Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động và đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện thạch thất thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 29)

a. Tài nguyên đất

Từ kết quả điều tra trƣớc đây, kết hợp với chỉnh lý bổ sung ngoài thực địa đã xác định đƣợc đất huyện Thạch Thất gồm có 3 nhóm đất với 8 loại đất.

Bảng 2.1: Tổng hợp các loại đất huyện Thạch Thất

Tên đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

I. Nhóm đất phù sa 6 004,37 32,53 1. Đất phù sa đƣợc bồi hàng năm 150,82 0,82 2. Đất phù sa không đƣợc bồi 4 452,56 24,12 3. Đất phù sa glêy 650,85 3,53 4. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 750,14 4,06 II. Nhóm đất đỏ vàng 4 857,67 26,32 5. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét 1 426,37 7,73 6. Đất nâu vàng trên phù sa cổ 3 320,70 17,99 7. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nƣớc 110,6 0,60

III. Nhóm đất thung lũng 610,5 3,31

8. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 610,5 3,31

Tổng hợp từ báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Thạch Thất

 Nhóm đất phù sa

- Đất phù sa đƣợc bồi hàng năm:

Diện tích 150,82 ha chiếm 0,82% diện tích tự nhiên. Đất đƣợc hình thành do sự bồi đắp một lƣợng phù sa mới hàng năm vào mùa mƣa, tuỳ theo điều kiện địa hình và động năng dòng chảy mà lƣợng phù sa mới đƣợc bồi đắp dày hay mỏng. Thành phần cơ giới thƣờng là thịt trung bình, khả năng giữ nƣớc giữ phân bón khá. Đất có độ phì khá, thích hợp với trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất phù sa không đƣợc bồi:

Diện tích 4452,56 ha chiếm 24,12% diện tích tự nhiên. Là loại đất trƣớc đây cũng đƣợc bồi đắp phù sa của hệ thống sông. Do quá trình canh tác và chịu tác động của các yếu tố địa hình nên lâu nay không đƣợc bồi đắp thêm phù sa mới nữa. Nơi có địa hình tƣơng đối cao, đất thoáng khí, thoát nƣớc tốt, nơi có địa hình thấp thƣờng có gờ lây yếu. Loại đất này có độ phì khá do vậy thích hợp với nhiều loại cây trồng.

- Đất phù sa gơlây:

Diện tích 650,85 ha chiếm 3,53% diện tích tự nhiên.

Đất đƣợc hình thành trên sản phẩm phù sa trong điều kiện yếm khí hình thành nên tầng gờlây từ mức độ trung bình đến mạnh. Thành phần cơ giới của đất thƣờng là thịt nặng. Do đó thích hợp trồng 2 vụ lúa/năm, ở vùng đất thấp có thể chuyển đổi theo

mô hình lúa cá.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng:

Diện tích 750,14 ha chiếm 4,06% diện tích tự nhiên.

Đất đƣợc hình thành trên sản phẩm phù sa trong điều kiện địa hình cao, nên hình thái phẫu diện đã phân hoá khá rõ, thƣờng xuất hiện tầng đỏ vàng loang lổ, đôi chỗ thƣờng có xuất hiện kết von. Thành phần cơ giới tầng đất mặt thƣờng là đất trung bình, ở các tầng dƣới thành phần cơ giới nặng hơn, tỷ lệ cấp hạt sét tăng theo chiều sâu của phẫu diện đất. Khả năng giữ nƣớc giữ phân bón tốt.

Do đó, ở những chân đất cao, thoát nƣớc tốt, điều kiện tƣới có khó khăn nên trồng các loại cây hoa màu và cây ăn quả. Ở những nơi chân đất có địa hình trung bình có điều kiện tƣới tiêu nên trồng 2 vụ lúa hoặc luân canh lúa màu.

 Nhóm đất đỏ vàng

Diện tích 4 857,67 ha, chiếm 26,32% diện tích tự nhiên, bao gồm 3 loại đất: + Đất đỏ vàng trên đá phiến sét.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nƣớc. - Đất đỏ vàng trên đá phiến sét:

Diện tích 1 426,37 ha, chiếm 7,73% diện tích tự nhiên.

Thành phần cơ giới của đất thƣờng là thịt trung bình, khả năng giữ nƣớc và giữ phân bón khá.

Đây là loại đất có độ phì khá, lại ở dạng đồi cao, tầng đất không dày nên sử dụng cho lâm nghiệp.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ:

Diện tích 3 320,70 ha chiếm 17,99% diện tích tự nhiên.

Đất đƣợc hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, thƣờng ở địa hình đồi lƣợn sóng có độ dốc dƣới 15º. Thành phần cơ giới của đất thƣờng là thịt trung bình, khả năng giữ nƣớc và các chất dinh dƣỡng trong đất khá. Đây là loại đất có độ phì thấp, phân bố ở địa hình ít dốc nên sử dụng trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày: mía, xả, ngô, sắn… hoặc cây ăn quả (nhãn, vải…)

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nƣớc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là loại đất đƣợc hình thành trên nền đất feralit và trên các loại đá mẹ khác nhau hoặc mẫu chất phù sa cổ, đƣợc con ngƣời khai phá thành ruộng bậc thang để trồng lúa nƣớc, đã làm thay đổi các tính chất hoặc hình thái phẫu diện so với đất hình thành tại chỗ.

Thành phần cơ giới của lớp đất mặt thƣờng là trung bình, xuống sâu các tầng dƣới có thành phần cơ giới nặng hơn.

Nhóm đất đỏ vàng có 3 loại đất, mỗi loại có tính chất và đặc điểm riêng. Để sử dụng đất này có hiệu quả tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa phƣơng và mức độ đầu tƣ để bố trí cây trồng cho phù hợp.

+ Đối với đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nƣớc tuỳ điều kiện tƣới nên trồng lúa hoặc luân canh lúa - màu.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ nên trồng cây hoa màu hoặc cây lâu năm. + Đất đỏ vàng trên đá phiến sét nên trồng cây lâm nghiệp.

 Nhóm đất thung lũng

Nhóm đất này chỉ có 1 loại đất là đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Diện tích 610,5 ha chiếm 3,31% diện tích tự nhiên.

Đất thƣờng phân bổ ở các thung lũng vùng đồi. Đất đƣợc hình thành do sản phẩm bồi tụ từ bên trên đồi đƣa xuống, tầng đất thƣờng lẫn sỏi đá; nơi thấp thƣờng có gờ lây. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Hiện tại loại đất này đang đƣợc sử dụng trồng lúa

b. Tài nguyên nước

Tài nguyên nƣớc gồm 2 nguồn: Nƣớc mặt và nƣớc ngầm

- Nƣớc mặt: nguồn nƣớc mặt đƣợc cung cấp chủ yếu bởi sông Tích, kênh dẫn nƣớc Đồng Mô-Ngải Sơn, Phù Sa. Nƣớc mƣa đƣợc lƣu giữ trong các ao hồ (trong đó có các hồ thuỷ lợi nhỏ và vừa) để rồi cung cấp nƣớc tƣới cho đồng ruộng. Nƣớc sinh hoạt của nhân dân đƣợc lấy từ nƣớc mƣa, giếng khơi, giếng khoan, hệ thống cấp nƣớc tập trung. Có các hồ khá lớn ở phía tây của huyện nhƣ hồ Tân Xã.

Ở các xã miền núi phía tây có các suối nhỏ, ngắn cung cấp nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Lƣu lƣợng khá ổn định do có diện tích rừng đƣợc bảo vệ.

- Nƣớc ngầm: Vùng gò đồi phía phải sông Tích có mực nƣớc ngầm khá nông, kết quả khoan thăm dò ở Hoà Lạc thấy nƣớc ngầm ở độ sâu 70-80m, lƣợng nƣớc tuy không

lớn nhƣng có chất lƣợng tốt. Vùng đồng bằng phía trái sông Tích có mực nƣớc ngầm nông và khá dồi dào, hầu hết các giếng khơi sâu trên 8 m đều có nƣớc, nhiều giếng có nƣớc ở độ sâu 5 m.

Để sử dụng tốt tài nguyên nƣớc cho mục tiêu phát triển sản xuất và sinh hoạt cần quy hoạch theo hƣớng giữ lại nguồn nƣớc hồ Tân Xã và các hồ nhỏ phân bố rải rác trong huyện; sử dụng có hiệu quả nguồn nƣớc đƣợc cấp bởi hệ thống kênh Đồng Mô- Ngải Sơn, Phù Sa; xây dựng các trạm cấp nƣớc tập trung phục vụ sinh hoạt, các cụm, điểm công nghiệp

c. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện không nhiều, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên của huyện. Toàn huyện có 2.468,54ha đất rừng, chiếm 13,37% tổng diện tích tự nhiên, toàn bộ là rừng trồng sản xuất. Rừng tập trung ở các xã phía tây: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân và Bình Yên (chiếm 88,5% tổng diện tích rừng toàn huyện). Cây trồng lâm nghiệp gồm: bạch đàn, keo lá chàm, keo tai tƣợng... Ngoài ý nghĩa kinh tế cây lâm nghiệp đƣợc trồng trên đất đồi núi dốc có tác dụng phòng hộ, bảo vệ đất, tạo cảnh quan môi trƣờng, điều hoà khí hậu. Trên đất đồi núi chƣa sử dụng thực vật tự nhiên là cây lùm bụi, cỏ dại.

Do đặc điểm địa hình có nhiều đồi bát úp hoặc những dãy đồi thấp nổi nên giữa cánh đồng, rừng ở đây tạo nên phong cảnh đẹp. Trên diện tích đất có rừng hiện nay đã có nhiều dự án dự kiến triển khai. Khi triển khai thực hiện những dự án này khai thác đƣợc tiềm năng đất đai, phong cảnh nhƣng cũng ảnh hƣởng đến việc bảo vệ rừng.

Cây trồng nông nghiệp cũng khá đa dạng, phong phú gồm: các loại cây ăn quả, chè, cây lƣơng thực, cây rau...

Động vật tự nhiên ít do chỉ có rừng trồng nằm phân tán ở các đồi núi độc lập, chủ yếu là các loài chim. Động vật nuôi có: bò, trâu, dê, lợn, gia cầm...

d. Tài nguyên khoáng sản

Thạch Thất nghèo tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản chính chỉ có: sét để sản xuất gạch ngói, đá ong. Sét có nhiều ở Đại Đồng, đất để sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều nơi nhƣng tập trung nhiều ở Cẩm Yên, Đồng Trúc, Đại Đồng. Đá ong phân bố dọc tỉnh lộ 84, chủ yếu tập trung ở Bình Yên.

tránh hiện tuợng khai thác tự phát có thể làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp và ảnh hƣởng đến môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động và đề xuất chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện thạch thất thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 29)