Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2004 2012 trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 35)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

2.1Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Đông Anh

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Đông Anh là huyện ngoại thành ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 15 km theo đường quốc lộ 3 (Hà Nội - Thái Nguyên) với tổng diện tích tự nhiên là 18.213,9 ha, có 24 đơn vị hành chính trong đó có 23 xã và 1 thị trấn.

Hình 2.1. Bản đồ Hành chính&Quy hoạch huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội - Phía Bắc, Đông Bắc giáp huyện Sóc Sơn (Hà Nội);

- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm (Hà Nội) và huyện Từ Sơn, huyện Yên Phong (Bắc Ninh);

- Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội;

Đông Anh là đầu mối giao thông nối liền Thủ đô Hà Nội với các vùng công nghiệp, các khu trung tâm kinh tế, dịch vụ lớn phía Bắc và Đông Bắc của nước ta bởi quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 18, Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên, cùng tuyến đường sắt đi các tỉnh phía Bắc và đường thuỷ. Như vậy Đông Anh có nhiều ưu thế về vị trí, tiềm năng và thế mạnh có khả năng thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Đông Anh có địa hình tương đối bằng phẳng có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với điểm cao nhất 13.7 m (tại đồi gò chùa xã Bắc Hồng) và điểm thấp nhất 4.3 m (tại đồng Châu Phong xã Liên Hà). Theo độ cao, địa hình ở Đông Anh được chia thành 5 vùng khác nhau như sau:

- Vùng ngoài bãi được ngăn cách bởi đê sông Hồng, sông Đuống và sông Cà Lồ, có độ cao địa hình từ 6.0 m đến 10.3 m, diện tích 1.263,0 ha chiếm 6,9% diện tích tự nhiên của huyện.

- Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 11.0 m đến 13.7 m, diện tích 659.0 ha chiếm 3.6% diện tích tự nhiên, đây là vùng cao nhất trong huyện phân bố ở xã : Bắc Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn và Cổ Loa.

- Vùng trong đê có độ cao từ 8.0 m -11.0 m được phân bố phía Tây Bắc và Trung tâm huyện.

- Vùng trong đê có độ cao địa hình từ 6.0 m-8.0 m, diện tích 3786.0 ha chiếm 20,8% diện tích tự nhiên, vùng này có đặc điểm là cung cấp nước tưới qua trạm bơm cấp một.

- Vùng trong đê có độ cao địa hình 4.3 m - 6.0 m, diện tích 5934.16 ha chiếm 32,6% diện tích tự nhiên phân bố ở phía Đông và Đông Nam của huyện.

2.1.1.3 Khí hậu

- Đông Anh có chung chế độ khí hậu thời tiết của Hà Nội, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và mùa khô, mùa hè nóng ẩm

mưa nhiều. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 kéo dài đến tháng 4 năm sau.

- Chế độ nhiệt được phân hoá theo hai mùa rõ rệt đó là mùa đông và mùa hạ. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 24,720 C, trong đó nhiệt độ không khí tháng cao nhất trong năm là tháng 6 với 35,50 C và thấp nhất là tháng 12 với 15,70C.

- Lượng mưa trung bình năm khoảng 582,42 mm, mùa mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 chiếm đa số lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7, 8 trên 1.000 mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc tháng 4 năm sau với tổng lượng mưa không đáng kể. Tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 1 (1,0 mm).

- Độ ẩm tương đối bình quân 78%, tháng 2,3,4 và 8 thường có độ ẩm cao hơn 80%, tháng 12 có độ ẩm trung bình thấp nhất là 31%.

Với đặc điểm khí hậu trên thì Đông Anh thuận lợi cho sản xuất được nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa dạng.

2.1.1.4 Thuỷ văn

Đông Anh có sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và sông Ngũ Huyện Khê với hệ thống sông ngòi khá dầy đặc, tài nguyên nước rất phong phú. Các con sông có lưu lượng nước rất lớn như sông Hồng là 2.309 m3/s, mực nước trung bình hàng năm khoảng 5,3m, sông Đuống có lưu lượng nước là 3.027 m3/s, mực nước trung bình hàng năm khoảng 9,01m.

Nguồn nước mặt: Đông Anh hiện có 3 tuyến sông lớn chảy qua, đó là sông Hồng chảy dọc theo ranh giới huyện theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam có chiều dài 16 km, sông Đuống bắt nhánh từ sông Hồng chảy từ Tây Bắc đến Đông Nam với chiều dài 5 km; sông Cà Lồ nằm ở phía Bắc huyện có chiều dài 9 km. Hệ thống sông ngòi vừa là nguồn cung cấp nước vừa tạo điều kiện cho Đông Anh phát triển vận tải đường thuỷ.

Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm trong huyện với chất lượng nước tốt đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất.

Nguồn nước mưa: Nguồn nước mặt tại các ao hồ có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp khi mùa khô lượng mưa hầu như rất ít.

2.1.1.5 Môi trường và thảm thực vật

Huyện Đông Anh có nhiều sông, ngòi lớn và hồ nước cũng như nhiều các loại cây xanh trong các khu dân cư nông thôn rất mát mẻ với bầu không khí trong lành. Chất thải trong các Khu công nghiệp cũng có biện pháp xử lý trước khi đưa ra môi trường bên ngoài.

Huyện có điều kiện về khí hậu, đất đai và địa hình phù hợp cho sự phát triển những cây hàng hoá cho giá trị kinh tế cao như rau sạch, cây ăn quả và cây cảnh.

Cây lương thực chủ yếu ở Đông Anh là cây lúa nước, thích hợp và phát triển trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển. Sau lúa là cây ngô và khoai tây.

Cây thực phẩm: bao gồm rau sạch, rau an toàn phát triển ở các xã như: Tiên Dương, Vân Nội, Bắc Hồng….Các cây rau có giá trị kinh tế ở đây kể đến là cà chua, su hào, bắp cải… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây ăn quả: Điều kiện Đông Anh thích hợp với một số cây ăn quả như bưởi Diễn, Cam Vinh, Nhãn Hưng Yên…cho hiệu quả về năng suất cũng như giá trị kinh tế cao.

2.1.1.6 Tài nguyên đất

Theo phân loại, đất của huyện Đông Anh được chia làm 8 loại [17]: - Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hàng năm: diện tích 956,07 ha chiếm 5,25% diện tích đất tự nhiên, được phân bố ở ven đê sông Hồng và sông Đuống thuộc các xã: Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Tàm Xá , Xuân Canh, Đông Hội và Mai Lâm.

- Đất phù sa sông Hồng ít được bồi đắp hàng năm: diện tích 477,22 ha, chiếm 2,62% diện tích đất tự nhiên thuộc các xã Xuân Nộn, Bắc Hồng, Nguyên Khê và Thụy Lâm.

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp hàng năm: diện tích 1.774,07 ha chiếm 9,74% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở trong đê các xã: Đại Mạch, Vĩnh Ngọc, Cổ Loa, Dục Tú và Thuỵ Lâm.

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp hàng năm, có tầng loang lổ: diện tích 1.849,92 ha, chiếm 10,16% diện tích đất tự nhiên; đất phân bố ở các xã Kim Chung, Kim Nỗ, Tiên Dương, Liên Hà. Đất có độ dày tầng đất trung bình, phân bố trên địa hình cao vàn cao.

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm có tầng glây: diện tích 1.351,22 ha chiếm 7,42% tập trung ở các xã: Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Vân Hà , Kim Nỗ, Vân Nội.

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm, úng nước: đất có diện tích 594,00 ha chiếm 3,26% diện tích đất phân bố địa hình trũng thuộc các xã: Cổ Loa, Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà. Đất chua, nghèo lân dễ tiêu.

- Đất xám bạc màu: là loại đất có diện tích lớn nhất trong các loại đất của huyện có diện tích 3261,33 chiếm 17,91% diện tích đất. Đất phân bố ở các xã: Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Uy Nỗ.

- Đất nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ: diện tích 382,88 ha, chiếm 2,10% diện tích đất phân bố trên địa hình cao và vàn cao phân bố ở các xã: Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Cổ Loa.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong giai đoạn 2004 - 2012, Đông Anh cùng với Thủ đô có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội như Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng tạo ra nhiều thời cơ phát triển mới, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Thủ đô được mở rộng; Qui hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 được Chính phủ phê duyệt; Các quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn huyện Đông Anh được phê duyệt, công bố và bàn giao.

Về cơ sở hạ tầng đã đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội... từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Các mặt văn hoá - xã hội có chuyển biến nhanh, tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên

lãnh đạo của Đảng ngày càng tăng và công tác quản lý điều hành của các cấp chính quyền địa phương được nâng lên.

2.1.2.1 Ngành nông nghiệp

Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp đang được tập trung chỉ đạo thực hiện, năng suất của một số cây trồng, vật nuôi, hàng hóa mũi nhọn được quan tâm đầu tư có hiệu quả.

Sản xuất nông nghiệp năm 2012 của huyện tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu với năng suất, chất lượng ngày càng cao; giá trị sản xuất nông lâm nghiệp – thủy sản ước đạt 554 tỷ đồng (Giá CĐ 94), tăng 2,0% so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp được chuyển dịch đúng hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt (Chăn nuôi chiếm 63%, trồng trọt chiếm 37%); tổng sản lượng lương thực đạt 70.763 tấn, tăng 609 tấn so với năm 2011).

- Tổng diện tích gieo trồng năm 2012 đạt 18.475 ha (giảm 31 ha so với năm trước, nguyên nhân do Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án), trong đó: Diện tích lúa là 13.291 ha, năng suất đạt 49,2 tạ/ha (tăng 0,665 tạ/ha); diện tích ngô 1.402 ha, năng suất đạt 38 tạ/ha, diện tích rau là 2.565 ha, năng suất đạt 242 tạ/ha (tăng 13,4 tạ/ha).

- Chăn nuôi gia súc , gia cầm , thủy sản và công tác phòng , chống dịch bệnh được quan tâm chỉ đa ̣o ; Tuy giá cả thị trường bấp bênh (giá đầu vào tăng, giá đầu ra giảm mạnh), ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi song đàn gia súc,

gia cầm vẫn được duy trì ổn định ở mức 78.177 con lợn; 5.517 con trâu, bò; trên 2 triệu con gia cầm các loại; trên 600 ha thủy sản với sản lượng thu được ước 2.000 tấn. Nhiều mô hình chăn nuôi và nuôi thủy sản tập trung cho hiệu quả cao như: nuôi lợn siêu nạc, lợn rừng, cá chép V1,...

- Kinh tế trang trại được tăng cường quản lý và phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp; đã phê duyệt được 27 mô hình kinh tế trang trại/156 mô hình kinh tế trang trại trên toàn địa bàn (từ năm 2011, tiêu chí trang trại được áp dụng theo thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn); hầu hết các trang trại

được duyệt đều được đầu tư đúng với dự án, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Những trang trại nếu có dấu hiệu vi phạm về mục đích sử dụng đất, xây dựng các công trình sai quy định đã và đang bị xử lý theo quy định.

- Kinh tế tập thể được quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện phát triển, đã chỉ đạo các xã đánh giá hiệu quả kinh tế HTX để có giải pháp tiếp tục phát huy.

- Công tác dồn điền, đổi thửa được tập trung chỉ đạo quyết liệt ở 6 xã nằm ngoài vùng phát triển quy hoạch đô thị. Hiện các xã đã hoàn thành kê khai nhân hộ khẩu và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo NĐ 64/NĐ – CP, quy hoạch lại đồng ruộng, xây dựng phương án dồn điền đổi thửa [16].

2.1.2.2 Ngành công nghiệp- xây dựng

Ngành công nghiệp của huyện trong những năm qua là ngành phát triển nhanh và mạnh nhất trong các thành phần kinh tế. Ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP của huyện (trên 90%). Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại, công nghệ cao. Một số khu công nghiệp mới ra đời và hoạt động rất hiệu quả (khu công nghiệp Bắc Thăng Long) với trên 47 nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn lên đến gần 1 tỷ USD.

Tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống phát triển mạnh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung, các làng nghề truyền thống tại các xã Liên Hà, Vân Hà với nghề chế biến gỗ nổi tiếng tiếp tục phát triển nhanh.

Tuy vậy, do những khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện cũng gặp không ít khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, công nhân thiếu việc làm, thu nhập giảm, đời sống gặp nhiều khó khăn; số doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng (tạm dừng hoạt động 504 doanh nghiệp, ngừng hẳn 162 doanh nghiệp và bỏ trốn 419 doanh nghiệp)... nhiều doanh nghiệp nợ đọng thuế, tiền thuê đất không có khả năng thanh toán, nợ đọng lên tới trên 60 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn năm 2012 ước đạt 26.917 tỷ đồng (Giá CĐ 94), tăng 8,6% so với năm 2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

UBND huyện đã chủ động phối hợp, chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực tín dụng, nhất là quy định về lãi suất. Trên cơ sở đó chủ động huy động vốn và tích cực triển khai các quy định tín dụng theo đúng quy định và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 13 của Chính phủ. Tính đến nay, các ngân hàng Nhà nước trên địa bàn đã huy động được khoảng trên 10.000 tỷ và đầu tư cho vay trên 13.000 tỷ, góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp và nhân dân trong sản xuất, kinh doanh.

2.1.2.3 Ngành thương mại - dịch vụ - du lịch

Giá trị sản xuất ngành thương mại - du lịch trên địa bàn ước đạt 883,2 tỷ đồng (Giá CĐ 94), tăng 13,4% so với năm 2011. Tuy thương mại dịch vụ trên địa bàn vẫn duy trì tăng trưởng khá, song mức tăng thấp hơn năm 2011 và kế hoạch năm 2012. Nguyên nhân chính là do khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho nhiều.

Ngoài ra, thương mại – dịch vụ phát triển rộng khắp, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân. Hệ thống các chợ trên địa bàn huyện đã được đầu tư khá đồng bộ như xây dựng chợ trung tâm huyện Đông Anh, chợ đầu mối Bắc Thăng Long, chợ văn hóa và du lịch Cổ Loa, chợ Tó và nhiều chợ truyền thống lâu đời ở các xã.

Trên địa bàn huyện có 2 địa điểm du lịch, tham quan khá nổi tiếng, đó là Đền Sái và thành Cổ Loa. 2 địa điểm trên đã được đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách tham quan.

Ngoài ra, huyện đã phối hợp với đơn vị chuyên ngành xây dựng tư liệu tuyên truyền quảng bá về “Tinh hoa đồ gỗ Vân Hà” và “Nghệ thuật Rối nước Đào Thục”; làm phim giới thiệu về truyền thống lịch sử văn hóa và tiềm năng du lịch của Huyện. Tổ chức hội thảo phát triển du lịch ở Đông Anh, quảng bá tuyến Du

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2004 2012 trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 35)