5 Đất phi nông nghiệp khác PNK 32,24 1,09 0,2 4,2 26,60 0,
3.4. xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến năm
3.4. 1. Mục tiêu
- Khai thác sử dụng đất khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả
Khi quỹ đất có hạn thì việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm trên cơ sở đúng mục đích, đủ nhu cầu, có hiệu quả và bền vững có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình sử dụng đất. Trên địa bàn huyện hiện vẫn có một số cơ quan, trƣờng học, xí nghiệp, nhà máy có diện tích rộng, công trình xây dựng phân tán, hệ số sử dụng đất thấp,... gây lãng phí đất đai. Bên cạnh đó, các nhà ở tƣ nhân phát triển với nhiều kiểu dáng, hình thức, chiều cao khác nhau, lấn chiếm đƣờng, ngõ, cản trở các hoạt động giao thông và ảnh hƣởng tới mỹ quan chung. Để khắc phục tình trạng này và tạo điều kiện cải thiện đời sống sinh hoạt của ngƣời dân cần có những giải pháp hợp lý, đồng bộ góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
- Chuyển đổi mục đích và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất
Việc chuyển đổi đất đai giữa các mục đích sử dụng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị, kinh tế - xã hội trong đó chủ yếu là chuyển từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Tuy nhiên, trên từng địa bàn cụ thể khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang các mục đích khác
cần phải cân nhắc, chú trọng công tác giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh giảm diện tích canh tác hiệu quả thấp sang trồng cây lâu năm, cây ăn quả hoặc nuôi trồng thủy sản, trang trại tổng hợp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm năng về vốn và lao động.
Mặt khác, trong quá trình sử dụng đất luôn nảy sinh những bất hợp lý đây là một trong những nguyên nhân chính gây kìm hãm đối với quá trình phát triển. Do vậy, khi lập quy hoạnh, kế hoạch sử dụng đất cần điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng nhƣ hiệu quả chung của nền kinh tế - xã hội.
- Đảm bảo quỹ đất xây dựng hợp lý cho sự phát triển
Trong những năm tới, tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá tăng nhanh kéo theo sự gia tăng dân số và các nhu cầu của đời sống, sản xuất, gây sức ép mạnh mẽ lên hệ thống kết cấu hạ tầng. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân cần phải giành một diện tích đất thỏa đáng và hợp lý cho phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và phúc lợi xã hội. Đồng thời việc đầu tƣ xây dựng các công trình này cần đƣợc tiến hành một cách đồng bộ trên quan điểm cải tạo, nâng cấp, tận dụng cơ sở đã có; mở rộng và xây dựng mới, phát triển từng bƣớc theo hƣớng hiện đại.
- Bảo vệ môi trường đất để sử dụng ổn định lâu dài, bền vững
Quá trình khai thác sử dụng đất cần đƣợc kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng và cải tạo nhằm không ngừng nâng cao sức sản xuất, hiệu quả kinh tế và tính bền vững của đất. Việc khai thác sử dụng đất phải đƣợc gắn liền với công tác bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ các di tích, danh lam, thắng cảnh.
Các chất thải, nƣớc thải, khí thải trong sản xuất công nghiệp và sinh hoạt cần có những biện pháp thích hợp để xử lý kịp thời; xử lý nƣớc thải đạt tiêu chuẩn cho phép trƣớc khi xả vào nguồn thoát thải chung; bố trí các bãi chôn lấp và xử lý rác thải ở các khu vực xa dân cƣ, nguồn nƣớc; di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng ra khỏi các khu dân cƣ, đƣa vào các khu vực quy hoạch tập trung; tăng cƣờng kiểm soát ô nhiễm công nghiệp và đô thị, tránh gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không khí và huỷ hoại đất đai.
Việc khai thác sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch để phát triển kinh tế - xã hội cần phải gắn với vấn đề quốc phòng, an ninh. Quy hoạch và bố trí các khu quân sự theo yêu cầu xây dựng an ninh quốc phòng, dành quỹ đất dự trữ cho mục đích quốc phòng, an ninh để khi có yêu cầu cấp thiết sẽ thực hiện.