Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa ngắn ngày trên vùng đất cát pha trong vụ xuân 2014 tại thành phố Vinh, Nghệ An (Trang 80)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa

Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Đó cũng là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất. Năng suất do bản chất di truyền của giống và tác động của điều kiện ngoại cảnh.

Năng suất cây lúa được quyết định bởi 3 yếu tố cơ bản: Số bông/m2, số hạt

chắc/bông, và khối lượng 1000 hạt (P1000 hạt). Khi số bông tăng lên một cách hợp lý thì năng suất của lúa cũng tăng lên, nhưng khi số bông tăng lên (số bông/m2) quá lớn thì sẽ làm cho quá trình quang hợp và tích lũy chất khô giảm đi và năng suất cũng giảm theo. Khối lượng 1000 hạt ít thay đổi, bởi đây là đặc tính của giống, nó được khống chế bởi kích thước vỏ trấu do các kiểu gen của từng giống quy định, tỷ lệ hạt chắc trên bông phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, nhất là giai đoạn trổ bông trở về sau.

Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong

nghiên cứu được thể hiện trên Bảng 3.15. Chỉ tiêu Giống Số bông/m2 Tổng số hạt/bông (hạt) Hạt chắc /bông (hạt) Tỷ lệ lép (%) M 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha NSTT (tạ/ha) KD 18 (ĐC) 236,50 216,20 175,06 19,02 19,17 79,36 59,52 GL 105 223,00 178,60 153,00 14,25 24,46 83,57 62,67 LTH31 198,00 193,33 162,33 16,03 24,37 78,29 58,71 MT10 191,66 186,60 161,10 13,65 26,77 82,65 61,98 NT4 246,67 181,73 149,76 17,58 23,83 88,03 66,90 HT1 238,33 192,76 149,26 19,18 24,40 86,79 65,09 CV% 6,3 6,0 3,3 1,6 4,8 4,4 LSD0,05 25,10 4,4 9,81 0,69 5,69 5,03

Bảng 3.15. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa tham gia thí nghiệm

* Số bông/m2

tính chất quyết định nhất đến năng suất. Số bông trên đơn vị diện tích hình thành dựa vào hai yếu tố đó là: Mật độ gieo cấy và khả năng đẻ nhánh hữu hiệu. Cùng một mật độ cấy nhưng chúng tôi nhận thấy giữa các giống có sự khác nhau rõ rệt

về số bông/m2, chứng tỏ khả năng đẻ nhánh của các giống là khác nhau, qua số

liệu ở bảng cho thấy số bông của các giống biến động tương đối lớn (191,66÷

246,67 bông/m2). Giống có số bông cao nhất là NT4 (246,67 bông/m2), cao hơn

giống ĐC 10,17 bông/m2 và giống có số bông thấp nhất là giống MT10 (191,66

bông/m2), thấp hơn giống ĐC 44,84 bông/m2.

* Tổng số hạt/bông

Đây là chỉ tiêu không chỉ do yếu tố di truyền của giống quyết định mà con chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố khác như: Thời tiết, phân bón, sâu bệnh, . . . thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ làm đòng hoặc ngoại cảnh bất lợi như trời rét, thiếu nước, sâu bệnh, . . . là các nguyên nhân dẫn đến thoái hóa dé hoa làm giảm số hạt/bông. Do vậy, chúng ta cần có biện pháp canh tác phù hợp đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt, số hạt/bông cao. Qua theo dõi các giống lúa thí nghiệm chúng tôi thấy, số hạt/bông giữa các giống thí nghiệm đều có sự sai khác có ý nghĩa. Các giống lúa tham gia thí nghiệm đều có số hạt trên bông thấp hơn giống ĐC 22,87÷37,60 hạt/bông. Riêng giống ĐC có số hạt/bông cao nhất là 216,20 hạt/bông.

Hình 3.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm

Quá trình hình thành hạt chắc trên bông chịu ảnh hưởng của hai thời kỳ: Trước và sau trổ. Thời kỳ trước trổ bông là khi phân hóa đòng, chủ yếu là thành phần hóa học trong cây lúa, cấu tạo vật lý của cây và số hạt trên bông nhiều hay ít. Ảnh hưởng sau trổ bông chủ yếu là quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra thuận lợi hay không thuận lợi, quá trình quang hợp tốt hay xấu, quá trình hô hấp sáng diễn ra mạnh hay yếu. Sự quang hợp sau trổ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tích lũy tinh bột trong phôi nhũ của hạt.

Qua số liệu thu được ở bảng trên cho thấy: Các giống tham gia thí nghiệm có hạt chắc/ bông thấp hơn giống ĐC 12,73÷25,80 hạt/bông. Giống có hạt chắc/ bông thấp nhất là giống HT1 (149,26 hạt/bông) và giống có số hạt chắc/bông cao nhất là giống ĐC (175,06 hạt/bông).

* Khối lượng 1000 hạt

Là yếu tố cuối cùng tạo năng suất lúa, so với các yếu tố cấu thành năng suất khác thì khối lượng 1000 hạt ít biến động hơn, nó phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền. Khối lượng 1000 hạt do hai bộ phận cấu thành là khối lượng vỏ trấu và khối lượng hạt gạo. Khối lượng vỏ trấu thường chiếm 20% và khối lượng hạt gạo chiếm chiếm 80% khối lượng toàn hạt [18]. Vì vậy, muốn khối lượng hạt gạo cao, phải tác động vào cả 2 yếu tố này bằng các phương pháp như bố trí mật độ, chế độ nước, dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý thì sẻ đảm bảo được khối lượng cũng như chất lượng hạt lúa.

Các giống tham gia thí nghiệm đều có khối lượng 1000 hạt cao hơn giống ĐC 23,83÷26,77 g/1000 hạt. Giống có khối lượng cao nhất là MT10 (26,77 g/1000 hạt), cao hơn giống ĐC 7,60 g/1000 hạt. Giống ĐC có khối lượng 1000 hạt thấp nhất (19,17 g/1000 hạt)

* Năng suất lý thuyết

Là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá tiềm năng cho năng suất của giống. Trên thực tế người ta luôn phấn đấu để đưa năng suất thực thu tiến gần đến năng suất lý thuyết. Năng suất lý thuyết được tính dựa vào 3 yếu tố cấu thành năng suất là số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt. Năng suất lý thuyết của các giống lúa trong thí nghiệm dao động 78,29÷88,03 tạ/ha. Giống có năng suất lý thuyết cao

nhất là NT4 (88,03 tạ/ha), cao hơn giống ĐC 8,67 tạ/ha và giống có năng suất lý thuyết thấp nhất là LTH 31 (78,29 tạ /ha), thấp hơn giống ĐC 1,07 tạ/ha.

* Năng suất thực thu

Là kết quả đánh giá một cách chính xác nhất và cụ thể nhất về năng suất của các giống lúa trong thí nghiệm. Năng suất thực thu của các giống sẽ quyết định tính hiệu quả của quá trình sản suất. Năng suất thực thu của các giống lúa trong thí nghiệm đều khác nhau có nghĩa. Giống có năng suất thực thu cao nhất là giống NT4 (68,23 tạ/ha), cao hơn giống ĐC 8,71 tạ/ha. Giống có năng suất thực thu thấp nhất là giống LTH31 (đạt 58,71 tạ/ha), thấp hơn giống ĐC 0,81 tạ/ha. Các giống còn lại đều có năng suất thực thu cao hơn giống ĐC 6,77÷8,31 tạ/ha.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa ngắn ngày trên vùng đất cát pha trong vụ xuân 2014 tại thành phố Vinh, Nghệ An (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w