Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng đối với việc sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động và đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện thạch thất thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 54)

5 Đất phi nông nghiệp khác PNK 32,24 1,09 0,2 4,2 26,60 0,

2.5.Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng đối với việc sử dụng đất

Đất sản xuất xuất nông nghiệp đã thực hiện giao quyền sử dụng ổn định lâu dài, cùng với các chính sách khuyến khích sản xuất hàng hoá tạo điều kiện giúp ngƣời nông dân đã tự chủ hơn, năng động hơn, chuyển dịch hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Một số diện tích đƣợc giao đấu thầu, hình thành các trang trại sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả cao. Giá trị sản xuất tính trên 1 ha đất nông nghiệp tăng lên: sản xuất lúa đạt 25-30 triệu đồng/năm, nếu kết hợp trồng cây vụ đông (đậu tƣơng) có thể đạt trên 35 triệu đồng; cây ăn quả đạt tới 50 triệu đồng/ha; hoa, cây cảnh bình quân đạt

trên 60 triệu đồng/ha. Điển hình trồng cây ăn quả trên đất đồi với cây thanh long ở xã Kim Quan. Diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả đƣợc chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản kết hợp chăn nuôi gia cầm và gia súc với quy mô nhỏ cho giá trị sản xuất trên 40 triệu đồng/ha. Điển hình mô hình này là diện tích đất ven sông xã Dị Nậu.

Việc bố trí quỹ đất hợp lý đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cƣ đã tạo điều kiện cho nền kinh tế của huyện phát triển với tốc độ khá cao. Đồng thời với đó, công tác quản lý đất đai thực hiện quản lý chặt chẽ việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp.

Với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 2468,54 ha, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện ngoài việc tạo giá trị sản phẩm (không nhiều) còn có ý nghĩa lớn tạo cảnh quan môi trƣờng. Một số diện tích ở các xã phía tây đã và đang chuyển sang sử dụng cho mục đích vui chơi, du lịch. Với cảnh quan núi, đồi và rừng cây tạo nên lợi thế phát triển du lịch, tƣơng tác cho việc phát triển du lịch tâm linh là thế mạnh của huyện. Đồng thời cảnh quan thiên nhiên đẹp tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tƣ các khu đô thị sinh thái theo quy hoạch.

Tuy nhiên thực tế sử dụng đất trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đã tác động không nhỏ đến môi trƣờng nói chung và môi trƣờng đất nói riêng. Nƣớc thải từ các làng nghề, khu dân cƣ chảy ra mƣơng máng làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, làm cho đất đai bị suy thoái. Điển hình ô nhiễm môi trƣờng là ở Hữu Bằng với mật độ dân số cao, hoạt động làng nghề, buôn bán mạnh. Nguyên nhân là do nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải công nghiệp không đƣợc xử lý hoặc xử lý chƣa triệt để đã xả trực tiếp ra kênh rạch. Bên cạnh đó, việc mở rộng, phát triển công nghiệp làm thu hẹp diện tích canh tác, đón nhận thêm lao động từ địa phƣơng khác về làm việc. Trong sản xuất nông nghiệp ngƣời dân còn lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật và sử dụng phân hoá học không hợp lý. Những điều trên đã tác động môi trƣờng đất với các biểu hiện tích tụ các hóa chất độc, kim loại nặng, làm chua hóa, chai cứng đất do các chất thải, nƣớc thải từ các khu công nghiệp, các khu dân cƣ. Ngoài ra, do đặc điểm địa hình nên vào mùa mƣa thƣờng xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ, tạo điều kiện để nguồn nƣớc bẩn xâm nhập, làm ô nhiễm môi trƣờng đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động và đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện thạch thất thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 54)