Khái quát tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2004 2012 trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 29)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

1.3Khái quát tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên

trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trong năm 2012, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã có báo cáo về tình hình thực hiện quy hoạch đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn giai đoạn 2000 – 2010 và đề nghị thông qua một số chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Theo đó:

* Hiện trạng đất nông nghiệp năm 2000 là 203.862 ha, Quy hoạch đến năm 2010 được Chính phủ duyệt là 179.967 ha, (giảm 23.895 ha). Đến hết năm 2010 là 188.365 ha, giảm 15.497 ha do chuyển sang mục đích khác, đạt 65% so với quy hoạch.Cụ thể:

+ Đất trồng lúa, năm 2000 là 133.421 ha, đến hết năm 2010 còn 114.780 ha (giảm 18.641 ha, đạt 82% so với quy hoạch).

+ Đất rừng phòng hộ: Hiện trạng năm 2000 là 3.824 ha, đến hết năm 2010 là 5.413 ha (tăng 1.589 ha, đạt 161% so với quy hoạch).

+ Đất rừng đặc dụng: Hiện trạng năm 2000 là 8.823 ha, đến hết năm 2010 là 10.295 ha (tăng 1.472 ha, đạt 49% so với quy hoạch).

+ Đất rừng sản xuất: Hiện trạng năm 2000 là 13.228 ha, đến hết năm 2010 còn 8.550 ha (giảm 4.678 ha, đạt 89% so với quy hoạch).

+ Đất nuôi trồng thủy sản: Hiện trạng năm 2000 là 8.736 ha, đến hết năm 2010 là 10.710 ha (tăng 1.974 ha, đạt 98% so với quy hoạch).

* Đối với đất phi nông nghiệp, Hiện trạng năm 2000 là 88.888 ha, Quy hoạch được Chính phủ duyệt là 145.909 ha, đến hết năm 2010 thực hiện được 135.193 ha, đạt 81% so với quy hoạch. Cụ thể:

+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Hiện trạng năm 2000 là 1.346 ha, đến hết năm 2010 thực hiện được 1.908 ha, đạt 100% so với quy hoạch.

+ Đất quốc phòng, an ninh: Hiện trạng năm 2000 là 7.957 ha, đến hết năm 2010 thực hiện được 8.824 ha, đạt 85,4% so với quy hoạch.

+ Đất khu, cụm công nghiệp: Hiện trạng năm 2000 là 2.365 ha, đến hết năm 2010 thực hiện được 4.318 ha, đạt 36% so với quy hoạch.

+ Đất cho hoạt động khoáng sản: Hiện trạng năm 2000 là 112 ha, đến hết năm 2010 thực hiện được 400 ha, đạt 65,8% so với quy hoạch.

+ Đất phát triển hạ tầng: Hiện trạng năm 2000 là 40.751 ha, đến hết năm 2010 thực hiện được 45.493 ha, đạt 86,1% so với quy hoạch. Trong đó: đất giao thông: hiện trạng năm 2000 là 16.888 ha, đến hết năm 2010 thực hiện được 22.895 ha, đạt 99,9% so với quy hoạch.

+ Đất di tích, danh thắng: Hiện trạng năm 2000 là 697 ha, đến năm 2010 thực hiện được 528 ha, đạt 65,1% so với quy hoạch.

+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Hiện trạng năm 2000 là 529 ha, đến năm 2010 thực hiện được 836 ha, đạt 64,8% so với quy hoạch.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Hiện trạng năm 2000 là 2.775 ha, đến hết năm 2010 là 2.848 ha, đạt 41% so với quy hoạch.

+ Đất ở: Hiện trạng năm 2000 là 26.655 ha, đến hết năm 2010 thực hiện được 35.779 ha, đạt 89% so với quy hoạch.

* Đối với đất chưa sử dụng: Hiện trạng năm 2000 là 41.857 ha, Quy hoạch được Chính phủ duyệt là 8.761 ha, đến hết năm 2010 còn 9.331 ha, đạt 98,3% so với quy hoạch, trong đó:

+ Đất bằng chưa sử dụng: Hiện trạng năm 2000 là 16.785 ha, đến hết năm 2010 còn 4.280,1 ha, đạt 95% so với quy hoạch;

+ Đất đồi núi chưa sử dụng: Hiện trạng năm 2000 là 7.548 ha, đến hết năm 2010 còn 2.600,1 ha, đạt 88% so với quy hoạch;

+ Đất núi đá không có sử dụng: Hiện trạng năm 2000 là 17.524 ha, đến hết năm 2010 còn 2.451 ha, đạt 106% so với quy hoạch.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cũng thừa nhận, việc tổ chức thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt còn thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát. Một số phương án quy hoạch chưa được dự báo sát với tốc độ phát triển kinh tế -xã hội của địa phương trong kỳ quy hoạch, việc bố trí quỹ đất cho một số lĩnh vực chưa phù hợp khả năng thực hiện.

Chất lượng của một số dự án đầu tư trong kế hoạch sử dụng đất chưa cao, chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhất là phân tích và dự báo thị trường và năng lực cạnh tranh, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi và còn mang tính tình thế.

Thời gian các tổ chức kinh tế lập dự án đầu tư và lập hồ sơ đất đai thực hiện chậm đã làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Một số hạng mục công trình đã có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhưng chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai, vì vậy phải chuyển sang năm sau.

Thực hiện Nghị quyết số 15/QH12, ngày 29/05/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Thành phố Hà Nội (cũ) Hà Tây (trước đây), huyện Mê

Linh và 4 xã của tỉnh Hòa Bình được hợp nhất trong điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương khác nhau; các dự án đầu tư có sử dụng đất phải rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô ảnh hưởng đến kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố.

Từ đó UBND thành phố Hà Nội đã đề ra các mục tiêu sử dụng đất trong thời gian tới, sẽ quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và quy định của pháp luật.

Đảm bảo sử dụng hợp lý, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của Thủ đô Hà Nội.

Cũng theo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) Thành phố Hà Nội chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 526/VPCP-KTN Ngày 01/02/2012, chấp thuận cho Thành phố Hà Nội căn cứ quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo đó, từ 01/01/2011 đến tháng 6 năm 2012, Thành phố đã thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được 362 dự án, với tổng diện tích 841,67 ha. [25] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cụ thể diện tích các loại đất như sau: Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 4,90 ha; Đất quốc phòng: 37,33 ha; Đất an ninh: 2,35 ha; Đất khu, cụm công nghiệp: 43,45 ha; Đất phát triển hạ tầng: 52,38 ha, trong đó: đất cơ sở văn hóa 0,01 ha; đất cơ sở y tế 29,12 ha; đất cơ sở giáo dục đào tạo 23,24 ha; Đất xử lý chất thải 13,90 ha; Đất nghĩa trang nghĩa địa 4,91 ha; Đất ở tại đô thị 431,93 ha; Các loại đất khác 250,52 ha.

Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất giai đoa ̣n 2001 - 2010 để phu ̣c vu ̣ phát triển kinh tế , phát triển đô thị , phát triển các khu công nghiê ̣p, khu du li ̣ch, thương ma ̣i đã đáp ứng được yêu cầu phát triển KTXH của

Thành phố và nhu cầu sử dụng đất của các đơn vị , tổ chức kinh tế , đất ở cho nhân dân trên địa bàn Thành phố . Các chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư phù hợp cùng với viê ̣c bố trí sử du ̣ng đất sản xuất kinh doanh hợp lý , thuâ ̣n lợi đã đem la ̣i cho Thành phố mức tăng trưởng kinh tế tương đối cao, ổn định, hiê ̣u quả và bền vững.

Các công trình văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, thương mại, du li ̣ch đã được quan tâm đầu tư đúng mức và phát triển tương đối toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vâ ̣t chất tinh thần của nhân dân trên địa bàn thành phố. Đồng thời mở rộng và xây dựng các khu đô thị mới, xây dựng các nhà chung cư cao tầng làm thay đổi bộ mặt đô thị, giải quyết nhu cầu về nhà ở, từng bước cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn Thành phố.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2004 2012 trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 29)