Quá trình đô thị hóa huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2004 2012 trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 47)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

2.2.1Quá trình đô thị hóa huyện Đông Anh

Từ năm 2004 đến năm 2012, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch khá rõ và hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Các loại đất phi nông nghiệp tăng đáng kể đã góp phần làm cho diện mạo đô thị, các khu dân cư nông thôn ngày càng khang trang

hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng ngày càng hoàn thiện... nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đã hình thành và tiếp tục được mở rộng không những góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương mà còn thu hút một lực lượng lớn lao động dư thừa ở nông thôn.

Bảng 2.2 Tổng hợp cơ cấu ngành kinh tế qua các năm

Đơn vị tính: %

Ngành kinh tế Cơ cấu kinh tế qua các năm

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 CN-XDCB 92,66 92,73 93,0 92,9 94,63 94,38 92,31 91,63 91,99 TM-DV 3,58 3,99 3,99 4,46 2,92 3,21 4,87 5,11 5,07 N-L-Thủy sản 3,76 3,28 3,01 2,64 2,45 2,41 2,82 3,26 2,94

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đông Anh

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế thuộc Huyện quản lý tăng bình quân 8,42 %/năm. Trong đó: Công nghiệp -XDCB tăng 6,72%, thương mại - dịch vụ 10,91%, nông nghiệp 2,99%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp - XDCB và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

+ Công nghiệp- XDCB: Ngành công nghiệp - XDCB trên địa bàn huyện

(không tính liên doanh) vẫn tăng trưởng khá, đặc biệt từ năm 2007 – 2008, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng 1,71% do trong giai đoạn này, trên địa bàn Huyện nhiều dự án lớn đã hoàn thành công tác GPMB, chuẩn bị và tiến hành xây dựng hạ tầng.

+ Thương mại- du lịch- dịch vụ: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh

thu dịch vụ hàng năm đều tăng trên 11%. Công tác quản lý thị trường, kiểm tra chống hàng lậu, hàng giả luôn được coi trọng và hoạt động có hiệu quả. Việc chuyển đổi mô hình các khu chợ sang mô hình xã hội hóa cũng đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng của ngành.

+ Nông nghiệp, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngành nông nghiệp vẫn

duy trì được tốc độ tăng trưởng. Giá trị sản xuất nông nghiệp/1ha đất nông nghiệp năm sau cao hơn năm trước, năm 2012 đạt 150 triệu đồng/1ha. Cơ cấu

kinh tế trong nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tỷ trọng ngành nông nghiệp so với cơ cấu kinh tế hàng năm đều giảm do tốc tăng trưởng của ngành không nhanh bằng ngành Công nghiệp – Xây dựng và Thương mại – dịch vụ.

Cùng với tốc độ đô thị hóa, công tác quản lý đô thị được tập trung chỉ đạo và nhiều chuyển biến tích cực đặc biệt là tăng cường kiểm tra xử lý kiên quyết đối với các vi phạm về trật tự xây dựng, trật tự giao thông đô thị; đẩy mạnh việc cấp phép và quản lý sau cấp phép xây dựng. Công tác quản lý chất lượng công trình được tăng cường từ kế hoạch, hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra đảm bảo theo chức năng, nhiệm vụ và từ đó từng bước nâng cao chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn Huyện.

Huyện đã từng bước khai thác sử dụng nguồn tài nguyên đất ngày càng có hiệu quả. Hệ số sử dụng đất đã tăng lên qua từng năm.

Đất nông nghiệp bị thu hồi được sử dụng vào những mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu sử dụng vào 3 mục đích chính là: Xây dựng kết cấu hạ tầng, KCN và khu đô thị. Tỷ lệ thu hồi cho các mục đích có sự khác nhau giữa các xã trên địa bàn huyện. Sự khác nhau về mục đích sử dụng đất một mặt tạo ra khả năng khai thác tốt, mặt khác cũng tạo những khả năng khác nhau về giải quyết thu nhập, đời sống việc làm của các hộ bị thu hồi đất.

Đất sản xuất nông nghiệp đã được giao cho người dân sử dụng ổn định, lâu dài; công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được quan tâm thực hiện ngày càng hiệu quả. Công tác quản lý quỹ đất nông nghiệp là đất công ích, khó giao được chú trọng, quản lý ngày càng chặt chẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho ngân sách và góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Quỹ đất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang, xây dựng mới các khu dân cư ngày càng tăng và được quản lý chặt chẽ hơn.

Quỹ đất phục vụ cho các công trình phúc lợi công cộng như văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao.... cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội đồng bộ,

giúp cho người dân được giao lưu thuận tiện hơn và được hưởng thụ những lợi ích từ cơ sở hạ tầng đem lại góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhiều công trình công cộng phục vụ cho đời sống nhân dân được xây mới và sửa chữa. Hệ thống đường giao thông được nâng cấp. Xây dựng mới bệnh viện tuyến Trung Ương (bệnh viện nhiệt đới Trung Ương với 2.000 giường bệnh), nâng cấp các bệnh viện tuyến Huyện và các trạm y tế xã đạt chuẩn. Hệ thống các trường từ mầm non đến tiểu học, trung học các cấp được quan tâm, đầu tư sửa chữa….

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2004 2012 trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 47)