3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.5.1 Khả năng chống chịu sâu bệnh hại
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, sâu bệnh hại là đối tượng gây hại làm tổn thất lớn về năng suất. Đối với cây lúa sâu bệnh có thể làm mất mùa hoàn toàn hay thất thu nặng. Nước ta có địa hình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu, bệnh phát triển và gây hại. Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh để tránh được thời điểm xung yếu của cây và hoạt động mạnh của sâu, bệnh nhằm tìm ra các giống có khả năng kháng tốt là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong sản xuất nông nghiệp. Sâu bệnh làm cho cây sinh trưởng phát triển không bình thường, làm rối loạn quá trình sinh lý, sinh hóa của cây trồng, hoặc làm mất một hay một số bộ phận nào đó của cây trồng.
Qua quá trình theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả về tình hình sâu bệnh hại chính như sau:
* Rầy nâu (Nilaparvatae lugens Stal.)
Rầy non và rầy trưởng thành dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của lúa. Bị hại nhẹ các lá dưới có thể bị héo, bị nặng có thể gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng, năng suất giảm mạnh hoặc mất trắng. Thông thường khi bị hại chúng tạo nên các vết hại màu nâu đậm. Nếu bị rầy hại nặng thì phần dưới thân cây lúa bị đen nâu. Tổ chức dẫn nhựa của cây lúa bị tổn hại nghiêm trọng làm cho lúa bị héo và chết. Nếu giai đoạn làm đòng - trổ bị nhiễm rầy thì càng nghiêm trọng hơn, rầy có thể chích hút ở đòng non, đồng thời rầy chích rách mô thân cây để đẻ trứng. Các vết thương do rầy gây ra tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập và gây hại. Rầy còn là đối tượng truyền bệnh lùn xoắn lá.
Trong thí nghiệm vụ Xuân 2014 này, qua theo dõi chúng tôi thấy, hầu hết các giống trong vụ Xuân này không nhiễm rầy hoặc nhiễm rầy nhẹ, chỉ duy nhất giống LTH31 nhiễm nhẹ ở điểm 1.
Con trưởng thành (gọi là ngài) rất thích ánh sáng đèn mạnh, vũ hóa vào ban đêm (thường là 9÷4 h sáng). Ngài cái thích di chuyển sang những ruộng lúa xanh đậm thừa đạm, những ruộng bản lá to, ruộng gần mương nước, gần đường đi thường bị hại nặng hơn. Thành trùng trưởng thành đẻ trứng trên mặt lá gần gân chính, sâu non mới nở rất linh họat, nhanh nhẹn ăn lớp mô của lá. Sâu bò khắp trên lá, thân, sâu chui vào lá nõn, mặt trong bẹ lá hoặc trên mặt lá bao ăn thịt lá. Sau một thời gian, sâu nhả tơ kéo hai mép khoảng giữa lá lúa dệt thành bao, ống ở trong đó gây hại có thể phá hoại suốt ngày đêm. Việc phòng trừ sâu cuốn lá là rất khó khăn vì chúng có số lượng lớn, vòng đời ngắn. Mức độ bị hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra tùy thuộc vào từng giống lúa khác nhau, từng giai đoạn sinh trưởng, thời vụ gieo cấy và chế độ chăm sóc. Qua theo dõi chúng tôi thấy các giống tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ nhưng đang ở ngưỡng cho phép. Giống nhiễm sâu cuốn lá cao nhất là LTH 31 (điểm 3). Các giống còn lại nhiễm sâu cuốn lá nhẹ hơn, ở điểm 1 và điểm 1÷3.
Bảng 3.11: Tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa tham gia thí nghiệm.
ĐVT: điểm Chỉ tiêu Giống Rầy nâu Sâu cuốn lá Sâu đục thân Bệnh đạo ôn lá lúa Đạo ôn cổ bông Bệnh khô vằn KD 18 (ĐC) 0 1÷3 3 1÷3 0 1÷3 GL 105 0 1÷3 1÷3 3 0 1÷3 LTH31 1 3 3 3 1÷3 1÷3 MT10 0 1 1÷3 1÷3 0 3 NT4 0 1 1 1÷3 0 1 HT1 0 1 1 1÷3 0 1÷3
* Sâu đục thân (Chilotraca auricilia).
Một trong những đối tượng sâu hại chủ yếu đối với lúa vụ Xuân ở Bắc Trung bộ nói chung và khu vực Nghệ An nói riêng là sâu đục thân. Nước ta sâu đục thân không chỉ xuất hiện và phá hoại trên lúa mà còn xuất hiện và phá hoại trên nhiều cây trồng khác như: Ngô, kê, . . .. Sâu
thường xuất hiện khi có điều kiện thời tiết thuận lợi (nhiệt độ 23÷26 0C).
Giai đoạn trứng, nhộng, trưởng thành ẩm độ thích hợp là 75÷90%, sâu
lúa thí nghiệm ở vụ này các giống đều nhiễm sâu đục thân nhưng còn thấp và ở ngưỡng chấp nhận. Có 2 giống nhiễm sâu đục thân cao nhất là giống ĐC và giống LTH31 nhiễm ở điểm 3, các giống còn lại nhiễm thấp hơn và ở mức điểm 1, 1÷3.
*Bệnh đạo ôn lá lúa (Pyricularia oryzae Cav. et. Bri.)
Bệnh đạo ôn có thể xuất hiện và gây hại từ mạ đến chín, và có thể gây bệnh ở bẹ lạ, lá, lóng, cổ bông, gié và hạt, . . ..
Vết bệnh trên mạ lúc đầu là hình bầu dục nhỏ, sau là hình thoi nhỏ có màu nâu hồng hoặc màu vàng, khi bị bệnh nặng từng đám bệnh kế tiếp nhau làm cho cây mạ có thể chết.
Vết bệnh trên lá lúa lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mơ vết dầu, sau đó chuyển thành màu xám nhạt. Sự phát triển tiếp tục của triệu chứng bệnh tùy theo mức độ phản ứng bệnh của mỗi cây: Trên các giống mẫn cảm các vết bệnh to, hình thoi, dày và màu nâu nhạt, có khi có quầng màu vàng nhạt. Còn trên các giống chống chịu là những chấm nhỏ không đặc trưng. Ở các giống phản ứng trung gian, vết bệnh hình tròn hoặc hình bầu dục nhỏ và xung quanh có viền màu nâu. Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy các giống đều nhiễm bệnh đạo ôn lá lúa ở mức trung bình trong đó giống GL105 và LTH31 nhiễm mức độ cao hơn và thể hiện ở điểm 3. Các giống còn lại đều nhiễm thấp hơn và ở mức 1÷3.
*Bệnh đạo ôn cổ bông
Vết bệnh trên cổ bông cổ gié và trên hạt: Các vị trí khác nhau của bông lúa đều có thể bị bệnh với triệu chứng là các vết bệnh màu nâu xám và chổ bị bệnh hơi teo thắt lại. Nếu vết bệnh xuất hiện trên cổ bông sớm thì bông lúa bị lép, bạc lạc, còn nếu xuất hiện muộn thì làm cho gãy cổ bông. Vết bệnh hình thành trên hạt không định hình, có màu nâu xám hoặc màu nâu đen và hạt chính là nguồn lây bệnh từ vụ này qua vụ khác.
Nấm đạo ôn sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 25÷28 0C và độ ẩm không khí cao
93%, điều kiện ánh sáng âm u có tác động mạnh thúc đầy sinh sản bào tử nấm, bào tử nẩy mầm tốt ở 24÷28 0C và có giọt nước.
Trong quá trình gây bệnh nấm tiết ra một số độc tố như axit C6 H5 NO2 và C18 H14 N2 O3, có tác dụng kìm hãm sự hô hấp và thủy phân các enzym chứa kim loại của cây, Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề (2001) [35].
Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy duy nhất chỉ có giống LTH31 bị nhiễm đạo ôn cổ bông ở mức điểm 1÷3. Các giống còn lại không nhiễm loại bệnh này.
* Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn.)
Bệnh khô vằn gây hại chủ yếu một số bộ phận của cây lúa như bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.
Vết bệnh ở bẹ lá đầu tiên lúc đầu có vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ, dạng đám mây. Khi bị nặng, cả bẹ và phần lá phía trên bị chết lụi.
Vết bệnh ở lá tương tự như ở bẹ, thường vết bệnh lan rộng rất nhanh chiếm hết cả bề rộng phiến lá tạo ra từng mảng vân mây hoặc vết vằn da hổ. Các lá già dưới hoặc lá sát mặt nước là nơi phát sinh bệnh đầu tiên sau đó lan lên các lá phía trên.
Vết bệnh ở cổ bông thường là vết bệnh dài bao quanh cổ bông, hai đầu vết bệnh thường có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm co tóp lại.
Trên vết bệnh ở tất cả các vị trí gây hại đều xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục nằm rãi rác.
Nấm sinh trưởng rất thích hợp ở nhiệt độ 24÷32 0C và ẩm độ bảo hòa hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh mạnh, tốc độ lây lan rất nhanh, ở nhiệt độ <10 0C hoặc >38 0C nấm ngừng sinh trưởng, (Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề, 2001) [31].
Qua theo dõi trong vụ sản xuất vụ Xuân 2014 chúng tôi thấy: Giống nhiễm bệnh khô vằn thấp nhất là NT4 (điểm 1), Giống nhiễm cao nhất là MT10 (điểm 3). Các giống còn lại nhiễm ở mức điểm 1÷3, tất cả các giống đều nhiễm bệnh nhưng đang ở mức thấp cho phép chấp nhận được.