Tình hình nghiên cứu trên Thế giới

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo phú quốc (Trang 29)

a. Tình hình nghiên cứu ở các nước phát triển

* Tình hình nghiên cứu ở Hoa Kỳ

Với lợi thế là quốc gia ven biển với vùng biển rộng lớn và giàu có về tài nguyên, Hoa Kỳ đã biết khai thác các tài nguyên biển từ rất sớm để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nƣớc.

Trong lĩnh vực quản lý biển, Hoa Kỳ cũng là một trong số các quốc gia đi đầu trong chiến lƣợc quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ. Ngay từ khi khái niệm này còn chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi và chƣa đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm thì Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật Quản lý tổng hợp đới bờ số 6217 năm 1972. Luật này đã thể hiện ƣu điểm vƣợt trội so với luật của các quốc gia khác là

Đạo luật này đã có đề cập đến vấn đề phân vùng quản lý. Trong đó, ngoài việc quản lý về mặt hành chính và chuyên môn theo các cơ quan trung ƣơng, các cơ quan quản lý ngành thì hoạt động quản lý vùng biển của Hoa Kỳ còn đƣợc phân theo từng bang, từng địa phƣơng. Đồng thời, giữa các phƣơng thức quản lý này có sự kết hợp chặt chẽ và đƣợc hỗ trợ bởi các cơ chế trung gian có thẩm quyền nhà nƣớc. Đây là một mô hình quản lý tổng hợp tƣơng đối chặt chẽ, hiệu quả đƣợc thể hiện trong Luật quản lý tổng hợp đới bờ của Hoa Kỳ.

* Tình hình nghiên cứu tại Austraylia

Ở Austraylia ngƣời ta rất quan tâm đến phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ và vùng trọng điểm quan trọng, ví dụ tại dải san hô lớn hay vùng hồ lớn. Tại đây, các vùng đƣợc phép hoạt động và không đƣợc phép hoạt động đã đƣợc xác định. Thực chất việc phân chia trên vừa mang tính chất phân vùng sử dụng đa ngành, vừa mang tính chất phân vùng quản lý tổng hợp đa ngành. Từ cách phân vùng trên cho phép chúng ta chi tiết hóa thêm nội dung quản lý tổng hợp.

b. Tình hình nghiên cứu ở các nước đang phát triển

25

Để phát triển kinh tế biển và chấn hƣng nền kinh tế, năm 2003 Quốc Vụ Viện Trung Quốc đã ban hành “Cương yếu quy hoạch phát triển kinh tế biển toàn quốc” do Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia, Cục Hải dƣơng quốc gia soạn thảo. Chính sách biển của Trung Quốc đƣợc thể hiện rất rõ trong bản Cƣơng yếu này. Trong Cƣơng yếu, phân định vùng biển là một trong những nội dung quan trọng và đặc biệt đƣợc chính quyền nơi đây quan tâm. Việc phân vùng đƣợc thể hiện trong Cƣơng yếu nhƣ sau:

Phân chia theo các ngành nghề biển trụ cột nhƣ nghề cá, vận tải biển, dầu

khí biển, ngành du lịch ven bờ biển, công nghiệp đóng tàu và ngành thuốc sinh vật biển, thúc đẩy kéo theo sự phát triển các ngành nghề biển khác. Cụ thể mục tiêu đối với các ngành nghề nhƣ sau:

(+) Nghề cá: Tích cực thúc đẩy điều chỉnh mang tính chiến lƣợc cơ cấu kinh tế nghề cá và vùng cá, thúc đẩy chuyển biến phƣơng thức đánh bắt cá truyền thống sang hƣớng đánh bắt cá hiện đại, chuyển đổi mô hình đánh bắt cá số lƣợng sang chất lƣợng. Nghề đánh bắt cá biển phải từng bƣớc thực hiện chế độ đánh bắt có hạn ngạch, khống chế và giảm số lƣợng tàu đánh bắt cá vùng biển gần bờ. Ngành nuôi trồng thủy sản phải phân bổ hợp lí cải biến phƣơng thức nuôi trồng thủy sản truyền thống, nâng cao trình độ thâm canh hóa và hiện đại hóa. Tích cực phát triển ngành chế biến thủy sản, nâng cao trình độ kĩ thuật chế biến, làm tốt công tác sản xuất chế biến sạch các sản phẩm thủy sản.

(+) Ngành giao thông vận tải biển: Sự phát triển của ngành giao thông vận tải biển phải tiến hành điều chỉnh kết cấu, ƣu hóa bố cục các cảng khẩu, mở rộng công năng các cảng, thúc đẩy thị trƣờng hóa, từng bƣớc xây dựng cƣờng quốc vận tải biển. Tới năm 2010, phải cơ bản thiết lập hệ thống thị trƣờng vận tải các cảng tƣơng đối hoàn thiện. Mạng lƣới vận tải tổng hợp, vận tải bằng côngtenơ quốc tế lấy cảng biển làm trung tâm, không ngừng nâng cao trình độ trang bị kĩ thuật, cơ bản thiết lập hệ thống quản lý thông minh tại các cảng chủ yếu.

(+) Ngành du lịch ven bờ biển: Phải thể hiện rõ hơn những đặc sắc sinh thái biển và đặc sắc văn hóa biển, nỗ lực khai thác thị trƣờng khách du lịch trong nƣớc

26

và du khách quốc tế. Trọng điểm phân bố các vùng ngành du lịch ven bờ biển là: vùng ven bờ biển Bột Hải, Bắc Hải, Hoàng Hải, Thƣợng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, đảo Hải Nam và Vịnh Bắc Bộ

(+) Công nghiệp tàu biển: Công nghiệp tàu biển phải thể hiện rõ ngành chủ lực, kinh doanh lớn, phát triển ổn định từ một nƣớc lớn về đóng tàu thành nƣớc mạnh về đóng tàu.

(+) Nghề muối và công nghiệp hóa chất biển: Nghề muối phải kiên trì phƣơng châm lấy muối làm chủ, nâng cao trình độ công nghệ kĩ thuật và trình độ trang bị. Công nghiệp hóa chất phải từng bƣớc hình thành các ngành khai thác tài nguyên hóa học nƣớc biển có quy mô tƣơng đối lớn.

(+) Ngành sử dụng nƣớc biển: Tiếp tục tích cực phát triển kĩ thuật sử dụng nƣớc biển và kĩ thuật làm ngọt nƣớc biển. Tới năm 2010, sản lƣợng nƣớc biển đƣợc làm ngọt hóa hàng năm đạt trên 20 triệu tấn, tổng lƣợng nƣớc biển sử dụng hàng năm đạt trên 50 tỉ m3.

(+) Ngành thuốc sinh vật biển: Nỗ lực khai thác các loại thuốc từ biển có hàm lƣợng kĩ thuật cao, dung lƣợng thị trƣờng lớn, hiệu quả kinh tế cao. Tới năm 2010, hình thành ngành thuốc và chế phẩm sinh hóa biển bƣớc đầu có quy mô.

Phân chia theo các vùng kinh tế biển: Cƣơng yếu xác định bốn vùng kinh tế

biển trọng điểm: Vành đai ven bờ và các vùng biển gần (Vùng kinh tế biển bán đảo Liêu Đông, châu thổ Liêu Hà, miền Tây Bột Hải, Tây nam bộ Bột Hải, bán đảo Sơn Đông, Tô Đông, cửa sông Trƣờng Giang, nam Phúc Kiến, bắc Nam Hải, Vịnh Bắc Bộ, đảo Hải Nam); Hải đảo và các vùng biển phụ cận; Thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (gồm: vùng ngƣ nghiệp và vùng dầu khí); Vùng đáy biển quốc tế.

Thành công của thành phố Hạ Môn trong việc phân vùng sử dụng đới bờ đã góp phần quan trọng vào việc ban hành Luật Sử dụng không gian đới bờ đƣợc Quốc hôi Trung Quốc phê chuẩn. Luật này bắt buộc các tỉnh và các địa phƣơng ven biển phải tiến hành quy hoạch sử dụng đới bờ cho toàn bộ dải ven biển. Đến nay, toàn bộ dải ven biển Trung Quốc đã đƣợc phân vùng sử dụng (bảng 2.1).

27

Bảng 2.1. Quy hoạch phân vùng chức năng sử dụng biển ở Hạ Môn- Trung Quốc

Diện tích/chức năng

Cảng phía Tây Vịnh Tông An Biển phía Đông Biển Dadeng Ƣu thế Hàng hải/cảng Nuôi trồng thủy

sản Du lịch Tăng các loại tài nguyên sống ở nƣớc Phù hợp Du lịch/bảo tồn Du lịch/cảng/bảo tồn Hàng hải/xây dựng ven bờ/bảo tồn Hàng hải/du lịch Hạn chế Nuôi trồng thủy sản

Đổ thải Nuôi trồng thủy sản

Đổ thải Cách phân vùng này của Hạ Môn chỉ dừng lại ở mức phân vùng sử dụng, thiếu yếu tố phân vùng quản lý. Ngay cả trong phân vùng sử dụng nêu trên chỉ ở mức định hƣớng sử dụng không gian vùng ven biển và biển Hạ Môn mà thôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa trên những kinh nghiệm của Hạ Môn, một số thành phố, đô thị của các nƣớc thành viên PEMSEA đã bắt đầu tiến hành xây dựng quy hoạch phân vùng sử dụng vùng biển/đới bờ nhƣ: Bataan – Philippines, Bali – Indonesia, Port Klang – Malaysia và Sihanoukville – Campuchia.

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo phú quốc (Trang 29)