7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:
2.4.1 Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở cho công nhân thuê:
2.4.1.1 Khái quát chung về dự án:
- Quyết định thu hồi đất số: 4347/QĐ-UBND ngày 29/9/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi 158.779,3 m2 tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh để xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở cho công nhân thuê. Trong đó:
- Diện tích xây dựng công trình: 99.237,1 m2. - Diện tích đất giao thông: 35.725,3 m2
- Diện tích cây xanh: 23.816,9 m2
Trên cơ sở Luật đất đai 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất gồm 7 chương, 51 điều. Trên cơ sở Nghị định 197/2004/NĐ-CP, UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 26/2005/QĐ-UBND ngày 18/2/2005 về việc: Ban hành "Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội". Quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư ban hành kèm theo quyết định số 26/2005/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội là cơ sở để thực hiện công tác BTHTr-GPMB đối với dự án này.
- Số hộ dân bị thu hồi đất: 153 hộ dân
- Kinh phí đền bù, hỗ trợ GPMB: 25.787.658.000 đồng - Số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp: 145 hộ dân
- Kinh phí đền bù, hỗ trợ GPMB đất nông nghiệp: 25.087.888.000 đồng
2.4.1.2 Hiệu quả về kinh tế:
Để khu công nghiệp Bắc Thăng Long hoạt động hiệu quả, nhu cầu phải có hạ tầng kỹ thuật, nhà ở cho công nhân thuê rất bức thiết. Số lượng công nhân là người ngoại tỉnh khá lớn làm việc tại khu công nghiệp, không chỉ gây áp lực cho hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư lân cận, còn gây không ít những ảnh hưởng xấu về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Với ý nghĩa rất lớn, quy mô của dự án ước chừng đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của khoảng hơn 7,5 nghìn công nhân, không chỉ đảm bảo hiệu quả kinh tế còn hạn chế tối đa những hệ quả xấu
về an ninh trật tự, tệ nạn xã hội khi người công nhân thuê trọ tại các khu dân cư lân cận.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã Kim Chung bắt đầu xảy ra mạnh mẽ từ khi Khu công nghiệp Bắc Thăng Long đi vào hoạt động.
Bảng 2.6 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Kim Chung qua các năm TT Ngành kinh tế Cơ cấu qua các năm (%)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
1 Công nghiệp - Xây dựng 61,5 67,3 78 77,6 79,3 80,0 79,8 80,4
2 Thương mại - Dịch vụ 21,1 18,4 12,9 13,2 13 13,4 13,7 13,9
3 Nông nghiệp - Thủy sản 17,4 14,3 9,3 9,2 7,7 6,5 6,5 5,7
Nguồn: UBND xã Kim Chung
Ngành nông nghiệp:
Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong năm 2012 của xã Kim Chung chỉ còn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu các ngành kinh tế với 5,7%. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đây chủ yếu là trồng trọt (lúa, hoa màu, cây ăn quả) và nuôi trồng thủy sản. Trong tương lai xu hướng chung của ngành là giảm dần do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần để xây dựng nhà ở, nhà máy, giá phân bón, thuốc trừ sâu tăng cao, người nông dân chuyển sang lao động trong các nhà máy, xí nghiệp.
Ngành công nghiệp - xây dựng:
Ngành công nghiệp xây dựng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành kinh tế, đem lại nguồn thu lớn nhất cho địa phương. Năm 2012, tỷ trọng của ngành công nghiệp chiếm 80,4% tổng giá trị sản xuất. Trên địa bàn xã có Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long - Nội Bài, đây là KCN lớn, phần lớn là doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào đây. Trong tương lai, quy mô của KCN sẽ mở rộng, góp phần giải quyết cho phần lớn lao động trên địa bàn xã và các vùng lân cận.
Sau ngành công nghiệp - xây dựng, ngành thương mại - dịch vụ cũng là một ngành quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế của địa phương. Trong năm 2012, tỷ trọng của ngành dịch vụ chiếm 13,9%.
Tỷ lệ sử dụng đất (lấp đầy) của dự án: Với ý nghĩa của dự án là tạo điều kiện để công nhân của Khu công nghiệp ổn định cuộc sống, tính đến năm 2012, gần 100% các hạng mục các công trình trong phạm vi của dự án đã được hoàn thành. Tuy nhiên, do quá trình BTHTr-GPMB kéo dài, một số hạng mục công trình đã được xây dựng trước đã xuống cấp, không đảm bảo yêu cầu.
2.4.1.3 Hiệu quả về xã hội:
Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và kết cấu hạ tầng cơ sở đã tạo ra những thay đổi nhất định về kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn. Phần lớn ruộng đất của các hộ trên địa bàn xã Kim Chung bị thu hồi buộc họ phải thay đổi việc làm để có thu nhập. Nhiều hộ nông dân đã được nhận một số tiền bền bù khá lớn so với thu nhập hàng ngày, hàng năm của họ điều đó cũng tạo nên điểm nhấn trong cuộc sống của người dân. Chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước, của UBND thành phố Hà Nội và huyện Đông Anh cũng dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế của xã. Các hoạt động của các khu công nghiệp cả về mặt công nghệ - kỹ thuật và nhân sự đã tạo ra những diện mạo mới trong nhận thức và giao tiếp xã hội của người dân nơi đây. Tất cả những điều đó dẫn đến những thay đổi trong nhu cầu của họ.
- Việc làm được tạo thêm mới và số người chuyển đổi nghề nghiệp sau khi
chuyển mục đích sử dụng đất: Theo Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
tại Quyết định số 26/2005/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội, tại Khoản 2, Điều 20 về hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: Đối với các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được hỗ trợ ổn định đời sống 35.000 đồng/m2; Khoản 2, Điều 21về hỗ trợ chuyển đổi nghề và đào tạo việc làm thì Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại các xã, thị trấn ngoại thành và các phường mới thành lập sau năm 1997 khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ chi phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp 25.000 đồng/m2. Như vậy toàn bộ chi phí hỗ trợ ổn
định đời sống và ổn định sản xuất; hỗ trợ đào tạo việc làm đều được tính bằng tiền để trả cho các hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi GPMB. Do vậy việc chuyển đổi việc làm của các hộ dân sau GPMB đều do người dân tự phát, đa số người nông dân không còn ruộng hoặc thiếu ruộng sẽ chuyển sang làm các nghề như thợ xây, thợ mộc, xe ôm, làm thuê, buôn bán nhỏ…
Sau khi bị thu hồi đất, căn cứ vào quy định của Chính phủ, thành phố Hà Nội, huyện Đông Anh và các chủ dự án cũng cố gắng giúp người dân trong việc đào tạo nghề, nhất là đối với lao động trẻ dưới 35 tuổi, nhằm giúp họ kiếm được việc làm mới trong công nghiệp hoặc dịch vụ với thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Tuy nhiên, trong thực tiễn việc đào tạo nghề cho người lao động diễn ra không có bài bản, thiếu chiến lược và chưa có kế hoạch rõ ràng. Vì vậy số lao động mất đất, không có nghề, cần đào tạo thì nhiều, song số lượng lao động được đào tạo lại rất hạn chế và việc làm của người mất đất về cơ bản vẫn chưa tiến triển theo hướng tiến bộ, chưa theo mong muốn. Mức độ đào tạo mà người lao động nhận được từ các đơn vị nhận đất là rất ít và chuyên môn được đào tạo không phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.
Bảng 2.7: So sánh tình hình lao động, việc làm của các hộ gia đình trƣớc và sau khi thu hồi đất
STT Chỉ tiêu điều tra Trước thu hồi Sau thu hồi
Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%)
1 Không có việc làm 22 6,61% 39 11,71%
2 Lao động nông nghiệp 195 58,56% 101 30,33%
3 Lao động thời vụ 50 15,02% 62 18,62%
4 Lao động tại các doanh nghiệp 31 9,31% 70 21,02%
5 Buôn bán nhỏ 19 5,71% 45 13,51%
6 Công chức, viên chức 16 4,80% 16 4,80%
Tổng số 333 100% 333 100%
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ.
động có việc làm là 311 người, trong đó lao động nông nghiệp là 195 người, chiếm 58,56% tổng số lao động của xã. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp 31 người, chiếm 9,31%, buôn bán nhỏ 5,71%.
Sau khi thu hồi đất: 333 người trong độ tuổi lao động, trong đó số lao động trong ngành nông nghiệp giảm nhanh chóng còn 101 người, chiếm 30,33% số lao động của xã. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp tăng từ 9,31% lên 21,02% lao động dịch vụ, buôn bán nhỏ và cán bộ công nhân viên chức cũng tăng lên, đặc biệt số lao động không có việc làm tăng từ 6,61% lên 11,71%.
Trong đó các lao động tại các doanh nghiệp tăng mạnh nhất từ 9,31% lên 21,02%, nhưng chủ yếu đây là những đối tượng lao động phổ thông không cần đào tạo. Chính vì vậy, những đối tượng này dù đang có việc làm những cũng có thể quay trở lại nhóm buôn bán nhỏ hoặc không có việc làm bất cứ thời điểm nào.
- Thu nhập của người dân trước và sau chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
Bảng 2.8: Thu nhập bình quân của hộ/tháng phân theo nguồn thu năm 2012
STT Các nguồn thu nhập
Trƣớc thu hồi đất Sau thu hồi đất
Giá trị (1000 đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (1000 đồng) Cơ cấu (%) 1
Thu từ nông nghiệp 1.362 43,36 802 20,23
Trồng trọt 1.112 81,64 507 63,20
Chăn nuôi, NTTS 250 18,36 295 36,80
2
Thu từ phi nông nghiệp 1.779 56,64 3.162 79,77
Dịch vụ 542 30,46 1.372 43,38
Làm công ăn lương 935 52,55 1.359 42,99
Trợ cấp 66 3,69 73 2,30
Thu từ nguồn khác 237 13,30 358 11,33
Tổng thu nhập bình quân hộ 3.141 100 3.964 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ
Các nguyên nhân khiến cho thu nhập của nhiều hộ dân giảm cũng liên quan đến công việc. Nguyên nhân đầu tiên thu nhập giảm là không có việc làm và việc làm không ổn định do họ không được đào tạo, không có tay nghề hoặc
xã đòi hỏi cao, đại đa số nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp không đáp ứng được nên những việc họ tìm được thường là lao động thủ công. Loại lao động này không lâu dài, kém ổn định. Một nguyên nhân nữa dẫn đến thu nhập giảm là công việc làm ăn không thuận lợi, phần lớn là đi làm thuê ở nơi khác, công việc bấp bênh.
Từ số liệu trên cho thấy, thu nhập từ nông nghiệp giảm hẳn so với thời điểm trước khi bị thu hồi đất, từ 1.362 nghìn đồng xuống còn 802 nghìn đồng. Nguồn thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp tăng lên, trong đó thu nhập từ dịch vụ tăng mạnh từ 542 nghìn tăng lên 1.372 nghìn đồng.
Từ các số liệu điều tra tình hình thực tế cho thấy nguyên nhân chính làm thay đổi thu nhập của người nông dân bị thu đất nông nghiệp là:
Thứ nhất, Trước khi bị thu hồi đất, thu nhập của đa số các hộ dân là từ
đồng ruộng, trồng lúa và trồng màu. Khi Nhà nước lấy đất để sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp, họ bị mất đi tư liệu sản xuất đã tạo ra công việc và thu nhập chính trong khi chưa tìm được các công việc mới ổn định. Từ đó, người dân bị thu hồi đất nông nghiệp rơi vào tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu tối thiểu của cuộc sống hầu hết nông dân ở diện này trên địa bàn xã phải đi tìm cho mình công việc mới như: thợ xây, thợ mộc, xe ôm, làm thuê, buôn bán nhỏ…
Thứ hai, sự tăng trưởng kinh tế cùng việc tăng dân số cơ học khi các công
ty hoạt động trong Khu công nghiệp tuyển dụng nhiều lao động từ nơi khác đã làm cho lượng lao động dư thừa trên địa bàn ngày càng nhiều. Kết quả điều tra cho thấy, số người không có việc làm chủ yếu rơi vào lứa tuổi trung niên với trình độ tay nghề thấp hoặc không có tay nghề và những người có sức khoẻ không tốt. Nếu còn ruộng thì những trường hợp này vẫn có thể tham gia canh tác được nhưng với công việc đòi hỏi có sức khoẻ thì họ không thể đáp ứng được. Chính vì thế số người lựa chọn phương án không có việc làm trong mẫu phiếu điều tra là nguyên nhân khiến cho thu nhập của họ thấp đi.
Thứ ba, phần lớn các hộ nông dân trên địa bàn điều tra không có trình độ kỹ
cũng chưa chuẩn bị về mặt tâm lý để sẵn sàng đương đầu và khắc phục những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình chuyển đổi việc làm.
Từ những nguyên nhân trên có thể thấy việc không còn ruộng đất canh tác chưa phải là nguyên nhân chính dẫn đến thu nhập của người nông dân tăng hay giảm, nghĩa là những thay đổi mức sống của người nông dân trên địa bàn xã khi bị thu hồi đất nông nghiệp không bắt nguồn trực tiếp từ việc chuyển đổi mục đích mà bắt nguồn từ tính chất và mức độ thường xuyên của việc làm mà người dân có được sau khi thu hồi đất nông nghiệp. Điều này cho thấy tính tích cực và sự năng động của người nông dân trong tìm kiếm việc làm mới có ảnh hưởng nhất định đến vấn đề có việc làm hay không của họ và có tác động không nhỏ đến mức độ thu nhập của người nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp.
Kết quả phỏng vấn các hộ bị thu hồi đất tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, đa số hộ dân cho rằng việc tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội là tốt hơn trước khi thu hồi đất. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực trạng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện nay tại địa phương.
Qua khảo sát thực tế cho thấy tại các thôn, nơi diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi để phát triển công nghiệp, khu đô thị thì số lượng các công trình hạ tầng và phúc lợi công cộng tăng đáng kể, hệ thống đường giao thông liên thôn, xã, công trình hạ tầng như trụ sở UBND, trường học, mạng lưới thông tin, văn hoá,… được xây mới khang trang, sạch đẹp. Như vậy, rõ ràng chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã có tác động rất tích cực tới việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật - hạ tầng xã hội của địa phương và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân.
- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:
Rõ ràng rằng, việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng KCN, khu đô thị,.. có tác động lớn đến đời sống kinh tế và việc làm của người nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi. Trước khi dự án xây dựng nhà ở, hạ tầng kỹ thuật cho công nhân thuê được triển khai và hoàn thành, công nhân ngoại tỉnh làm việc tại Khu công nghiệp (đa số là lao động phổ thông) đều thuê trọ ở các khu dân cư lân cận. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình hình quản lý
an ninh trật tự gặp nhiều khó khăn, các tệ nạn xã hội xảy ra phổ biến, khó kiểm soát. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy số người có những biểu hiện tiêu cực và