại dƣơng sau khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt;

c) Chủ trì, phối hợp giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về quản lý, khai thác tài nguyên biển và hải đảo liên ngành, liên tỉnh;

d) Phê duyệt và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kế hoạch năm năm và hàng năm về điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển và đại dƣơng, chƣơng trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trƣờng vùng duyên hải thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ;

đ) Tham gia xây dựng chiến lƣợc, chính sách về quốc phòng, an ninh, ngoại giao liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển và các cơ chế, chính sách về quản lý các ngành, nghề khai thác tài nguyên biển do các Bộ, ngành, địa phƣơng chủ trì xây dựng;

e) Là đầu mối tổng hợp, đánh giá tiềm năng kinh tế - xã hội liên quan đến biển và hải đảo của Việt Nam; tổ chức phân tích, đánh giá, dự báo về các diễn biến,

107

động thái liên quan đến việc khai thác, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển;

g) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ khai thác, sử dụng và tổ chức quản lý công trình, phƣơng tiện chuyên dùng phục vụ nghiên cứu, khảo sát tài nguyên và môi trƣờng biển theo quy định của pháp luật;

h) Thống kê, phân loại, đánh giá tiềm năng của các vùng biển, đảo, quần đảo, bãi ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam;

i) Ủy viên Ban Chỉ đạo Nhà nƣớc về Biển Đông và các hải đảo.

Ngoài ra, ở Việt Nam đã thành lập đƣợc cơ quản quản lý tổng thể các vấn đề về vùng bờ và đại dƣơng, đó là Tổng cục Biển và Hải đảo thuộc Bộ Tài nguyên Môi trƣờng. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chính thức đƣợc thành lập trên cơ sở Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 4/3/2008 của Chính phủ, Quyết định số 116/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cụ thể đƣợc giao nhiệm vụ tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quản lý nhà nƣớc tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo. Nhiệm vụ của Tổng cục Biển và Hải đảo là xác định vị trí, làm rõ vai trò, chức năng quan trọng của công tác quản lý Nhà nƣớc về biển và hải đảo; xây dựng quy hoạch tổng thể về biển đảo; xây dựng kịch bản tổng điều tra tài nguyên và môi trƣờng biển; xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực, đề ra những “phép tắc” đối với khai thác biển và thực hiện tốt hơn hợp tác quốc tế về biển.

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã có bƣớc khởi đầu tốt đẹp, trong thời gian qua đã khẳng định đƣợc vai trò, vị thế trong công tác quản lý nhà nƣớc tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo. Thể hiện sự nỗ lực trong việc kiện toàn cơ bản tổ chức bộ máy, ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 13 đơn vị trực thuộc tổng cục.

Song song với việc chỉ đạo rà soát hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về biển, hải đảo, Tổng cục còn tập trung đi sâu hoàn thiện công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới về biển đầy đủ, trong đó đã xây dựng và trình bộ

108

trƣởng ký và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009 về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo, xây dựng và trình bộ ban hành 7 định mức kinh tế-kỹ thuật làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động thực tiễn trong công tác quy hoạch, điều tra, nghiên cứu biển, đảo.

Nhằm triển khai các nhiệm vụ, dự án chuyên môn đƣợc Chính phủ giao và cấp Bộ giao, Tổng cục đã xúc tiến xây dựng và tổ chức thực hiện đƣợc 59 đề tài, dự án, nhiệm vụ với tổng nguồn kinh phí nhà nƣớc cấp gần 368 tỷ đồng (từ 2008- 2010), trong đó tập trung vào thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm nhƣ xây dựng và hệ thống hoá cơ sở dữ liệu biển quốc gia về các kết quả điều tra cơ bản nhƣ điều kiện tự nhiên, môi trƣờng và tài nguyên ở các vùng biển Việt Nam.

Đồng thời với việc thực hiện các dự án của đề án điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trƣờng biển đến năm 2020; Tổng cục xúc tiến, mở rộng và chủ động tham gia các hoạt động quốc tế, hợp tác quốc tế với việc thực hiện nhiệm vụ đầu mối quản lý tổng hợp các dự án thuộc đề án 80 “Hợp tác quốc tế về biển đến năm 2020”; trình lãnh đạo bộ giao Tổng cục chủ trì “Chƣơng trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2020”; Kế hoạch thực hiện tuyên bố chung và chƣơng trình khung giữa Việt Nam, Campuchia, Thái Lan về hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu vùng Vịnh Thái Lan.

Đặc biệt, Tổng cục đã tham mƣu cho Bộ trình Thủ tƣớng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 373 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo Việt Nam”.

Đây là một đề án lớn hƣớng tới mục tiêu tuyên truyền tổng thể về biển, hải đảo mà trọng tâm là tuyên truyền phát triển kinh tế biển, đảo, khai thác sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển, hải đảo giai đoạn từ nay đến năm 2015 gắn với việc thực hiện Quyết định số 568 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020.

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đóng vai trò là cơ quan đầu mối tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện quản lý nhà nƣớc tổng hợp, thống nhất về biển, hải đảo và xác định nhiệm vụ sắp tới là tiếp tục tập

109

trung xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo Việt Nam, cùng với những nhiệm vụ trọng tâm cụ thể là hợp tác với các bộ, ngành liên quan làm rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ phối hợp trong quản lý biển và hải đảo.

Bên cạnh đó, các quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biển và hải đảo theo thông tƣ liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT- BNV hƣớng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trƣờng là sở Tài nguyên và Môi trƣờng thuộc Ủy ban nhân dân các cấp. Trong mỗi sở Tài nguyên và Môi trƣờng các tỉnh có các chi cục biển và hải đảo có nhiệm vụ giúp Giám đốc sở thực thi nhiệm vụ liên quan đến vùng ven biển và biển của các địa phƣơng. Đối với chi cục biển đảo tỉnh Kiên Giang có các nhiệm vụ nhƣ sau:

a) Tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh các cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích và bảo đảm quyền cƣ trú, sản xuất, kinh doanh trên các đảo ven bờ phù hợp với các mục tiêu về bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng biển;

b) Chủ trì hoặc tham gia thẩm định, đánh giá các quy hoạch mạng lƣới dịch vụ và các dự án đầu tƣ công trình, trang thiết bị phục vụ quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch quản lý tổng hợp vùng duyên hải của địa phƣơng sau khi đƣợc phê duyệt;

d) Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về quản lý, khai thác tài nguyên biển và hải đảo liên ngành, liên tỉnh liên quan đến địa bàn địa phƣơng;

đ) Chủ trì, tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên biển, hải đảo; thu thập, xây dựng dữ liệu về tài nguyên và môi trƣờng biển, hải đảo ở địa phƣơng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

110

e) Tổ chức thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và khai thác có hiệu quả các lợi ích, tiềm năng kinh tế biển, ven biển và hải đảo liên quan đến địa phƣơng.

Giải pháp sắp xếp bố trí cán bộ có năng lực hoạt động trong lĩnh vực quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp.

Đối với các địa phƣơng huyện Phú Quốc, thì vấn đề quản lý tổng hợp đặc biệt phân vùng quản lý tổng hợp còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, cán bộ tại chi cục Biển và Đảo Kiên Giang nhận rõ về vai trò, ý nghĩa của công tác quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ. Trƣớc thực tế này, chính quyền địa phƣơng cần chăm lo đến công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp cho trƣớc mắt và lâu dài.

Bố trí đội ngũ cán bộ tuyên truyền, tuyên truyền viên tự nguyện; phát triển mạng lƣới tuyên truyền viên rộng khắp các cấp cơ sở, huyện, tỉnh. Trong hoạt động tuyên truyền thì xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp và các địa phƣơng.

Bố trí các tổ nhóm tƣ vấn, nhóm chuyên gia thực thi và giám sát, đánh giá và tuyên truyền giáo dục về quản lý tổng hợp tại các cấp tỉnh, thành phố và các địa phƣơng. Thành lập các trung tâm đào tạo hoặc tổ chức các lớp tập huấn về quản lý tổng hợp cho các cán bộ, nhân viên tại từng khu vực. Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích để đẩy mạnh công tác đào tạo, thu hút cũng nhƣ sử dụng nguồn nhân lực quản lý tổng hợp cho các địa phƣơng. Tuyển chọn nhân viên, cán bộ trực tiếp cho chƣơng trình, dự án quản lý tổng hợp tại các địa phƣơng. Bởi vì họ là những chuyên gia sẽ trực tiếp thực hiện các bƣớc của quản lý tổng hợp đới bờ tại từng khu vực cụ thể, nên cần có chuyên môn vững vàng.

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo phú quốc (Trang 111)