0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 36 -36 )

a. Giao thông

Trên địa bàn huyện có 3 quốc lộ lớn chạy qua là: Đƣờng cao tốc Láng-Hoà Lạc, quốc lộ 21 và quốc lộ 32. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 419, tỉnh lộ 420 và các tuyến đƣờng liên xã, liên thôn. Mạng lƣới đƣờng bộ phát triển đồng đều tới các xã, các thôn trong toàn huyện, với tổng chiều dài trên 250 km, ngoài ra còn có khoảng 1000 km đƣờng giao thông nội đồng.

Nhìn chung hệ thống đƣờng giao thông với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ nối liền có nhiều thuận lợi cho lƣu thông, phát triển kinh tế. Hiện nay nhiều tuyến đang đƣợc nâng cấp, mở rộng và đã sắp hoàn thiện, sẽ tạo nhiều lợi thế để huyện phát triển và giao lƣu kinh tế, văn hoá. Tuy nhiên các tuyến đƣờng liên xã, liên thôn còn nhỏ hẹp, vào mùa mƣa khó đi lại.

b. Thuỷ lợi

Toàn huyện có khoảng 90 trạm bơm tƣới, trong đó có 11 trạm do công ty công trình thuỷ lợi Phù Sa-Đồng Mô quản lý với công suất 10.390 m3/h, 5 trạm do các xã quản lý với công suất 3.420m3/h, các trạm bơm nhỏ do các hợp tác xã quản lý và khai thác. Đồng thời huyện cũng có 8 trạm bơm tiêu với công suất 29.000 m3/h. Ngoài ra còn có 2 trạm bơm tƣới tiêu kết hợp với công suất 3.500 m3/h. Các trạm bơm lớn trên địa bàn huyện là: trạm bơm Đồng Trúc, Cần Kiệm, Phú Kim, trạm bơm thuỷ nông Cẩm Yên, Liên Quan, Lại Thƣợng, Phú Kim.

tƣới bằng hồ chứa; trên 2700 ha tƣới bằng trạm bơm, ngoài ra còn tƣới bằng các công trình thuỷ nông nhỏ nhờ lợi dụng địa hình.

Diện tích đƣợc tiêu khi mƣa úng khoảng trên 5000 ha/năm (chủ yếu bằng các trạm bơm tiêu). Một số xã vùng bán sơn địa việc tiêu thoát nƣớc còn khó khăn do bị úng cục bộ, khó định vùng tiêu hoặc vùng tiêu chƣa khép kín. Các xã vùng đồi núi phía tây do có địa hình dốc và nhiều suối nhỏ nên việc tƣới nƣớc thuận lợi hơn.

Khả năng tƣới, tiêu chủ động của các công trình thuỷ lợi hiện đáp ứng đƣợc khoảng trên 50% diện tích đất canh tác toàn huyện. Hầu hết diện tích đất trồng màu và cây lâu năm chƣa đƣợc tƣới, vẫn còn hiện tƣợng hạn hán cục bộ.

Hệ thống trạm bơm, kênh mƣơng do xây dựng đã quá lâu, ít đƣợc nâng cấp máy móc, đƣờng điện, nạo vét kênh mƣơng nên đã xuống cấp, đặc biệt là hệ thống kênh mƣơng nội đồng. Hệ thống kênh Đồng Mô và Phù Sa và một số tuyến mƣơng nội đồng đã đƣợc cứng hoá. Việc kiên cố hoá kênh mƣơng sẽ giúp tiết kiệm đất dùng cho thuỷ lợi.

Tuyến đê Tả sông Tích dài 14,7 km là đê cấp III do Nhà nƣớc quản lý. Tuyến đê này và các cống dƣới đê đƣợc xây dựng từ lâu, hiện nhiều đoạn đã xuống cấp cần đầu tƣ tu bổ. Ngoài ra còn có các tuyến đê nhỏ nhƣ đê hữu sông Tích và đê bối với chiều dài khoảng 15 km.

c. Giáo dục - đào tạo

Tính đến năm học 2009-2010, trên địa bàn huyện Thạch Thất có 83 trƣờng học phổ thông từ bậc mầm non đến bậc Trung học, trong đó có 27 trƣờng mầm non, 26 trƣờng tiểut học, 24 trƣờng trung học cơ sở và 6 trƣờng trung học phổ thông. Bên cạnh hệ giáo dục phổ thông có 1 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hƣớng nghiệp, 1 trung tâm dạy nghề và 1 trƣờng cao đẳng Việt Hung. Những năm qua, huyện đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, giữ vững chất lƣợng phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Chất lƣợng, trình độ giáo viên đƣợc chú ý nâng cao, năm 2008 có 4 giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp tỉnh đã đạt 2 giải nhì và 2 giải ba. Đồng thời quan tâm bồi dƣỡng học sinh giỏi, các em đi thi đã đạt thành tích cao. Tại kỳ thi Olimpic Toán tuổi thơ toàn quốc năm 2008 bậc tiểu học, có 2 học sinh đạt huy chƣơng bạc và 4 học sinh đạt huy chƣơng đồng. Năm 2008 toàn huyện có 128 học sinh giỏi cấp thành phố.

Số lƣợng học sinh, trƣờng ở các cấp học trong huyện nhƣ sau:

+ Cấp học mầm non tính đến năm 2010 có 10.661 học sinh, học ở 27 trƣờng với 70 cơ sở phân bố tại các khu dân cƣ trong huyện, tổng diện tích đất sử dụng 66.059 m2, bình quân 6,4 m2/em.

+ Cấp tiểu học có 15.811 học sinh, học ở 26 trƣờng với 47 cơ sở, tổng diện tích đất 182.398 m2, bình quân 12,1 m2/học sinh.

+ Cấp trung học cơ sở có 12.576 học sinh, học ở 24 trƣờng với 29 cơ sở, tổng diện tích đất 192.576 m2, bình quân 15,3 m2/học sinh.

+ Cấp trung học phổ thông có 8.624 học sinh, học ở 6 trƣờng, tổng diện tích đất 47.289 m2, bình quân 5,6 m2/học sinh. Ngoài ra còn có 1 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên với diện tích đất sử dụng là 1.054 m2.

So với quy định trƣờng chuẩn quốc gia (diện tích 10m2/học sinh) thì nhiều trƣờng đã thừa diện tích, đặc biệt là cấp tiểu học và trung học cơ sở. Trong khi đó nhiều trƣờng còn thiếu diện tích, mà tiêu biểu là các trƣờng mầm non quy mô đất còn nhỏ hẹp.

Trên địa bàn huyện còn có 5 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp gồm: trƣờng trung cấp nghề công đoàn Việt Nam, trung tâm dạy nghề Thạch Thất, trung tâm dạy nghề và ngoại ngữ FORWARD, trung tâm KT tổng hợp hƣớng nghiệp, trƣờng cao đẳng Việt Hung. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của địa phƣơng, đặc biệt là khi công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phƣơng đang phát triển, các cơ sở đào tạo có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo nghề, trang bị kiến thức kỹ thuật cho lao động trẻ ở địa phƣơng.

d. Y tế

Ngành y tế đã thực hiện tốt các chƣơng trình y tế quốc gia, quan tâm chỉ đạo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn huyện. Năm 2008 dịch tiêu chảy cấp xảy ra ở xã Hữu Bằng và một số xã, ngành y tế đã tổ chức dập dịch kịp thời không để trƣờng hợp nào tử vong.

Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đƣợc coi trọng. Tăng cƣờng đầu tƣ thiết bị, vật chất và cán bộ y tế cho tuyến xã giúp làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc, giáo dục trẻ em đƣợc chú ý và thực hiện tốt. 100% số trẻ em dƣới 1 tuổi đƣợc tiêm phòng mở rộng,

sức khoẻ sinh sản phụ nữ đƣợc quan tâm chăm sóc.

+ Bệnh viện huyện Thạch Thất, đóng trên địa bàn xã Kim Quan, có diện tích 11.982 m2 với 200 giƣờng bệnh, đang có nhu cầu mở rộng để xây dựng thêm nhà điều trị và khu cấp dƣỡng với tổng diện tích cần mở rộng khoảng 0,45ha.

+ Công ty cổ phần dƣợc đóng trên địa bàn xã Kim Quan, có tổng diện tích đất sử dụng là 2 500 m2, tuy nhiên hiện nay đang bị lấn chiếm 225 m2. Quá trình hoạt động công ty cung cấp thuốc, dƣợc phẩm, góp phần quản lý thị trƣờng thuốc trên địa bàn phục vụ nhân dân.

+ Phòng khám đa khoa khu vực Bắc Lƣơng Sơn đóng trên địa bàn xã Yên Bình làm nhiệm vụ khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân trong khu vực, diện tích đất sử dụng là 1.677 m2.

+ Trung tâm y tế dự phòng đóng trên địa bàn xã Bình Phú, diện tích đất sử dụng là 2.300 m2 vừa đƣợc đầu tƣ xây dựng khang trang.

+ Trạm y tế xã: có 23 trạm, 120 giƣờng bệnh, đƣợc xây dựng khang trang, tổng diện tích đất sử dụng là 42.215 m2. Tất cả các xã, thị trấn đều có bác sỹ, các thôn có cán bộ y tế thôn.

đ. Văn hoá, thể dục, thể thao

Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật đƣợc quan tâm đúng mức, hoạt động thƣờng xuyên. Các loại hình nghệ thuật truyền thống nhƣ hát chèo, rối nƣớc... đƣợc khuyến khích khôi phục. Đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên. Huyện có 1 nhà văn hoá trung tâm hoạt động tốt, một số xã có nhà văn hoá và các câu lạc bộ hoạt động thƣờng xuyên. Trong những năm qua, hoạt động văn hoá thông tin đã tập trung tuyên truyền về các ngày kỷ niệm lớn, việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội, cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” và các nhiệm vụ khác. Trong các khu dân cƣ tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lƣợng phong trào hoạt động “toàn dân doàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, làm tốt công tác bảo tồn văn hoá và quản lý di tích.

Trên địa bàn huyện có nhiều di tích đƣợc xếp hạng nhƣ: chùa Tây Phƣơng (là chùa cổ đƣợc xếp hạng đặc biệt quan trọng của quốc gia), đình chùa Hữu Bằng, đình Phú Đa, đình Thạch Xá, đình chùa Chàng Sơn, đình Đồng Trúc, chùa Yên Lạc... Ngoài ra còn có tƣợng đài Núi Nứa, nhà lƣu niệm Bác Hồ ở Cần Kiệm... Hoạt động lễ

hội truyền thống đƣợc tổ chức hàng năm, mang đậm phong tục và văn hoá làng quê vùng đồng bằng Sông Hồng. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát các hoạt động dịch vụ văn hoá đƣợc thực hiện thƣờng xuyên để đảm bảo các hoạt động văn hoá có nền nếp, phòng, chống tệ nạn xã hội.

e. Năng lượng

Trên địa bàn huyện Thạch Thất hiện có nhiều dự án đang triển khai thi công, đồng thời với đặc điểm là huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh, có nhiều cụm, điểm công nghiệp đang hình thành và phát triển nên phụ tải tiêu thụ điện không ngừng tăng lên. Năm 2009 đã cung ứng điện thƣơng phẩm 119,87 triệu KWh.

Nguồn điện cấp cho huyện đƣợc lấy từ trạm 110 KV Sơn Tây và trạm 110 KV Phúc Thọ qua các trạm trung gian: Thạch Thất 1 cấp điện cho thị trấn Liên Quan và các xã phía bắc huyện; trạm Thạch Thất 2 (đặt tại Bình Phú) cấp điện cho các xã phía nam huyện và trạm Thạch Thất 3 (đặt tại Thạch Hoà) cấp điện cho các xã trong khu vực. Tổng công suất của 3 trạm trung gian là 16.800 KVA. Do nhu cầu tiêu thụ điện tăng nhanh, hiện nay đã lắp đặt thêm trạm biến áp 110 KV di động tại Phùng Xá với công suất 25MVA để hỗ trợ cho trạm trung gian Thạch Thất 1 và 2, cấp điện cho huyện Quốc Oai, vận hành trạm 110 KV khu công nghệ cao Hoà Lạc. Lƣới điện với 2 cấp điện áp là 35 KV và 10 KV nhƣng chủ yếu là cấp điện trên lƣới 10 KV.

f. Bưu chính viễn thông

Ngoài bƣu điện trung tâm huyện và 2 bƣu cục (Bình Phú và Hoà Lạc), trên địa bàn huyện còn 22 điểm bƣu điện ở các xã. Ngành bƣu điện đã lắp đặt 3 tổng đài kỹ thuật số, 2 trạm chuyển tiếp sóng điện thoại di động. Số máy điện thoại trên mạng phát triển nhanh từ 1.914 máy (năm 2000) đến năm 2005 đã có 10.130 máy. Riêng năm 2008 đã lắp đặt 2.700 máy điện thoại cố định và 1.500 thuê bao internet ADSL.

Mạng thông tin bƣu chính và phát hành báo chí đã đƣợc tổ chức tốt đến các xã nên việc phát hành báo chí, thƣ tín,… đƣợc kịp thời không gây phiền hà, ách tắc, phục vụ tốt nhu cầu liên lạc trong sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Nhìn chung mạng lƣới thông tin bƣu điện đã phát triển khá trở thành một trong những huyện phát triển nhanh về mật độ điện thoại, song cũng tập trung chủ yếu ở những xã, thôn có điều kiện kinh tế phát triển, còn những xã, thôn kinh tế chủ yếu dựa vào kinh tế nông nghiệp thì còn mỏng.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, rút ra một số kết luận sau đây:

+ Điều kiện tự nhiên, đặc biệt là vị trí địa lý của huyện Thạch Thất tƣơng đối thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội nói chung và xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng. Quỹ đất hạn chế nên việc quy hoạch sử dụng phải có phƣơng án khoa học nhằm đạt hiệu quả sử dụng đất đai cao và phù hợp với định hƣớng lâu dài, phát huy đƣợc tối đa lợi thế của huyện, không ảnh hƣởng tiêu cực tới các kế hoạch phát triển tiếp theo.

+ Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất quan trọng, tuy nhiên quy hoạch sử dụng đất phải tính đến xu hƣớng chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế của huyện và chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành sản xuất. Diện tích đất hiện nay sản xuất nông nghiệp với hiệu quả chƣa cao, cần quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng để đạt hiệu quả cao hơn; các vùng đất cao nên bố trí trồng cây ăn quả đặc sản hoặc hoa cây cảnh; giành quỹ đất thích đáng cho phát triển chăn nuôi tập trung, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rau an toàn cung cấp cho nhu cầu thủ đô và các chuỗi đô thị đang hình thành.

+ Thạch Thất có tiềm năng về dịch vụ, du lịch (nhất là du lịch tâm linh và làng nghề) do có cảnh quan đẹp, nhiều di tích lịch sử, văn hoá. Đồng thời là nơi sẽ hình thành nhiều khu đô thị, khu công nghiệp trong tƣơng lai. Để phát huy đƣợc tiềm năng và tận dụng đƣợc thời cơ cần phải quan tâm phân bổ quỹ đất phù hợp cho các mục đích sử dụng nhƣ: hình thành các cơ sở dịch vụ, các điểm công nghiệp, các khu đô thị, mở rộng giao thông...

+ Nhu cầu đất ở hiện nay còn lớn, số hộ có nhu cầu cấp đất nhƣng chƣa đƣợc cấp còn khá nhiều ở các địa phƣơng trong huyện, cộng với tốc độ tăng dân số (kể cả tự nhiên và cơ học) trong những năm tới nên trong quy hoạch phải đặc biệt chú ý quỹ đất mở rộng khu dân cƣ. Ngoài ra, huyện cần có quỹ đất cho đấu thầu quyền sử dụng đất, tạo quỹ vốn cho địa phƣơng.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình văn hoá-xã hội còn thiếu, đặc biệt các khu văn hoá, thể thao, công viên cây xanh, sân vận động, khu vui chơi giải trí... Quy hoạch đất đai cần bố trí quỹ đất cho các nhu cầu này.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 36 -36 )

×