Cơ sở về tài nguyên môi trƣờng

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo phú quốc (Trang 56)

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Đất đai đảo Phú Quốc năm 2012 khoảng 567,88 km2 chiếm khoảng 95% diện tích toàn huyện đảo. Đất đai huyện đảo Phú Quốc đƣợc chia ra nhƣ sau: [5]

- Nhóm đất cát có 110,44 km2 chiếm 18,6% trong đó đất cát biển trắng vàng có 56,40 km2, đất cát biển, tầng mặt giàu mùn có 50,33 km2 và đất cồn cát trắng vàng có 2,71 km2. Nhóm đất này phân bố ven biển, tập trung nhất là khu vực phía Tây và Đông Nam.

- Nhóm đất phù sa có 11,77 km2 chiếm 1,98% phân bố chủ yếu ở địa hình thấp trũng thuộc các xã Dƣơng Tơ, Hàm Ninh, An Thới và Cửa Cạn.

- Nhóm đất xám có 103,22 km2 chiếm 17,4%, trong đó đất xám trên đá macma axit và đá cát có diện tích 40,20 km2 phân bố trên dạng địa hình cao, dốc nhẹ (<80) và đất axit có tầng loang lổ đỏ vàng có diện tích 63,52 km2 phân bố ở khu vực địa hình thấp. Loại đất này có thể trồng các loại cây hàng năm hoặc chuyển đổi sang mục đích xây dựng.

- Nhóm đất đỏ vàng có 366,78 km2 chiếm 61,85%. Nhóm đất này phân bố trên các dạng địa hình đồi núi khắp tất cả các xã trong huyện.

Sông, suối có 0,84 km2 chiếm 0,14%.

52

Bảng 3.2: Phân loại và đặc điểm các loại đất

TT Theo phân loại đất Việt Nam Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

I Nhóm đất cát 11.044 18.62 1 Đất cát biển trắng vàng 5.640 9,51 2 Đất cát biển tầng mặt giàu mùn 5.033 8,49 3 Đất cồn cát trắng vàng 371 0,63 II Nhóm đất phù sa 1.177 1,98 4 Đất phù sa gley 1.177 1,98 III Nhóm đất xám 10.322 17,4 5 Đất xám/đá macma axit và đá cát 3.970 6,69 6 Đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng 6.352 10,71 IV Nhóm đất đỏ vàng 36.673 61,85 7 Đất vàng nhạt trên đá cát 36.673 61,85 V Sông suối 84 0,14 Cộng 59.305 100

53

54

3.2.2.2. Tài nguyên nước

Đảo Phú Quốc là nơi có tài nguyên nƣớc tƣơng đối giàu so với điều kiện của vùng hải đảo thƣờng thấy cũng nhƣ so với tất cả các đảo khác ở nƣớc ta. Tài nguyên nƣớc gồm cả 3 nguồn là nƣớc mƣa, nƣớc mặt và nƣớc ngầm. Mặc dù nguồn bổ sung cấp nƣớc duy nhất cho đảo Phú Quốc là nƣớc mƣa (nhƣ đối với phần lớn các đảo nhỏ và trung bình khác trên biển) nhƣng do cấu trúc về hình thái, địa chất và địa mạo của đảo nên khả năng giữ nƣớc lại trên đảo tƣơng đối tốt, đủ để đảm bảo sự ổn định tự nhiên của các ranh giới mặn-ngọt trên đảo. Đã có khá nhiều nghiên cứu về tài nguyên nƣớc đặc biệt là tài nguyên nƣớc ngầm tại Phú Quốc phục vụ cho việc lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Khác với tài nguyên nƣớc ngọt trong đất liền (bao gồm cả nƣớc mƣa tại chỗ và nƣớc dẫn về từ sông suối), nguồn nƣớc ngọt của đảo Phú Quốc có nguồn gốc duy nhất là từ nƣớc mƣa. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là chế độ mƣa và bốc hơi sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến nguồn dự trữ nƣớc ngọt trên đảo. Lƣợng mƣa trung bình năm tại Phú Quốc lớn hơn nhiều so với vùng đất liền của tỉnh Kiên Giang. Diễn biến mƣa tháng và năm tại Phú Quốc giai đoạn 2003-2012 đƣợc nêu trong bảng IV.2. Có thể thấy lƣợng mƣa tuy tập trung chủ yếu vào 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10) với lƣợng mƣa tháng đạt đến 360 – 530mm. Tuy nhiên thời gian có mƣa trong năm kéo dài từ tháng 4 cho đến tháng 11. Chế độ mƣa này rất thuận lợi cho việc thu giữ nƣớc mƣa phục vụ cấp nƣớc. [5]

Bảng 3.3. Lượng mưa tháng tại Phú Quốc giai đoạn 2003-2012

Năm Lƣợng mƣa tháng (mm) Tổng số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2003 83 0 188 80 274 409 280 494 728 138 108 111 2893 2004 27 0 11 132 175 394 364 391 703 430 103 116 2846 2005 72 2 4 258 468 204 485 303 308 314 321 51 2790 2006 12 104 4 184 283 237 914 763 472 204 282 27 3486 2007 12 0 0 3 199 573 362 417 457 481 283 67 2854 2008 99 19 155 486 240 484 497 399 444 633 363 46 3865 2009 122 28 120 277 241 562 396 977 231 754 267 187 4162 2010 32 80 98 202 213 293 301 468 541 238 203 102 2771 2011 1 4 2 112 231 211 186 388 361 173 97 93 1859 2012 7 0 24 293 221 203 515 403 358 448 73 19 2564 T.bình 48 22 56 181 239 360 416 532 438 379 187 72 2930

55

3.2.2.3. Tài nguyên rừng

Đối với Phú Quốc, rừng có vai trò sống còn trong việc bảo vệ nguồn nƣớc và hết sức cần thiết cho việc bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan du lịch. Vì vậy, chính phủ đã tiến hành xây dựng và triển khai “Dự án vƣờn Quốc gia Phú Quốc với 12.794ha rừng” nhằm quản lý bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trƣờng trên diện tích rừng hiện có phía Bắc đảo và “Dự án rừng phòng hộ” nhằm mục đích phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Theo kết quả phân loại và đánh giá của Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II: tài nguyên rừng ở Phú Quốc khá phong phú, bao gồm Vƣờn quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ Phú Quốc. Số liệu thống kê về tài nguyên rừng của Phú Quốc cho thấy:

- Diện tích đất có rừng của huyện khoảng 370 km2 (chiếm trên 70% diện tích tự nhiên), trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên (diện tích 330 km2, chiếm 98,23%), rừng trồng không đáng kể (chỉ chiếm 1,77%). Rừng cấm Quốc gia đƣợc xác định là 314,22 km2.

- Trong đất rừng tự nhiên, rừng lá rộng chiếm 86,76%, rừng tràm chiếm 11,26%, rừng ngập mặn chiếm tỷ lệ thấp (0,21%).

- Rừng Quốc gia Phú Quốc nằm ở phần phía Bắc của đảo và ở phần cao hơn của đảo, đặc trƣng bởi rừng hoang sơ và tái tăng trƣởng kéo dài đến sát bờ biển của phía Đông, Bắc và Tây của hòn đảo. Rừng Phú Quốc rất đa dạng về tài nguyên sinh vật: về thực vật có 529 loài thực vật bậc cao bao gồm 155 loài thảo mộc có giá trị cao và 23 loài lan.

Động vật rừng có trên 400 loài gồm các loài: thú, chim, bò sát, ếch nhái. Thú lớn trên đảo ít: chỉ có nai, cầy, khỉ vàng, vƣợn tay trắng, sóc chân vàng, sóc đỏ, cá sấu nƣớc ngọt…Trong đó, vƣợn tay trắng, cá sấu nƣớc ngọt đƣợc Nhà nƣớc xếp vào danh sách động vật quý hiếm đƣợc bảo vệ nhƣng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Rừng Quốc gia Phú Quốc có thể sánh ngang với rất nhiều điểm du lịch đảo khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng. Rừng Phú Quốc có ý nghĩa sống còn trong việc giữ nguồn nƣớc cho đảo và cảnh quan du lịch hơn là giá trị kinh tế đơn thuần của nó. Rừng Quốc gia Phú Quốc còn nhƣ một bảo tàng gen, có ý nghĩa lớn

56

trong việc lập các khu bảo tồn, khu du lịch sinh thái và cung cấp giống cho học tập,

nghiên cứu cũng nhƣ cho các vùng khác. [5]

3.2.2.4. Tài nguyên thủy hải sản

Nguồn lợi thủy sản quan trọng ở vùng biển Phú Quốc đƣợc xếp vào ba nhóm. Nhóm đầu tiên gồm các loài liên quan đến thảm cỏ biển, bao gồm ghẹ, ốc nhảy, mực nang, bạch tuộc, cá giò, cá ngựa và tôm ni lông. Những loài này cung cấp giá trị khoảng 2 triệu USD/năm.

Nguồn lợi thủy sản rạn san hô chỉ còn lại một số loài cá nhƣ cá mú, cá chàm và sinh vật đáy, cung cấp giá trị khoảng 600.000 USD/năm. Các nguồn thủy sản khác là mực ống, tôm và cá cơm có sản lƣợng đánh bắt cao ở các vùng biển lân cận đảo.

Thảm cỏ biển Phú Quốc có sự đa dạng các nguồn lợi hải sản, có đến 50 loài cá thuộc 32 giống trong 22 họ các loại. Các họ chiếm ƣu thế về số lƣợng, ngoài ra còn có nhiều loại quý hiếm khác nhƣ Dugong, rùa biển, cá ngựa, ốc xà cừ, vẹm xanh, đồi mồi,... Đặc biệt loài Dugong dugon (bò biển, cá cúi, mỹ nhân ngƣ) thuộc loài thú biển là một trong những loài quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng.

3.2.2.5. Tài nguyên khoáng sản

*) Khoáng sản phần lục địa

Nhóm khoáng sản phi kim loại

Hiện nay, khoáng sản trên đảo Phú Quốc đã phát hiện và khảo sát đƣợc khoảng 44 mỏ và điểm quặng. Một số mỏ đã và đang đƣợc dân địa phƣơng hoặc đơn vị quân đội và một số doanh nghiệp khai thác, sử dụng làm vật liệu xây dựng.

Trong tổng số 44 mỏ, điểm quặng trên có: 27 mỏ mới đƣợc khảo sát chi tiết phục vụ cho công tác quy hoạch (năm 2008); 12 mỏ, điểm quặng thu thập từ báo cáo địa chất và khoáng sản nhóm tờ Hà Tiên – Phú Quốc tỷ lệ 1:50.000. [29]

Nguồn tài nguyên khoáng sản trên đảo Phú Quốc khá phong phú, gồm: đá huyền (làm đồ trang sức), đá xây dựng, sét, cao lanh, cát thủy tinh, cát xây dựng, đá ong laterite…

57

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các mỏ và điểm quặng

STT Loại khoáng sản Mỏ Điểm

quặng 1 Đá huyền 3 2 Đá xây dựng 5 3 Sét gạch ngói 6 1 4 Kaolin 4 5 Cát xây dựng và san lấp 16 6 Sỏi đỏ san lấp 9 Tổng cộng 36 5

(Nguồn:”Báo cáo bổ sung quy hoạch các khu vực thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản đảo Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang”)

Nhóm khoáng sản kim loại

- Trên đảo: các công trình đo vẽ bản đồ địa chất và khoáng sản tỉ lệ 1:200.000 và 1:50.000 trƣớc đây đã phát hiện một số các điểm quặng kim loại nhƣ: vàng núi Hàm Rồng, thủy ngân Cửa Cạn, sắt laterit bãi Thơm và mangan phía Nam núi Chùa. Các điểm quặng này chỉ mới đƣợc khảo sát sơ bộ và ở dạng biểu hiện nên chƣa đánh giá đƣợc tiềm năng, triển vọng của chúng.

*) Khoáng sản dưới biển

Theo kết quả điều tra địa chất khoáng sản ở tỉ lệ 1/500.000 và tỉ lệ 1/50.000 của Liên đoàn Địa chất biển trƣớc đây cũng nhƣ các tài liệu vừa thu thập đƣợc, vùng biển ven bờ đảo Phú Quốc ít có triển vọng về khoáng sản kim loại (sa khoáng Ti, Zr...), có triển vọng về vật liệu san lấp, cát xây dựng.

Hàm lƣợng khoáng vật nặng rất thấp, dao động trong khoảng từ vài chục đến vài trăm g/m3. Khoáng vật nặng gặp chủ yếu trong mẫu là ilmenit, zircon có kích thƣớc nhỏ, mài tròn trung bình - khá, chƣa phát hiện đƣợc những khoáng vật quý hiếm nhƣ: casiterit, vàng,... Ở một số cồn cát có kích thƣớc hạt trung thô, hàm lƣợng khoáng vật nặng chỉ đạt 10-50g/m3.

Vật liệu xây dựng: trong vùng có triển vọng cát san lấp và cát xây dựng, chúng phân bố rộng rãi khắp trong vùng nghiên cứu. [29]

58

Hình 3.3: Bản đồ phân bố tài nguyên khoáng sản đảo Phú Quốc (Thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:50.000). [3]

59

3.2.2.6. Tài nguyên vị thế

Tài nguyên vị thế là sản phẩm tổng hợp của quá trình địa chất, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn và hải văn, có vị thế khác biệt và quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải. Nguồn tài nguyên này đƣợc con ngƣời sử dụng chúng từ lâu, nhƣng việc bảo vệ, bảo tồn nó chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Hình 3.4. Mũi nhô tại khu vực cảng An Thới

Hình 3.5: Bãi tắm trong khu du lịch tại Bãi Sao Hình 3.6: Khu du lịch suối Tranh

Tài nguyên vị thế là một hợp phần quan trọng của hệ thống môi trƣờng tự nhiên-xã hội nói chung và của môi trƣờng địa lý-địa chất nói riêng. Nó chính là các dạng địa hình và có chức năng rất rõ ràng là: quyết định đặc điểm phân bố vật chất và năng lƣợng nội, ngoại sinh trên bề mặt Trái Đất. Khi có dự án quy hoạch phát

60

triển ở một lãnh thổ nào đó, dƣới tác động của con ngƣời, địa hình mặt đất bị biến đổi. Khi địa hình bị biến đổi thì hệ thống cân bằng năng lƣợng-vật chất của hệ thống tự nhiên-xã hội cũng bị thay đổi để tiến tới một trạng thái cân bằng động mới phù hợp với điều kiện mới. Mức độ thay đổi nhiều hay ít tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất của quy hoạch dự án phát triển, nhƣ xây dựng khu công nghiệp, khu dân cƣ, khu du lịch, khu bảo tồn, khu bảo vệ, v.v. Những thay đổi này, nhiều khi dẫn đến tai biến, do đó cần phải bảo vệ chúng.

Phú Quốc là đảo nằm ở cực Tây Nam của Tổ Quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng. Đây là một trong những điểm cơ sở phân định ranh giới biển mà Việt Nam đã công bố. Phần lớn khu vực phía Bắc và phía Tây đảo nằm trong vùng nƣớc lịch sử, phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và Cam Pu Chia. Đây cũng là căn cứ hậu cần phục vụ cho công tác an ninh quốc phòng, phòng thủ bờ biển của nƣớc ta.

Phú Quốc có nhiều mũi nhô tạo thành những vũng vịnh hẹp kín gió thích hợp cho việc xây dựng các cảng biển (phục vụ giao thông hàng hải, hậu cần ngành thủy sản…). Đây cũng là nơi thích hợp cho việc xây dựng các công trình an ninh quốc phòng (hình 3.4).

Đảo Phú Quốc có nhiều bãi cát đẹp, nƣớc trong xanh và sạch kết hợp với nhiều điều kiện thuận lợi khác (hệ sinh thái đa dạng, nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh…) đã tạo nên những lợi và vị thế quan trọng cho đảo trong việc phát triển ngành công nghiệp không khói – du lịch và dịch vụ.

3.2.2.7. Hệ sinh thái

* Hệ sinh thái cỏ biển

Thành phần loài cỏ biển ở vùng nƣớc ven bờ quanh đảo Phú Quốc là một địa điểm có số loài phong phú nhất Việt Nam. Chúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho nghề khai thác thủy sản trong vùng, là bãi đẻ cho rất nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Qua kết quả điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ sinh thái thảm cỏ biển trên đảo Phú Quốc trong nhiều năm và kết quả điều tra khảo sát bổ sung năm

61

2010, tại các khu vực Phú Quốc các bãi cỏ tập trung ở phía bắc và dọc theo sƣờn phía đông của đảo Phú Quốc. Các khu vực có bãi cỏ biển với diện tích lớn bao gồm:

 Bãi Bắc: từ mũi Gành Dầu đến mũi Đá Bạc  Bãi Đông Bắc: từ mũi Trâu Nằm đến Hòn Một

 Bãi phía Đông (Bãi Bổn): từ mũi Đá Chồng đến mũi Gành Hào  Bãi Đá Vòng: từ mũi Đá Bạc đến mũi Đền Phạch

Các điểm có thảm cỏ biển phát triển tốt gồm: Hòn Một, Đá Chồng, Bãi Bổn- gần bờ, Bãi Bổn-xa bờ, Mũi Cây Sao, Mũi Đá Bạc, Hàm Ninh, Bãi Vòng-gần bờ, Bãi Vòng-xa bờ.

Kết quả quan trắc về Độ phủ và mật độ các thảm cỏ biển năm 2010:

Kết quả đánh giá hiện trạng độ phủ cỏ biển tại 7 trạm quan trắc năm 2010 trong Bảng 3.7 cho thấy các thảm cỏ biển ở Phú Quốc có độ phủ rất cao, trung bình 33,3 % (dao động: 12,6 – 55,3 %). Các khu vực có độ phủ cao gồm Bãi Vòng (55,3 %), Bãi Bổn (48,5 %) và Hòn Một (39,7 %). Các khu vực Mũi Cây Sao, Mũi Đá Bạc và Hàm Ninh có độ phủ chỉ ở mức trung bình từ 21,8 – 32,3 %, trong khi đó Mũi Đá Chồng có độ phủ thấp nhất (12,6 %).

Bảng 3.5: Độ phủ và mật độ cỏ biển tại các thảm cỏ biển quan trắc ở khu bảo tồn biển Phú Quốc

STT Trạm quan

trắc Độ phủ chung Mật độ chung (cây/m2) Mật độ loài ƣu thế (cây/m2)

1 Hòn Một 39,7 ± 2,3 1.063 ± 45 ENHA: 139 ± 18 HDUN: 832 ± 116 THAL: 92 ± 16 2 Mũi Đá chồng 12,6 ± 1,4 245 ± 40 THAL: 245 ± 40 3 Bãi Bổn 48,5 ± 9,7 295 ± 25 ENHA: 139 ± 9 THAL: 156 ± 32

4 Mũi Cây Sao 32,3 ± 1,6 773 ± 88 HDUN: 336 ± 74 THAL: 437 ± 120

5 Mũi Đá Bạc 21,8 ± 7,2 261 ± 79 THAL: 261 ± 79

6 Hàm Ninh 22,9 ± 2,1 336 ± 48 THAL: 336 ± 48

7 Bãi Vòng 55,3± 7,7 602 ± 105 CYSE : 245± 151

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp đới bờ huyện đảo phú quốc (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)