3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.8. Một số chỉ tiêu về phẩm chất gạo của các giống lúa
Như chúng ta đã biết, bên cạnh bản chất di truyền của giống, chất lượng gạo còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, chế độ canh tác, chăm sóc, công nghệ sau thu hoạch, thời điểm thu hoạch. Chất lượng hạt được phản ánh bởi nhiều chỉ tiêu chất lượng thương trường, chất lượng xay xát, chất lượng nấu nướng.
* Chất lượng thương mại và chất lượng xay xát của các giống lúa
Chất lượng thương trường là nhóm chỉ tiêu quan trọng được các nhà sản xuất gạo xuất khẩu gạo quan tâm và chú ý nhiều. Chất lượng thương trường bao gồm các chỉ tiêu như: Chiều dài hạt gạo, tỷ lệ dài/rộng (D/R), độ bạc bụng
- Chiều dài hạt gạo
Hạt gạo càng dài thì càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, thị trường gạo trong nước và trên thế giới đang hướng mạnh vào các loại gạo hạt dài (≥7 mm). Vì vậy, các giống lúa có dạng hạt dài ≥7 mm đang là một trong những giống được các nhà chọn tạo giống lúa chất lượng trong nước và thế giới quan tâm. Đây cũng là một trong những yêu cầu cấp bách được đặt ra cho các nhà chọn tạo giống trong nước để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu gạo của đất nước trong thời gian hiện nay cũng như về sau.
Nhìn chung các giống lúa thí nghiệm đều có chiều dài hạt gạo lớn hơn so với đối chứng, trong đó giống có chiều dài hạt gạo lớn nhất là giống HT1 (7,07
mm) lớn hơn so với giống ĐC 1,46 mm. Giống có chiều dài hạt gạo bé nhất là giống ĐC (5,61 mm)
- Tỷ lệ dài/rộng
Đây cũng là đặc điểm hình thái của giống do đặc điểm di truyền của giống quyết định. Dạng hạt được xác định dựa vào tỷ lệ D/R, mỗi giống có tỷ lệ D/R không giống nhau. Những giống có hình dạng hạt dài là những giống có phẩm chất ngon, là ưu thế để trao đổi trên thị trường xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Bảng 3.16.Chất lượng thương mại của các giống lúa thí nghiệm
Tên giống Chiều dài hạt gạo (mm) Tỷ lệ dài/rộn g (D/R) Độ bạc bụng (điểm) Tỷ lệ gạo lật (%) Tỷ lệ gạo xát (%) Tỷ lệ gạo nguyên hạt (%) KD 18 (ĐC) 5,61 2,61 5 79,66 70,33 65,00 GL 105 6,02 2,45 5 75,33 68,00 63,33 LTH31 6,40 2,73 1 73,67 65,66 62,33 MT10 6,23 2,91 5 81,33 72,67 67,67 NT4 7,02 3,41 0 79,67 71,33 66,50 HT1 7,07 3,40 0 80,33 71,00 65,60 CV% 0,64 0,83 LSD0,05 0,6 1,6
Qua kết quả ở Bảng 3.16 cho thấy: Tỷ lệ D/R của các giống dao động không lớn 2,45÷3,41. Giống có tỷ lệ dài rộng của hạt gạo cao nhất là NT4 (3,41 mm), cao hơn giống ĐC 0,8 mm. Giống thấp nhất là GL105 (2,45 mm), thấp hơn giống ĐC 0,16 mm. Các giống còn lại đều cao hơn đối chứng và dao động trong khoảng 2,73÷3,40 mm.
- Tỷ lệ gạo xát
Tỷ lệ gạo xát là phần trăm lượng gạo thu được sau khi giã sạch võ, cám và phần phôi nhủ chưa hoàn chỉnh so với lượng lúa đem giã. Đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định mẫu mã, phẩm chất của giống trong sản xuất đặc biệt là giá thành sản phẩm, tỷ lệ gạo xát càng cao càng có lợi cho nhà sản xuất.
Tỷ lệ gạo xát cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống, khả năng vận chuyển chất khô về hạt, do bề dày lớp cám của mỗi giống khác nhau.
Qua kết quả thí nghiệm thu được cho thấy tỷ lệ gạo xát cao nhất là giống MT10 (72,67%), cao hơn giống ĐC 2,34% và giống có tỷ lệ gạo xát thấp nhất là LTH31 (65,66%), thấp hơn giống ĐC 4,67%
- Tỷ lệ gạo nguyên
Tỷ lệ gạo nguyên cao hay thấp là do đặc tính di truyền của giống quyết định. Ngoài ra, nó còn chịu ảnh hưởng của thời tiết như chúng ta đã biết, khí hậu, sâu bệnh hại, . . .. Những giống trổ gặp nhiệt độ thấp, bị sâu bệnh phá hại thì thường có tỷ lệ gạo nguyên thấp. Qua kết quả ở Bảng 3.16 ta thấy các giống có tỷ lệ gạo nguyên dao động 62,33÷66,50%; Giống có tỷ lệ gạo nguyên cao nhất là giống NT4 (66,50%), cao hơn giống ĐC 1,50% và giống có tỷ lệ gạo nguyên hạt thấp nhất là giống LTH31 (62,33%), thấp hơn giống ĐC 2,67%
- Tỷ lệ gạo bạc bụng
Là tổng số hạt gạo có phần tinh bột chiếm 1/4 khối lượng hạt gạo trở lên so với 100 hạt nguyên mẫu. Tỷ lệ bạc bụng phụ thuộc vào giống và điều kiện hình thành hạt. Chỉ tiêu này liên quan đến khả năng chế biến và phẩm chất của hạt gạo. Những giống có hạt gạo trắng trong khi xay thường có tỷ lệ gạo nguyên cao, chất lượng cơm ngon hơn giống có tỷ lệ bạc bụng cao. trong thí nghiệm có 2 giống không bạc bụng là HT1 và NT4 (điểm 0), giống LTH31 (điểm 1) và giống GL105, MT10 và giống ĐC có tỷ lệ bạc bụng cao nhất (điểm5).
* Một số chỉ tiêu về chất lượng dinh dưỡng của các
giống lúa thí nghiệm
- Hàm lượng protein
Trong số các loại protein từ ngũ cốc, protein từ lúa được đánh giá là loại dễ tiêu hóa (88%), trong đó chứa lượng lizin cao (4%) [13]. Với các nước coi lúa gạo là thức ăn chính thì hàm lượng protein cao trong lúa gạo là nguồn bổ sung protein cực kỳ quan trọng [30]. Hàm lượng protein không giống nhau ở các giống lúa. Thông thường, các giống lúa nếp có hàm lượng protein cao hơn các giống lúa tẻ. Trong thời gian qua, các nhà chọn tạo giống trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều thành công trong việc chọn tạo ra các giống lúa có hàm lượng protein cao. Gần đây nhất, các nhà khoa học của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã tạo ra các giống lúa P4, P6, . . . có hàm lượng protein trên 10% [8].
thí nghiệm đều có hàm lượng protein cao hơn so với giống ĐC, trong đó giống HT1 đạt cao nhất: 8,55% và thấp nhất là giống ĐC (7,2 %). Các giống còn lại đều có hàm lượng protein cao hơn giống ĐC 0,85÷1,28%.
Bảng 3.17. Chất lượng dinh dưỡng của các giống lúa thí nghiệm
CT Tên giống Hàm lượng amilose (%) Hàm lượng protein tổng số (%)
1 KD 18 (ĐC) 23,20 7,20 2 GL 105 19,20 8,20 3 LTH31 18,91 8,40 4 MT10 20,10 8,05 5 NT4 18,60 8,48 6 HT1 18,56 8,55 - Hàm lượng amylose
Đây là phần tinh bột không phân nhánh có trong gạo. Hàm lượng amylose là một chỉ tiêu quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến chất lượng nấu ăn của gạo. Hàm lượng amylose khác nhau ở các giống lúa và hàm lượng amilose càng thấp thì cơm càng mềm dẻo. Các giống lúa nếp thường có hàm lượng amylose nhỏ
hơn các giống lúa tẻ thường. Các giống lúa thuộc nhóm Japonica có hàm lượng
amylose thấp hơn các giống thuộc nhóm Indica. Hàm lượng amylose cũng tham
gia quyết định tới độ bạc của hạt gạo. Những giống có hàm lượng amylopectin cao thường có cấu trúc phân tử khá lỏng lẻo, vì thế tạo ra rất nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt tinh bột và kết quả là toàn bộ nội nhũ có màu trắng đục, do đó hàm lượng amylose tỷ lệ nghịch với độ bạc của hạt gạo [31].
Qua các số liệu trên Bảng 3.17 cho thấy gạo của các giống tham gia thí nghiệm đều có hàm lượng amylose thấp hơn giống ĐC, trong đó thấp nhất là giống HT1 (18,56%), tiếp đến là giống NT4 (18,60%), cao nhất là giống Khang dân 18 (giống ĐC) đạt 23,2%.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận
Qua quá trình theo dõi, nghiên cứu đặc điểm của một số giống lúa tại Viện KHKTNN Bắc Trung bộ trong vụ Xuân năm 2014, chúng tôi đã thu được một số kết quả và rút ra được một số kết luận như sau:
1. Các giống lúa thí nghiệm có chiều cao cây khá tốt (93,20÷103,30 cm), thích hợp cho việc gieo cấy ở trà Xuân muộn. Hầu hết các giống đều có diện tích lá đòng lớn, màu sắc lá xanh đậm, dạng cây cứng, có chiều dài bông dài, góc độ lá đòng nhỏ, số lá xanh còn lại sau khi chín cao. Các giống có kiểu hình tương đối tốt, đây là đặc điểm tốt để đầu tư thâm canh.
2. Thời gian sinh trưởng các giống lúa thí nghiệm dao động 126÷135 ngày trong đó giống NT4 ngắn hơn giống Khang dân 18 là 3 ngày. Đây là giống có thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp với điều kiện vụ Xuân trên chân đất hai lúa một năm tại TP Vinh, Nghệ An.
3. Khả năng sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh sớm và tập trung. Tuy nhiên do thời tiết đầu vụ xuân 2014 có nhiều đợt rét đậm, rét hại liên tục nên đã ảnh hưởng tương đối lớn đối với quá trình để nhánh, do đó nên các giống lúa thí nghiệm có số nhánh tối đa và tỷ lệ nhánh hữu hiệu ở mức trung bình.
4. Các giống lúa thí nghiệm có khả năng chống đổ tốt, chịu rét khá. Khả năng chống chịu đối với một số sâu, bệnh hại chủ yếu của trà Xuân muộn tương đối tốt, nhất là giống NT4 và giống MT10.
5. Các giống có năng suất thực thu cao, trong đó có hai giống có năng suất thực thu cao nhất là giống NT4 (66,90 tạ/ha) và giống HT1 (65,09 tạ/ha).
6. Phẩm chất của một số giống khá tốt, thể hiện ở dạng hạt thon dài đến dài, tỷ lệ gạo xát cao, so với Khang dân 18 (70,33 %) có hai giống cao hơn là giống MT10 (72,67%) và giống NT4 (71,33 %); tỷ lệ gạo nguyên hạt khá.
7. Các giống lúa NT4, HT1 có chất lượng về mặt thương mại tốt như dài hạt, hạt gạo trắng trong phù hợp yêu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu
8. Chất lượng về dinh dưỡng của các giống lúa trong thí nghiệm không có sự khác nhau nhiều.
Đề nghị
Tổng hợp các ưu điểm của giống lua nghiên cứu đã được kết luận, chúng tôi đề nghị đưa giống lúa NT4 ra sản xuất, thử nghiệm trên diện tích rộng và cơ cấu vào bộ giống lúa của TP Vinh, Nghệ An trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trọng An (1995), Sổ tay công tác giống cây trồng, NXB Nông nghiệp.
2. Nguyễn Văn Bộ (1979), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB
Nông nghiệp.
3. Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Trọng Thi (1999), Một số kết quả nghiên cứu về
phân bón cân đối chop cây trồng ở Việt Nam, Kết quả nghiên cứu Viện
Nông hoá thổ nhưỡng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Bùi Chí Bửu, Lê Cẩm Loan, Nguyễn Duy Bảy, Nguyễn Văn Tạo, Thu thập
đánh giá kiểu gen cây lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long. NXB Nông nghiệp
5. Chang T.T. Jenning P.R (1970), Lúa xuân người khổng lồ châu Á (bản
dịch), NXB Nông nghiệp.
6. Lê Văn Căn (1966), Hiệu lực Photphorit bón cho lúa ở miền Bắc Việt Nam,
NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Luyện Hữu Chỉ (1997), Giáo trình giống cây trồng, NXB Nông nghiệp.
8. Lê Doãn Diên (1993), Hoá sinh thực vật - NXB Nông nghiệp.
9. Hà Quang Dũng (2012), Kết quả khảo nghiệm và kiểm nghiệm giống, sản
phẩm cây trồng và phân bón năm 2011, NXB Nông nghiệp.
10. Bùi Huy Đáp (1970), Lúa xuân miền Bắc Việt Nam, NXB Nông thôn.
11. Bùi Huy Đáp (1980), Cây lúa Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật.
12. Bùi Huy Đáp (1987) Cây lúa và kỹ thuật trồng lúa, NXB Nông nghiệp.
13. Trần Văn Đạt (2001), Những tiến bộ trong ngành sản xuất lúa gạo ở Việt
Nam và sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu trong thời gian tới. Cây lúa
Việt Nam thế kỷ XX, NXB Nông nghiệp.
14. Trần Văn Đạt (2001), Tiến trình sản xuất lúa gạo Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
15. Trương Đích (2003), Kỹ thuật trồng các giống lúa mới, NXB Nông nghiệp.
16. FAO (1988), Triển vọng về nhu cầu gạo và các loại hạt lương thực ở một
17. Bùi Huy Hiền (1982), Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu về phẩm chất các
giống lúa nhập nội và đặc sản đại diện cho vùng miền Bắc Việt Nam, Báo
cáo tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Hiển (1992), Nghiên cứu chất lượng hạt gạo của một số giống
lúa địa phương và nhập nội ở Miền Bắc Việt Nam, Luận án Phó tiến sỹ
Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Nguyễn Xuân Hiển (1970), Nghiên cứu lúa ở nước ngoài, NXB Khoa học
Kỹ thuật.
20. Nguyễn Văn Hoan (1995), Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân, NXB
Nông nghiệp.
21. Nguyễn Văn Hoan (1997), Hướng dẫn kỷ thuật thâm canh các giống lúa
chuyên mùa năng suất cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Vũ Tuyên Hoàng (1975), Phản ứng của các giống lúa đối bới độ dài ngày,
Thông báo khoa học của các trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
23. Vũ Tuyên Hoàng (1977), Phản ứng của các giống lúa đối với độ dài ngày và
ứng dụng trong việc trồng lúa, Báo cáo Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp,
Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
24. Vũ Tuyên Hoàng, Lại Văn Nhự, Nguyễn Đình Cấp (1995), Đặc điểm sinh
lý của một số giống lúa chịu hạn trên các nền phân bón khác nhau, Viện
nghiên cứu Cây lương thực-Cây thực phẩm (1991-1994), NXB Nông nghiệp, trang 53-57.
25. Hà Quang Hùng 91998), Phòng trừ dịch hại tổng hợp trong nông nghiệp
(IPM), Giáo trình giảng dạy sau đại học, NXB Nông nghiệp.
26. Võ Hùng (1992), Giáo trình chọn tạo và sản xuất giống cây trồng, XB
Nông nghiệp, Hà Nội.
27. Nguyễn Trọng Khanh (2002), Khảo sát , chọn lọc một số giống lúa nhập
nội chất lượng cao, NXB Nông nghiệp.
28. Nguyễn Văn Luật (2001), Chọn giống lúa chín cực sớm. Cây lúa Việt Nam
thế kỷ 29, NXB Nông nghiệp.
30. Đinh Văn Lữ (1978), Giáo trình cây lúa, NXB Nông nghiệp.
31. Tanaka Akira (Đinh Văn Lữ dịch) (1987), Bàn về sinh thái lúa nhiệt đới,
NXB Nông nghiệp
32. Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề (2001), Bệnh cây Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp.
33. Nguyễn Hồng Minh (1999), Giáo trình di truyền học, NXB Nông nghiệp.
34. Nửa thế kỹ phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam (1945-1995),
NXB Thống kê, 1995.
35. Trần Duy Quý (1997), Các phương pháp mới trong chọn tạo giống cây
trồng, NXB Nông nghiệp.
36. Nguyễn Hữu Tề, Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Hà Công Vượng
(1997), Giáo trình cây lương thực, tập 1 (Cây lúa), NB Nông nghiệp.
37. Phạm Chí Thành (1976), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng,
NXB Nông nghiệp.
38. Vũ Thị Thìn, Nguyễn Bá Trinh, Lê Doãn Diên (1989), Mối quan hệ giữa
nhiệt độ hóa hồ và mức độ bạc bụng của hạt gạo. Tạp chí KHKT Nông
nghiệp, số 5, trang 277-278.
39. Nguyễn Công Thuật (1996), Nghiên cứu sản xuất lúa lai và đánh giá sâu
bệnh hại trên lúa lai và lúa thuần, Viện Bảo vệ thực vật. NXB Nông nghiệp
40. Nguyễn Thị Hương Thủy (2003), Nghiên cứu chất lượng một số giống lúa,
NXB Nông nghiệp.
41. Hồ Khắc Tín (1982), Giáo trình côn trùng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp.
42. Togari.Y (1962), Sinh lý cây lúa, NXB nông thôn, Hà Nội.
43. Nguyễn Thị Trâm (1998), Chọn tạo giống lúa, Bài giảng Cao học, NXB
Nông nghiệp.
44. Đào Thế Tuấn (1970), Sinh lý ruộng lúa năng suất cao, NXB Nông nghiệp.
45. Vũ Hữu Yêm (1995), Giáo trình phân bón và cách bón phân, NXB Nông nghiệp.
46. Yosida (1979), Những kiến thức cơ bản nghề trồng lúa, NXB Nông nghiệp.
47. Guliaeb và Gujop (1978) , Chọn giống và công tác giống cây trồng (bản dịch), NXB Nông nghiệp.
48. Ủy ban khoa học Nhà nước (1992), Tiêu Chuẩn Việt Nam: Gạo, TCVN
5643-1992.
49. Ủy ban khoa học Nhà nước (1992), Tiêu Chuẩn Việt Nam: Gạo - Yêu cầu
kỹ thuật, TCVN 564-1992.
50. Hatch M. P, Slack C. R. (1970), Photosynthesis CO2 - fixation pathway,
Ann, Rev, Plant Physoil, Australia.
51. Hayashi K. (1968), Response of net asimilation rate to differing intensity of sunlight in rice varieties, Crop Sci, Soc, Japan.
52. IRRI (1970), Standard Evaluation System for Rice, 4th edition, Manila, Philippines, page 46-47.
53. Jennings P.R., Coffman W.R., Kauffman H.e. (1979), Improving rice
varieties, IRRI, Philippins.
54. Kato I. (1965), Relation between transpiration amount and leaf area index
on various rop, Res, Prog, Rep, Tokai, 14-18.
55. Kawano K, Tanaka A. (1968) Growth duration in relation to yield and
nitrogen response in the rice plant, Japan Breed, 18 (46 - 52).
56. Matsushima S, (1963), Anlysis of developmental factors determining yield
prediction and culture improvement of lowland rice, Proc Sci, Soc, Japan
26, page 243 - 284.
57. Murata Y, Miyashaka A, (1968), On the solar energy balance of rice