Phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo Phú Quốc

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo phú quốc (Trang 96)

Đảo Phú Quốc chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, nên nhiều ngành kinh tế cùng sử dụng, khai thác, trên một không gian bờ và vùng biển theo phƣơng pháp quản lý đơn ngành. Việc quản lý đơn ngành chỉ chú ý đến lợi ích của ngành mình mà chƣa quan tâm đến ngành khác, vì thế đã gây ra những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích, làm ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên, môi trƣờng huyện đảo, ví dụ nhƣ việc phát triển các khu công nghiệp, chế biến thủy sản ven biển, làm ảnh hƣởng đến cảnh quan sinh thái, gây ô nhiễm môi trƣờng biển; việc phát triển nuôi trồng thủy sản dẫn tới giảm diện tích rừng ngập mặn, làm tăng nguy cơ xói lở bờ biển… thì nguồn tài nguyên môi trƣờng nói chung phải gánh chịu các hậu quả. Chính vì vậy việc quản lý cần phải có một cơ chế, chính sách, đó là quản lý tổng hợp vùng ven biển, đảo, hay còn gọi là phƣơng pháp quản lý tổng hợp vùng bờ.

Việc phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo Phú Quốc trƣớc hết phải hƣớng tới một số mục tiêu mang tính tổng thể nhƣ sau:

92

- Bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo, tài nguyên nguồn gen động, thực vật rừng quý hiếm và có giá trị, các sinh cảnh rừng tự nhiên độc đáo của rừng đảo Phú Quốc nhƣ một đặc trƣng của hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long.

- Bảo tồn các hệ sinh thái biển đặc biệt là hai loại hình hệ sinh thái đặc trƣng của Phú Quốc đó là hệ sinh thái rạn san hô và hệ sinh thái thảm cỏ biển.

- Duy trì và phát triển độ che phủ của thảm thực vật rừng để đảm bảo chức năng phòng hộ rừng đầu nguồn nƣớc, cung cấp nguồn nƣớc ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động phát triển bền vững về kinh tế xã hội của huyện đảo Phú Quốc.

- Phải kiên quyết bảo vệ môi trƣờng sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, phục vụ cho du lịch sinh thái bền vững

Căn cứ theo các đặc điểm tự nhiên: đặc điểm đƣờng bờ (cấu tạo bờ, kiểu bờ, đá gốc), đặc điểm trầm tích tầng mặt (khả năng tàng trữ độc tố), đặc điểm thủy hải văn (hƣớng dòng chảy), đặc điểm địa chất (hệ thống đứt gãy), đặc điểm tài nguyên địa chất và tài nguyên vị thế, các tai biến địa chất, đặc điểm địa hóa môi trƣờng, nhiễm mặn và các hoạt động kinh tế xã hội nhƣ hoạt động nhân sinh, ô nhiễm môi trƣờng, khả năng sử dụng tài nguyên đất và biển ven bờ và mức độ dễ bị tổn thƣơng có thể phân chia đảo Phú Quốc thành 3 tiểu vùng: tiểu vùng bảo tồn các hệ sinh thái trên đảo và ven đảo; tiểu vùng đệm và tiểu vùng phát triển.

Tiểu vùng I: Tiểu vùng bảo tồn các hệ sinh thái trên đảo và ven đảo

- Tiểu vùng bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái (cỏ biển, san hô), bảo tồn nghiêm ngặt vƣờn quốc gia Phú Quốc và khu bảo tồn biển Phú Quốc.

Tiểu vùng I có khu bảo tồn biển Phú Quốc và vƣờn quốc gia Phú Quốc là hai vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang.

+ Khu bảo tồn biển Phú Quốc:

Để bảo vệ diện tích cỏ biển và san hô hiện có ở vùng biển Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang đã ra quyết định số 19/QĐ UBND ngày 03/01/2007 thành lập Khu bảo tồn biển Phú Quốc.

93

Khu Bảo tồn biển Phú Quốc đƣợc UBND tỉnh Kiên Giang xếp hạng di tích danh thắng ngày 4/12/2009 gồm có hai khu: khu bảo tồn cỏ biển rộng 6.825ha trải rộng từ xã Bãi Thơm đến xã Hàm Ninh, tính từ ven biển trở ra 3km; khu bảo tồn

rạn san hô rộng 9.720ha thuộc cụm đảo xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc. Ngoài

chức năng bảo tồn loài, sinh cảnh các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, Khu bảo tồn biển Phú Quốc còn bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn và các loài động thực vật biển quí hiếm ở huyện đảo này.

Khu bảo tồn biển Phú Quốc gồm khu phía đông bắc, đông nam đảo Phú Quốc và khu phía nam quần đảo An Thới. Diện tích mặt nƣớc của khu bảo tồn biển là 26.863,17 ha, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt 2.952,45 ha, vùng phục hồi sinh thái rộng 13.592,95 ha và vùng phát triển 10.317,77 ha.

Đối với hợp phần biển, phần lớn phân khu phía bắc nằm trong khoảng giữa bờ biển đến đƣờng đồng mức âm 6m. Phân khu phía nam nằm trong vùng nƣớc nông, hầu hết có độ sâu chƣa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.

+ Vườn quốc gia Phú Quốc:

Bao gồm địa phận khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo, khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu và Cửa Cạn. Vƣờn có ranh giới hành chính thuộc các xã: Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Cạn và một phần các xã Cửa Dƣơng, Hàm Ninh, Dƣơng Tơ, và thị trấn Dƣơng Đông thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Tổng diện tích 31.422 ha, bao gồm: khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.603 ha, phân khu phục hồi sinh thái22.603 ha, phân khu hành chính và dịch vụ 33 ha.

Chức năng:

- Bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo, nguồn gen động, thực vật rừng quý hiếm và có giá trị, các sinh cảnh rừng tự nhiên độc đáo của rừng trên đảo.

- Duy trì và phát triển độ che phủ của thảm thực vật rừng để đảm bảo chức năng phòng hộ rừng đầu nguồn, cung cấp nguồn nƣớc ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân, phát triển bền vững kinh tế, xã hội của huyện đảo Phú Quốc.

94

- Góp phần củng cố an ninh quốc phòng, tăng cƣờng sức mạnh cho tuyến phòng thủ tây nam Việt Nam.

* Cấp độ quản lý:

+ Ƣu tiên quản lý: Rất cao

+ Phân cấp quản lý: Huyện Phú Quốc - Nội dung quản lý:

+ Hoạt động cho phép: Bảo vệ nghiêm ngặt hệ sinh thái san hô, cỏ biển, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trƣờng và nghiên cứu khoa học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hoạt động không cho phép: Vận tải biển và cầu cảng, hàng không; du lịch sinh thái; dịch vụ, nghỉ dƣỡng, lặn, bơi thuyền, neo đậu, chụp ảnh; câu tay, lặn bắt cá; nhặt, bắt nhuyễn thể tự nhiên; đánh bắt thủy sản bằng lƣới; nuôi sinh thái kết hợp trồng rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển.

Tiểu vùng II: Tiểu vùng phục hồi sinh thái: Là vùng quản lý và bảo vệ để

phục hồi, tạo điều kiện tái tạo tự nhiên các hệ sinh thái, các loài thủy sinh ở tiểu vùng I

* Cấp độ quản lý: + Ƣu tiên quản lý: Cao

+ Phân cấp quản lý: Huyện Phú Quốc - Nội dung quản lý:

+ Hoạt động tự do: Vận tải biển và cầu cảng, hàng không; nuôi sinh thái kết hợp trồng rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển.

+ Hoạt động cho phép: Nghiên cứu khoa học; du lịch sinh thái; dịch vụ, nghỉ dƣỡng, lặn, bơi thuyền, neo đậu, chụp ảnh.

+ Hoạt động không cho phép: Câu tay, lặn bắt cá; nhặt, bắt nhuyễn thể tự nhiên; đánh bắt thủy sản bằng lƣới.

Tiểu vùng III: Tiểu vùng phát triển: Là vùng có các hoạt động có kiểm soát nhƣ

nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản có điều kiện, có tổ chức du lịch sinh thái, đào tạo và nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế. Tiểu vùng này có thể chia làm 3 mức độ phát triển:

95

- Tiểu vùng phát triển thấp (ít tập trung các hoạt động phát triển)

- Tiểu vùng phát triển trung bình (tập trung nhiều hơn các hoạt động phát triển)

- Tiểu vùng phát triển cao (tập trung nhiều ngành và nhiều hoạt động phát triển)

- Cấp độ quản lý:

+ Ƣu tiên quản lý: Trung bình

+ Phân cấp quản lý: Huyện Phú Quốc - Nội dung quản lý:

+ Hoạt động tự do: Vận tải biển và cầu cảng; câu tay, lặn bắt cá; nhặt, bắt nhuyễn thể tự nhiên; đánh bắt thủy sản bằng lƣới.

+ Cho phép hoạt động: Nghiên cứu khoa học; hàng không; du lịch sinh thái; dịch vụ, nghỉ dƣỡng, lặn, bơi thuyền, neo đậu, chụp ảnh; nuôi sinh thái kết hợp trồng rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển.

96

Bảng 3.11. Ma trận tương thích vùng đảo Phú Quốc

Hoạt động khai thác

Phân vùng quản lý tổng hợp Tiểu vùng bảo tồn đảo và

biển ven đảo Tiểu vùng đệm Tiểu vùng phát triển Bảo vệ nghiêm

ngặt hệ sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trƣờng

Cho phép Cho phép Cho phép

Nghiên cứu

khoa học Cho phép Cho phép Cho phép

Vận tải biển và cầu cảng, hàng không (gắn liền kiểm soát chặt chẽ môi trƣờng) x   Du lịch sinh

thái x Cho phép Cho phép (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ, nghỉ dƣỡng, lặn, bơi thuyền, neo thuyền, x Cho phép Cho phép Câu tay, lặn bắt cá x x  Nhặt, bắt nhuyễn thể tự nhiên x x  Đánh bắt thủy sản bằng lƣới x x 

Nuôi sinh thái kết hợp trồng rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển

x  Cho phép

Cấp độ ƣu tiên Rất cao Cao Trung bình

Phân cấp quản

Huyện Phú Quốc Huyện Phú Quốc Huyện Phú Quốc

97

Bảng 3.12: Phân vùng sử dụng theo đặc điểm tự nhiên, tài nguyên – môi trường và mức độ dễ bị tổn thương vùng đảo và ven đảo Phú Quốc

Đặc điểm tự nhiên và xã hội Tiểu vùng I (Từ Bãi Dài đến Rạch Hàm, vƣờn quốc gia Phú Quốc, Hòn Dừa, Hòn Roi, Hòn Thơm) Tiểu vùng II (Khu vực bao quanh

tiểu vùng I)

Tiểu vùng III

(Vùng đất liền ven bờ và biển đến độ sâu 30m nƣớc từ Bãi Vũng Bầu

đến bến Hàm Ninh ) 1. Đƣờng

bờ

Có hình vòng cung chạy theo hƣớng Đông - Tây, Đông Bắc - Tây Nam.

Tƣơng đối thẳng, chạy theo hƣớng Bắc -Nam, Tây Bắc - Đông Nam.

Theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam; dạng khúc khuỷu, quanh co, nhiều mũi nhô (từ mũi Gành Dầu tới Cửa Cạn và khu vực mũi Đỏ, An Thới, mũi Đền Phách).

Cấu tạo bờ

Cấu tạo chủ yếu bởi cát bùn, cát lẫn bùn.

Cấu tạo chủ yếu bởi cát bùn, cát lẫn bùn. Chủ yếu là cát; ít cát bùn, cát lẫn bùn. Đá gốc Các đá cát kết, bột kết, cuội sạn kết thuộc hệ tầng Phú Quốc Các đá cát kết, bột kết, cuội sạn kết thuộc hệ tầng Phú Quốc Các đá cát kết, bột kết, cuội sạn kết thuộc hệ tầng Phú Quốc 2. Trầm tích đáy biển -Trầm tích tầng mặt chủ yếu là cát, cát sạn và ít cát bùn, cát pha bùn sạn. - Khả năng tàng trữ độc tố: kém - trung bình. -Trầm tích tầng mặt chủ yếu là cát, cát sạn và ít cát bùn, cát pha bùn sạn. - Khả năng tàng trữ độc tố: kém - trung bình. - Chủ yếu là cát, cát sạn bùn, cát bùn,… - Khả năng tàng trữ độc tố: kém - trung bình. 3. Đặc điểm thủy động lực Khu vực hòn Thơm – An Thới hƣớng dòng chảy tại khu vực này phức tạp. Dòng chảy chủ yếu có hƣớng Bắc- Đông Bắc Hƣớng dòng chảy là Đông - Đông Bắc - Từ An Thới- bến Hàm Ninh: dòng chảy có hƣớng Đông - Đông Bắc - Từ bãi Vũng Bầu tới An Thới dòng chảy có hƣớng chủ yếu là Đông – Đông Bắc.

4. Hệ thống đứt gẫy

Theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, Đông Bắc - Tây Nam

Theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, Đông Bắc - Tây Nam

Theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam (từ cửa Cạn tới An Thới).

5. Tài nguyên

Hệ sinh thái cỏ biển ở vùng nƣớc nông ven bờ, có nền đáy thoải (phía bắc, đông-bắc, đông và đông-nam của đảo Phú Quốc (từ mũi Gành Dầu đến mũi Đá Bạc, từ mũi Trâu Nằm đến Hòn Một, từ mũi Đá Chồng đến mũi Gành Hào, từ mũi Đá Bạc đến mũi Đền Phạch); hệ sinh

Bãi tắm (bãi Bổn, bãi Thơm, rạch Nhum, rạch Vẹm, có mũi nhô (mũi Cơ Va La, mũi Đá, mũi Đá Bạc, mũi Gành Dầu phục vụ du lịch sinh thái), rạn san hô (mũi Cơ Va La, phía Bắc Đá Chồng) phục vụ du lịch sinh thái. Ngoài ra còn Ruộng lúa, hoa màu, cây ăn trái, rừng, rừng ngập

Bãi tắm (bãi Dài, bãi Trƣờng, bãi Khem, bãi Sao, bãi Dƣơng,…), có cảnh đẹp là các mũi nhô (mũi Gành Lớn, mũi bãi Khem, mũi Bãi Sao, mũi An Yến).

98 Đặc điểm tự nhiên và xã hội Tiểu vùng I (Từ Bãi Dài đến Rạch Hàm, vƣờn quốc gia Phú Quốc, Hòn Dừa, Hòn Roi, Hòn Thơm) Tiểu vùng II (Khu vực bao quanh

tiểu vùng I) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu vùng III

(Vùng đất liền ven bờ và biển đến độ sâu 30m nƣớc từ Bãi Vũng Bầu

đến bến Hàm Ninh )

thái san hô ở vùng nƣớc nông ven bờ các đảo thuộc quần đảo An Thới

mặn, rừng cây bụi, rong, cỏ biển.

6. Hoạt động nhân sinh

Nghiêm cấm Du lịch sinh thái

Đánh bắt hải sản, du lịch, cảng biển (cảng An Thới), nuôi trai lấy ngọc, khai thác đá làm vật liệu xây dựng, trạm xăng dầu, các chợ ven biển (chợ An Thới, Dƣơng Đông, Hàm Ninh, Cửa Cạn,…). 7. Đặc điểm môi trƣờng địa hóa + Môi trƣờng nƣớc biển: kiềm yếu, oxy hoá yếu.

+ Môi trƣờng trầm tích biển: kiềm yếu đến kiềm mạnh, oxy hóa yếu.

+ Môi trƣờng nƣớc biển: kiềm yếu, oxy hoá yếu. + Môi trƣờng trầm tích biển: kiềm yếu đến kiềm mạnh, oxy hóa yếu.

+ Trong nƣớc biển là kiềm yếu, oxy hoá yếu; axit yếu đến trung tính, oxy hóa yếu (phân bố tại rạch Hàm Ninh). Axit yếu đến trung tính, oxy hóa yếu (Cửa Cạn, Dƣơng Đông, Dƣơng Tơ).

+ Trong trầm tích biển: kiềm yếu đến kiềm mạnh, oxy hoá yếu; môi trƣờng trung tính (phân bố tại rạch Hàm Ninh); axit yếu đến trung tính, oxy hóa yếu (cửa Cạn, Dƣơng Đông, Dƣơng Tơ). 8. Tai biến địa chất + Trƣợt lở, đổ lở trên đá rắn chắc. + Xói lở.

+ Khu vực đào khoét đáy biển tại mũi Gành Dầu, rạch Tràm. + Không có sự nhiễm mặn. + Trƣợt lở, đổ lở trên đá rắn chắc. + Xói lở. + Khu vực có hiện tƣợng đào khoét đáy biển ở mũi Cây Sao. + Không có sự nhiễm mặn.

+ Trƣợt lở, đổ lở trên đá rắn chắc, trũng sâu tạo vùng nƣớc xoáy (phía Nam An Thới); xói lở làm mất quỹ đất (bãi Đất Đỏ, An Thới, Dƣơng Đông, mũi Chùa); bồi tụ làm biến động luồng lạch tại cảng An Thới, Cửa Cạn, Dƣơng Đông, Dƣơng Tơ, mũi Chùa, bến Hàm Ninh; Sụt bậc đáy biển tại tại Dƣơng Tơ ở độ sâu 20m nƣớc, mũi Đền Phách; Có sự nhiễm mặn (từ Cửa Cạn - An Thới, từ An Thới-mũi mũi Cây Sao); Khu vực có hiện tƣợng cát di động kéo dài từ ấp 7 tới Dƣơng Tơ.

Vùng đất thấp chịu ảnh hƣởng dâng cao mực nƣớc biển (từ Cửa Cạn - Dƣơng Tơ , mũi Đền Phách – mũi Cây Sao); Khu vực có lỗ thoát khí ở đáy biển tại bãi Vũng Bàu

9.Tai biến địa động lực Có nguy cơ động đất cấp 5. Có nguy cơ động đất cấp 5. Có nguy cơ động đất cấp 5.

99 Đặc điểm tự nhiên và xã hội Tiểu vùng I (Từ Bãi Dài đến Rạch Hàm, vƣờn quốc gia Phú Quốc, Hòn Dừa, Hòn Roi, Hòn Thơm) Tiểu vùng II (Khu vực bao quanh

tiểu vùng I)

Tiểu vùng III

(Vùng đất liền ven bờ và biển đến độ sâu 30m nƣớc từ Bãi Vũng Bầu

đến bến Hàm Ninh )

10. Ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm

+ Nguy cơ ô nhiễm chì, ô nhiễm kẽm, xác cỏ rong biển, rác trong nƣớc.

+ Ô nhiễm trầm tích bởi: rác thải, hợp chất dieldrin.

+ Nguy cơ ô nhiễm chì, ô nhiễm kẽm, xác cỏ rong biển, rác trong nƣớc. + Ô nhiễm trầm tích bởi: rác thải, hợp chất dieldrin.

+ Ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm nƣớc biển bởi:

+ Nguy cơ ô nhiễm chì, mangan trong nƣớc (từ mũi Gành Dầu - Cửa Cạn, Dƣơng Đông, Dƣơng Tơ). Nguy cơ ô nhiễm cadimi, ô nhiễm kẽm, dầu, rác, hợp chất hữu cơ (Dƣơng Đông, Cửa Cạn, Dƣơng Tơ). Nguy cơ ô nhiễm chì, ô nhiễm rác, hợp chất

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo phú quốc (Trang 96)