3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.6. Một số đặc trưng hình thái của các giống lúa thí nghiệm
* Dạng lá
Lá là cơ quan quang hợp của cây, để thực hiện chức năng đó bộ lá của cây có sự sắp xếp, phân bổ cấu trúc trong không gian của tán lá. Ngày nay trong công tác chọn tạo giống thường ưu tiên cho giống lúa thấp cây, lá cứng có màu xanh đậm, góc độ giữa thân và lá nhỏ tránh sự che khuất lẫn nhau, nâng cao hiệu suất quang hợp. Qua quá trình nghiên cứu các giống lúa, chúng tôi nhận thấy các giống tham gia thí nghiệm đều có dạng lá nửa đứng, và theo phương pháp bố trí mật độ cấy với 50 khóm/m2 là phù hợp.
* Màu sắc lá
Màu sắc lá là một đặc tính di truyền quyết định. Tuy nhiên màu sắc lá cúng chịu sự chi phối của các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, chế độ phân bón, . . .. Mặt khác ở trong điều kiện thời tiết, kỹ thuật thâm canh như nhau thì màu sắc lá của các giống cũng có sự khác nhau. Những giống có phản ứng đạm thấp thường có màu xanh nhạt và ngược lại những giống có phản ứng đạm cao thường có màu xanh đậm. Lá xanh đậm biểu hiện mật độ diệp lục ở bề mặt lá cao nên có khả năng tiếp nhận ánh sáng lớn
Qua nghiên cứu theo dõi đặc trưng hình thái về màu sắc lá của các giống ở Bảng 3.13 chúng tôi nhận thấy tất cả các giống đều có màu sắc xanh đậm.
* Diện tích lá đòng
Lá đòng là lá có vai trò quan trọng trong việc tích luỹ chất khô của cây lúa ở giai đoạn cuối. Theo nghiên cứu của Bùi Huy Đáp, (1987) [14] cho rằng: Nếu cắt bỏ lá đòng thì tỷ lệ lép chiếm 40÷50% trọng lượng, chất khô giảm 50%. Điều này chứng tỏ lá đòng có vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất lúa sau này. Như vậy, những giống lúa có diện tích lá đòng lớn, góc độ lá đòng nhỏ thì khả năng quang hợp lớn, đồng thời vận chuyển được nhiều chất khô về hạt hơn.
Qua các kết quả ở Bảng 3.13 cho ta thấy: Diện tích lá đòng của các giống
Giống có diện tích lá đòng cao nhất là MT10 (5,30 cm2), cao hơn ĐC 0.84 cm2,
các giống còn lại đều có diện tích lá đòng cao hơn ĐC 0,04÷0,31 cm2. * Góc độ
lá đòng
Góc độ lá đòng là do yếu tố di truyền của giống quyết định. Những giống có góc độ lá đòng nhỏ và diện tích lá đòng lớn thì khả năng quang hợp lớn, hiệu suất quang hợp tăng, ngược lại, những giống có góc độ lá đòng lớn thường có hiện tượng che khuất lẫn nhau nên hiệu suất quang hợp nhỏ và làm cho ruộng lúa không được thông thoáng, độ ẩm dưới tán cao sẽ tạo điều kiện thuận lơi cho sâu bệnh phát triển dẫn đến ảnh hưởng năng suất.
Bảng 3.13:Một số đặc trưng về hình thái của các giống lúa thí nghiệm
Giống Chỉ tiêu Dạng lá (đứng/ ngã) Màu sắc lá (đậm/ nhạt) Diện tích lá đòng (cm2) Góc độ lá đòng (độ) Chiều dài bông (cm) Màu sắc hạt lúa Tỷ lệ dài/rộng hạt lúa Dạng trỗ (dấu/ khoe KD 18
(đ/c) Nửa đứng Xanh đậm 4,78 16,30 23,93 Vàngsáng 2,61 khoeHơi
GL 105 Nửa đứng Xanh đậm 4,76 16,60 23,94 Vàngsáng 2,45 khoeHơi
LTH31 Nửa đứng Xanh đậm 4,72 10,80 25,23 Vàng sáng 2,73 Hơi khoe MT10 Nửa đứng Xanh đậm 5,35 10,03 24,70 Vàng sáng 2,91 Hơi khoe
NT4 Hơi ngã Xanh nhạt 4,46 16,30 24,00 Vàngsáng 3,41 khoeHơi
HT1 Nửa đứng Xanh đậm 4,50 9,13 24,93 Vàngnâu 3,40 khoeHơi
CV% 6,3 7,1 2,7 1,9
LSD0,05 0,53 1,66 1,16 0,11
Qua kết quả đo đếm góc độ lá đòng chúng tôi thu được ở Bảng 3.13 cho
thấy: Góc độ lá đòng của các giống dao động 9,13÷16,60o. Giống có góc độ lá
đòng thấp nhất là HT1 (9,13o), thấp hơn giống ĐC là 7,17o và giống có góc độ lá đòng cao nhất là GL105 (16,60o), cao hơn ĐC 0,30o.
*Chiều dài bông
Chiều dài bông là đặc tính di truyền quyết định nhưng cũng bị chi phối bởi điều kiện thời tiết, kỹ thuật thâm canh, đầu tư thâm canh. Nó liên quan đến số hạt trên bông, khả năng kết hạt và số lượng hạt chắc trên bông. Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy, chiều dài bông của các giống lúa thí nghiệm dao động 23,94÷25,23 cm. Trong đó giống Đối chứng có chiều dài bông ngắn nhất (23,94 cm), các giống còn lại có chiều dài bông chênh lệch nhau không nhiều và giống LTH31 có chiều dài bông lớn nhất (25,23 cm).
* Màu sắc hạt lúa
Màu sắc hạt lúa được quyết định bởi yếu tố di truyền là chính, ngoài ra cũng bị thay đổi một phần do quá trình tác động của yếu tố chăm sóc, dịch bệnh. nếu thời điểm lúa trổ bông đến chín không có nước thì hạt lúa tích lũy chất khô sẻ kém hơn và màu sắc hạt lúa sẻ nhạt hơn. Như chúng ta biết, màu sắc hạt tác động đến thị hiếu người tiêu dùng và có ý nghĩa trong việc xuất khẩu lúa gạo. Những giống có dạng hạt dài, màu sắc hạt vàng sáng, vỏ lụa hạt gạo trắng là những chỉ tiêu mà các nhà nghiên cứu và thị trường quan tâm hơn.
Qua thí nghiệm cho thấy trong 6 giống tham gia thí nghiệm thì có 5 giống có màu sắc hạt lúa màu vàng và chỉ có giống HT1 có hạt màu nâu.
*Dạng trổ bông
Đây làđặc trưng hình thái quan trọng được quyết định bởi yếu tố di truyền, thông thường các giống lúa có hai kiểu là dấu bông và khoe bông. Giống khoe bông thường trổ tập trung, dễ bị rụng hạt do yếu tố môi trường tác động và sự phá hoại của côn trùng, chim, chuột làm ảnh hưởng đến năng suất. Trong thực tế sản xuất, người ta thường chọn những giống trổ thoát và dấu bông. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy tất cả các giống đều có dạng trổ hơi khoe bông.
* Độ thoát cổ bông
Độ thoát cổ bông là đặc tính di truyền của giống nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh tác động. Chiều dài cổ bông dài quá hoặc ngắn quá đều ảnh hưởng không tốt đến năng suất, nếu cổ bông thoát quá cao thì
bông lúa dễ bị gãy gục do yếu tố ngoại cảnh, dễ nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông và làm cho việc vận chuyển chất khô vào hạt kém và dẫn đến tỷ lệ hạt lép lửng cao. Nếu độ thoát cổ bông kém thì các hoa phía dưới nằm trong bẹ lá không thể thụ phấn được dẫn đến tỷ lệ hạt lép cao và ảnh hưởng đến năng suất hạt trên bông cũng như quần thể. Như vậy, độ thoát cổ bông là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với công tác chọn tạo giống lúa. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy có hai giống: LTH31 và MT10 có độ thoát cổ bông kém hơn, ngắn sát mép bao lá đòng (điểm 3), các giống còn lại đều trổ thoát cổ tốt (điểm 1).
Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu khác của các giống lúa tham gia thí nghiệm
(ĐVT: điểm) Giống Độ thuần đồng ruộng (điểm) Độ thoát cổ bông (điểm) Độ tàn lá (điểm) KD 18 (ĐC) 1 1 1 GL 105 1 1 3 LTH31 1 3 3 MT10 1 3 1 NT4 1 1 1 HT1 1 1 1 * Độ thuần đồng ruộng
Đây là chỉ tiêu đánh giá tính ổn định của giống trong quá trình nghiên cứu trên đồng ruộng sau khi đã tiến hành các đợt khảo nghiệm trên các vùng sinh thái về giống, tính ổn định đó thể hiện trên các tiêu chí về độ đồng đều chiều cao cây, về thời gian trổ bông, lẫn tạp sinh học, . . .. Qua nghiên cứu cho thấy các giống tham gia thí nghiệm đều có độ thuần đồng ruộng rất cao và ở mức điểm 1.
*Độ tàn lá
Là sự duy trì màu sắc lá khi lúa chín. Đây là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến năng suất của các giống lúa. Những giống có màu xanh duy trì khi chín thường làm tăng sản phẩm quang hợp có tiềm năng cho năng suất cao. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào yếu tố di truyền của từng giống và yếu tố ngoại cảnh: Thời tiết, khí hậu, phân bón, . . .. Trong các giống lúa thí nghiệm có các giống KD18,
MT10, NT4 và HT1 có độ tàn lá muộn và chậm (điểm1), các giống còn lại có độ tàn lá trung bình.