Dự án: Xây dựng cụm công nghiệp vừa và nhỏ Đông Anh giai đoạn I

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2004 2012 trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 64)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

2.4.2Dự án: Xây dựng cụm công nghiệp vừa và nhỏ Đông Anh giai đoạn I

2.4.2.1 Khái quát chung về dự án:

- Quyết định thu hồi đất số 3379/QĐ-UB ngày 14/5/2002 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thu hồi 18,532 ha tại xã Nguyên Khê tạm giao cho Ban quản lý dự án Đông Anh để thực hiện công tác GPMB thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Đông Anh.

- Quyết định số: 6725/QĐ-UB ngày 02/10/2002 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán các hạng mục của dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Đông Anh giai đoạn I.

- Diện tích thu hồi: 18,532 ha trong đó:

+ Diện tích xây dựng nhà máy, xí nghiệp, trung tâm điều hành, các khu công trình, …. : 13,18 ha (Trong đó xây dựng nhà máy, xí nghiệp: 11,042 ha).

+ Diện tích đất giao thông nội bộ: 3,935 ha + Diện tích đất cây xanh: 1,417 ha

- Số hộ dân bị thu hồi đất: 215 hộ

- Kinh phí đền bù, hỗ trợ GPMB: 16,2 tỷ đồng.

Công tác GPMB dự án đã hoàn thành trong năm 2003, các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật được hoàn thành trong năm 2004. Năm 2006, Ủy ban nhân

công nghiệp vừa và nhỏ huyện Đông Anh, theo đó Ban quản lý dự án Đông Anh được giao quản lý, và vận hành Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Đông Anh.

2.4.2.2 Hiệu quả về kinh tế :

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn:

Trong 8 năm, cơ cấu kinh tế của xã Nguyên Khê chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kéo theo nhu cầu đất cho các các mục đích phi nông nghiệp của xã tiếp tục tăng lên. Đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng giảm dần nhằm giải quyết cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thúc đẩy sản xuất công nghiệp và các mục đích khác làm tăng trưởng kinh tế phù hợp với tiềm năng đất đai. Tuy nhiên, việc sử dụng đất còn chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao như: xác định nhu cầu sử dụng đất cho các dự án chưa tiết kiệm, hiệu quả sử dụng chưa cao (suất đầu tư thấp).

Bảng 2.9 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Nguyên Khê qua các năm TT Ngành kinh tế Cơ cấu qua các năm

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1 Công nghiệp - Xây dựng 75,4 78,8 82,3 83,3 83,7 84,5 85,2 85,9

2 Thương mại - Dịch vụ 9,2 9,9 10,0 10,1 10,6 10,3 10,0 9,6

3 Nông nghiệp - Thủy sản 15,4 11,3 7,7 6,6 5,7 5,2 4,8 4,5

Nguồn: UBND xã Nguyên Khê

Ngành nông nghiệp:

Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong năm 2012 chỉ còn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu các ngành kinh tế với 4,5%. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đây chủ yếu là trồng trọt. Trong tương lai xu hướng chung của ngành là giảm dần do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần để xây dựng nhà ở, nhà máy, cụm công nghiệp vừa và nhỏ Đông Anh giai đoạn II (đang triển khai công tác GPMB), người nông dân chuyển sang lao động tại cụm công nghiệp.

Ngành công nghiệp - xây dựng:

Ngành công nghiệp xây dựng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành kinh tế, đem lại nguồn thu lớn nhất cho địa phương. Năm 2012, tỷ trọng của ngành công nghiệp chiếm 85,9% tổng giá trị sản xuất. Trong tương lai,

quy mô của cụm công nghiệp sẽ mở rộng, góp phần giải quyết cho phần lớn lao động trên địa bàn xã và các vùng lân cận. Trong giai đoạn từ năm 2005 – 2007, giá trị ngành công nghiệp xây dựng tăng mạnh do các doanh nghiệp bắt đầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật và bắt đầu đi vào hoạt động. Trong giai đoạn tiếp theo, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành vẫn tiếp tục tăng nhưng không còn nhanh, mạnh như giai đoạn đầu.

Ngành thương mại - dịch vụ:

Sau ngành công nghiệp - xây dựng, ngành thương mại - dịch vụ cũng là một ngành quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế của địa phương. Trong giai đoạn các công ty tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất, cơ cấu ngành thương mại dịch vụ cũng tăng theo, nhưng khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định thì cơ cấu giá trị sản xuất của ngành lại có xu hướng giảm.

- Các nguồn thu ngân sách từ việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp: Khi các đơn vị đăng ký nhu cầu sử dụng đất tại cụm công nghiệp, các doanh nghiệp phải nộp tiền tạm thu mức 200.000 đồng/m2, số tiền tạm thu đã đạt 18.030 triệu đồng. Hàng năm, các doanh nghiệp tiếp tục đóng góp các khoản lệ phí theo mức do UBND Thành phố quy định vào ngân sách như: tiền sử dụng đất, các khoản thuế doanh nghiệp...

- Tỷ lệ sử dụng đất (lấp đầy) của dự án: Đến năm 2007, đã có 10 doanh nghiệp đăng ký và hoạt động trong cụm công nghiệp.

Bảng 2.10: Bảng tổng hợp các doanh nghiệp hoạt động tại CCN TT Tên doanh nghiệp Ngành nghề kinh

doanh Diện tích (ha)

1 CT TNHH Đức Nam Long Diệt may 0,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 CTCP ĐTPT công nghệ

xây dựng A-D Chế biến gỗ ván ép 2,006

3 CT xây dựng NN&PTNT SX kính an toàn 1,502 4 CTCP PTĐT xây dựng Xây dựng dân dụng, 1,0

Việt Nam Kết cấu thép

5 CT sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội

Chế biến thức ăn gia súc và máy nông

nghiệp

0,8

6 CTCP xây dựng Liên Anh Xây dựng dân dụng 0,7

7 CTTNHH cơ khí Thành

Công Lắp ráp ô tô 1,735

8 Công ty Haprosimex Xây dựng nhà máy

nước 0,781

9

CTCP đầu tư cây dựng Hạ tầng và phát triển nông thôn

Sản xuất VLXD 1,5

10 CT TNHH Lam Sơn 0,518

Tổng cộng 11,042

Từ bảng trên cho thấy, 100% diện tích đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong cụm công nghiệp đã được các doanh nghiệp thuê để chuẩn bị đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động.

2.4.2.3 Về xã hội:

Việc thu hồi đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu đô thị và kết cấu hạ tầng cơ sở đã tạo ra những thay đổi lớn về kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn. Một phần lớn ruộng đất của các hộ trên địa bàn xã Nguyên Khê bị thu hồi khiến các hộ phải thay đổi việc làm để có thu nhập. Nhiều hộ nông dân đã được nhận một số tiền bền bù khá lớn so với thu nhập trung bình hàng tháng.

- Việc làm được tạo thêm mới và số người chuyển đổi nghề nghiệp sau khi

chuyển mục đích sử dụng đất:

Từ khi đi vào hoạt động, cụm công nghiệp vừa và nhỏ Đông Anh mỗi năm tạo thêm việc làm mới cho khoảng 50 - 75 lao động.

Bảng 2.11: So sánh tình hình lao động, việc làm của các hộ gia đình trƣớc và sau khi thu hồi đất

STT Chỉ tiêu điều tra Trước thu hồi Sau thu hồi

Tổng số Tỷ lệ(%) Tổng số Tỷ lệ(%)

1 - Không có việc làm 22 5,64% 33 8,46%

2 - Lao động nông nghiệp 248 63,59% 168 43,08%

3 - Lao động thời vụ 46 11,79% 85 21,79% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 - Lao động tại các doanh nghiệp 35 8,97% 55 14,10%

5 - Buôn bán nhỏ 25 6,41% 35 8,97%

6 - Công chức, viên chức 14 3,59% 14 3,59%

Tổng số 390 100% 390 100%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ

Trước khi thực hiện GPMB: Kết quả điều tra tại các thôn có đất nông nghiệp bị thu hồi cho cụm công nghiệp cho thấy, trong 390 người trong độ tuổi lao động, số người không có việc làm là 22 người, chiếm 5,64%. Số lao động có việc làm ổn định là 368 người, trong đó lao động nông nghiệp là 248 người, chiếm 63,59%; lao động làm việc trong các doanh nghiệp 35 người, chiếm 8,97%, buôn bán nhỏ 25 người, chiếm 6,41% và cán bộ viên chức, công chức là 14 người, chiếm 3,59%. Lao động thời vụ, công việc không ổn định có 46 người, chiếm 11,79%,.

Sau khi thu hồi đất: 390 người trong độ tuổi lao động, trong đó số lao động trong ngành nông nghiệp giảm nhanh chóng còn 168 người, chiếm 43,08%. Lao động thời vụ tăng từ 11,79% lên 21,79%, số người làm dịch vụ, buôn bán nhỏ và cũng tăng lên, lao động làm việc trong các doanh nghiệp tăng từ 8,97% lên 14,10%, tuy nhiên, số lao động không có việc làm cũng tăng từ 5,64% lên 8,46%.

Bảng 2.12: Thu nhập bình quân của hộ/tháng phân theo nguồn thu năm 2007

STT Các nguồn thu nhập

Trƣớc thu hồi đất Sau thu hồi đất

Giá trị (1000 đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (1000 đồng) Cơ cấu (%) 1

Thu từ nông nghiệp 1.426 45,92 836 20,91

Trồng trọt 776 54,41 427 51,07

Chăn nuôi, NTTS 650 45,59 409 48,93

2

Thu từ phi nông nghiệp 1.679 56,64 3.162 79,09

Dịch vụ 442 26,32

22

1.372 43,39

Làm công ăn lương 935 55,69 1.359 42,99

Trợ cấp 66 3,93 73 2,30

Thu từ nguồn khác 237 14,06 358 11,32

Tổng thu nhập bình quân hộ 3.105 100 3.998 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ

Từ số liệu trên cho thấy, thu nhập từ nông nghiệp giảm hẳn so với thời điểm trước khi bị thu hồi đất, từ 1.426 nghìn đồng xuống còn 836 nghìn đồng. Nguồn thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp tăng lên, trong đó thu nhập từ dịch vụ tăng mạnh từ 442 nghìn tăng lên 1.372 nghìn đồng.

Bảng trên đã cho thấy, dù giá trị thu nhập từ ngành nông nghiệp bị giảm, tuy vậy, tổng nguồn thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất đều được tăng lên.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp gây nên nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Khi đất đai bị thu hẹp hoặc không còn do bị thu hồi trong quá trình CNH - HĐH dẫn đến vấn đề trước mắt là việc dư thừa lao động từ ngành nông nghiệp, người nông dân dần bước vào “đội ngũ thất nghiệp”. Hơn nữa, đặc thù của người nông dân là mang tính chất thời vụ : “có việc thì làm” , nên chủ yếu chỉ sản xuất nông nghiệp mà không có trình độ học vấn để có thể chuyển đổi nghề nghiệp. Mặc dù, trong chính sách về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng có nhiều nội dung hỗ trợ để nông dân chuyển đổi nghề nghiệp, tuy nhiên việc đào tạo chuyển đổi nghề còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế; nông dân ngại đi học để chuyển đổi

nghề nghiệp. Tại dự án này, các lao động được nhận vào làm tại các công ty đa số vẫn chỉ là lao động phổ thông, không cần trình độ, nên thu nhập mặc dù có cao hơn làm nông nghiệp nhưng công việc không thật sự ổn định và thu nhập chưa thực sự cao.

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:

Dưới góc độ các vấn đề xã hội, việc thu hồi đất nông nghiệp có tác động đến sinh hoạt hàng này của người nông dân và gây ra một số hiện tượng tiêu cực ở một số bộ phận dân cư của dân cư trên địa bàn xã. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy số người có những biểu hiện tiêu cực và các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc tăng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần lớn các doanh nghiệp vào đầu tư tại cụm công nghiệp đều cam kết tiếp nhận lao động địa phương vào làm, nhưng thực tế tiếp nhận chẳng được bao nhiêu, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bức xúc trong nhân dân. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của chính quyền Huyện, Xã; ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị chung trên địa bàn toàn xã Nguyên Khê. Chính những nông dân không có việc làm sau thu hồi đất dễ trở thành những đối tượng gây mất an ninh, trật tự, tham gia vào các hoạt động tiêu cực, tệ nạn xã hội.

2.4.2.4 Về môi trường:

Với diện tích thu hồi: 18,532 ha trong đó:

+ Diện tích xây dựng nhà máy, xí nghiệp, trung tâm điều hành, các khu công trình, …. : 13,18 ha (Trong đó xây dựng nhà máy, xí nghiệp: 11,042 ha).

+ Diện tích đất giao thông nội bộ: 3,935 ha + Diện tích đất cây xanh: 1,417 ha

Số liệu trên đã cho ta thấy, theo quy hoạch được duyệt, các quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật của Ủy ban nhân dân Thành phố, tại cụm công nghiệp vừa và nhỏ Đông Anh giai đoạn I, không có đất dành cho hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Theo các cơ quan chức năng, tính đến thời điểm này mới có chưa tới 10% số khu công nghiệp - cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.Thậm chí, ngay tại các đơn vị đã đầu tư hệ thống cũng đang bộc lộ nhiều bất cập. Chủ đầu tư thờ ơ, né tránh nhiệm vụ, người dân bức xúc vì ô nhiễm môi trường. Và cụm công nghiệp vừa và nhỏ Nguyên Khê cũng nằm trong nhóm những khu công nghiệp - cụm công nghiệp chưa được xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải tập trung.

Cụm công nghiệp hoạt động đa ngành nghề, cho nên chất thải có đủ loại, đòi hỏi có phương pháp xử lý riêng... Riêng chất thải lỏng cũng đã là một hỗn hợp phức tạp, rất khó có một công nghệ xử lý chung.

2.4.3 Dự án: Xây dựng cơ sở hạ tầng để đấu giá quyền sử dụng đất tại thôn Phan Xá, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh

2.4.3.1 Khái quát chung về dự án:

Quyết định thu hồi đất số: 1606/QĐ-UBND ngày 28/10/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu hồi 29.649 m2 đất để xây dựng cơ sở hạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất. Trong đó:

- Diện tích để đấu giá : 11.367 m2.

- Diện tích đường giao thông: 12.551 m2. - Diện tích bãi đỗ xe, cây xanh: 5.731 m2.

Trên cơ sở Nghị định 197/2004/NĐ-CP, UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 về việc: Ban hành "Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội". Quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư ban hành kèm theo quyết định số 18/2008/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội là cơ sở để thực hiện công tác BTHTr-GPMB đối với dự án này.

- Số hộ dân bị thu hồi đất: 103 hộ

- Kinh phí đền bù, hỗ trợ GPMB: 5.099.136.945 đồng

2.4.3.2 Về kinh tế :

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn: Với lợi thế là xã nằm tại trung tâm Huyện, nơi các đơn vị hành chính, sự nghiệp của Huyện và nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn; mạng lưới giao thông liên tỉnh, liên huyện chạy qua, từ trước năm 2004, cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã Uy Nỗ đã có sự khác biệt lớn so với các xã khác trên địa bàn. Các ngành Công nghiệp – xây dựng và Thương mại – dịch vụ từ lâu đã chiếm trên 90% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn xã. Với thuận lợi về giao thông và có chợ truyền thống từ lâu đời, giá trị của ngành Thương mại- dịch vụ không ngừng tăng qua các năm.

Bảng 2.13 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Uy Nỗ qua các năm TT Ngành kinh tế Cơ cấu qua các năm (%)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1 Công nghiệp - Xây dựng 75,4 75,8 76 76,3 76,7 77,5 77,4 77,3

2 Thương mại - Dịch vụ 18,9 19,0 19,2 19,2 19,5 19,8 19,9 20,2

3 Nông nghiệp - Thủy sản 5,7 5,2 4,8 4,5 3,8 2,7 2,7 2,5

Nguồn: UBND xã Uy Nỗ

Ngành nông nghiệp:

Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong năm 2012 chỉ còn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu các ngành kinh tế với 2,5%. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đây chủ yếu là trồng trọt (lúa, cây cảnh). Trong điều kiện kinh tế chung, ngành nông nghiệp dần cơ giới hóa, hiệu quả kinh tế do ngành nông

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2004 2012 trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 64)