Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo phú quốc (Trang 32)

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về quản lý tổng hợp đới bờ đƣợc tiến hành ở nhiều cơ quan nghiên cứu từ trung ƣơng đến địa phƣơng, từ các dự án hợp tác quốc tế khác nhau. Nhƣng có thể nói các nghiên cứu, áp dụng các mô hình quản lý tổng hợp đới bờ chủ yếu vẫn từ các nguồn: các đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nƣớc, các dự án, đề án của các ngành và các địa phƣơng và các chƣơng trình, dự án hợp tác quốc tế đa phƣơng và song phƣơng khác nhau:

- Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc: Tiếp cận quản lý tổng hợp đới bờ ở Việt Nam đã trải qua hơn 10 năm kể từ đề tài cấp Nhà nƣớc KHCN. 06-07 “Nghiên cứu xây dựng phƣơng án quản lý tổng hợp đới bờ biển Việt Nam góp phận đảm bảo an toàn môi trƣờng và phát triển bền vững” do Viện Tài nguyên và Môi trƣờng biển chủ trì thực hiện trong thời gian 1996- 1999 với 2 trọng điểm nghiên cứu là khu vực Đồ Sơn- Cát Bà- Hạ Long và Đà Nẵng (Nguyễn Chu Hồi và nnk,

28

2000) [12]. Trong thời gian 2000- 2002, Viện Hải dƣơng học đã tiến hành nhiệm vụ nghiên cứu nhằm xây dựng phƣơng án quản lý tổng hợp đới bờ Nam Trung Bộ với trọng điểm Bình Định theo Nghị định thƣ hợp tác Việt Nam- Ấn Độ (Nguyễn Tác An và nnk, 2003). [1]

Tiếp theo, một số dự án triển khai đã đƣợc tiến hành với sự hỗ trợ về chuyên gia tài chính của một số nƣớc và tổ chức quốc tế. Thành công nhất về mặt lý luận và thực tiễn có lẽ là dự án quản lý tổng hợp đới bờ tại Đà Nẵng, nằm trong khuôn khổ chƣơng trình hợp tác về quản lý môi trƣờng các biển Đông Á (IMO/GEF/PEMSEA) giai đoạn một vào năm 2000- 2006 và giai đoạn hai đã đƣợc tiếp tục từ năm 2009 (Hứa Chiến Thắng, 2007) [23]. Dự án Việt Nam- Hà Lan về quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam (VNICZM) giai đoạn 2000- 2006 [4] đƣợc thực hiện ở 3 điểm trình diễn Nam Định, Thừa Thiên Huế và Bà Rịa- Vũng Tàu. Dự án hợp tác về quản lý tổng hợp đới bờ Hạ Long do IUCN Việt Nam, Bộ Thủy sản và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh thực hiến trong khuôn khổ hợp tác với Hoa kỳ (NOAA) trong giai đoạn 1 2003- 2004 và giai đoạn 2: 2006- 2008 (Nguyễn Chu Hồi và nnk, 2005). Gần đây nhất là dự án quản lý tổng hợp các hoạt động trên đầm phá Tam Giang- Cầu Hai (IMOLA) do FAO tài trợ với sự hỗ trợ của các chuyên gia Italia thực hiện từ năm 2005 và hiện đang tiếp tục ở pha hai. Chỉ riêng dự án quản lý tổng hợp đới bờ Quảng Nam (2005- 2007) là mô hình quản lý tổng hợp đới bờ cấp tỉnh lần đầu tiên do các nhà khoa học và quản lý Việt Nam xây dựng và thực hiện theo kinh nghiệm của Đà Nẵng (Hứa Chiến Thắng, 2007) [23].

Các hoạt động nói trên đã có những đóng góp quan trọng về phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức và tích lũy kinh nghiệm quản lý tổng hợp đới bờ ở Việt Nam (Nguyễn Hữu Cử, 2005 [8]; Nguyễn Ngọc Sinh và nnk [21]; 2003; Hứa Chiến Thắng, 2007) [23]. Ở mức độ khác nhau, các dự án triển khai đều chú ý đến thu thập, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu và phổ biến thông tin, kể cả việc lập các trang web phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ; quan tâm xây dựng cơ sở vật chất và năng lực quản lý từ việc thành lập hoạt động của các văn phòng dự án, các nhóm

29

chuyên gia, tƣ vấn đến mở các lớp tập huấn ngắn hạn, đào tạo chuyên môn GIS, tuyển cử ngƣời học tập, thăm quan ở các nƣớc đã có kinh nghiệm,v.v.

Đề tài KC.09.27/06-10: Cơ sở khoa học và pháp lý phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 do Viện Tài nguyên, Môi trƣờng và Phát triển bền vững chủ trì, TS. Nguyễn Thế Tƣởng chủ nhiệm đã vẽ đƣợc bản đồ phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 [29]

Gần đây đề tài KC 09.13/ 06- 10: lập luận chứng khoa học kỹ thuật về mô hình quản lý tổng hợp và phát triển bền vững dải ven bờ Tây Vịnh Bắc Bộ, do Trần Đức Thạnh chủ biên đã đề xuất đƣợc các tiêu chí, phƣơng pháp phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ Tây vịnh Bắc bộ và xây dựng đƣợc Bản đồ phân vùng quản lý tổng hợp theo cấp tỉnh [22]

Đề tài 17/2004/HĐ-ĐTNĐT hợp tác Việt Nam- Hoa Kỳ theo Nghị định thƣ: ”Quy hoạch và lập kế hoạch quản lý tổng hợp đới bờ Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh”, cơ quan chủ trì: Viện Kinh Tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ Thủy Sản), chủ nhiệm: PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi, đã đƣa ra đƣợc sơ đồ phân vùng chức năng đới bờ Vịnh Hạ Long và xây dựng đƣợc chiến lƣợc quản lý tổng hợp đới bờ vịnh Hạ Long. [13]

* Các đề tài có liên quan đến đảo Phú Quốc:

Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý và phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam” mã số KC.09.27/06-10 do Nguyễn Thế Tƣởng chủ trì bƣớc đầu đã xác lập đƣợc cơ sở khoa học và pháp lý quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam, trong đó có vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, tỷ lệ 1:500.000. Các kết quả này bƣớc đầu đã định hƣớng việc sử dụng và quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam, trong đó có áp dụng phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ đã phân đới bờ Việt Nam thành 3 miền.[29]

30

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo phú quốc (Trang 32)