3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.3. Khả năng tích lũy chất khô
Bảng 3.6. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa tham gia thí nghiệm
ĐVT: g/cây Chỉ tiêu Giống Thời kỳ trước trổ Thời kỳ lúa trổ Thời kỳ chín sáp KD 18 (đ/c) 17,74 24,26 32,72 GL 105 20,04 27,37 37,89
LTH31 19,90 25,85 35,16 MT10 18,50 25,99 42,07 NT4 20,12 32,39 43,28 HT1 19,81 27,06 33,41 CV% 2,1 2,3 2,48 LSD0,05 1,78 1,83 2,75
Tích lũy chất khô là quá trình cây trồng tổng hợp các chất vô cơ và hữu cơ tạo ra các bộ phận của cây, là giai đoạn các chất dinh dưỡng dồn về cơ quan dự trữ. Sự tích lũy chất khô xảy ra liên tục trong đời sống cây trồng, từ lúc gieo đến khi thu hoạch, nhưng tốc độ thay đổi tùy theo thời kỳ và thường mạnh nhất khi bước vào quá trình làm củ, quả, hạt. suất hạt. Katsura (2007) cho rằng, năng suất lúa phụ thuộc chủ yếu vào năng suất chất khô được tạo ra ở giai đoạn trước trổ.Trong đó thân lúa đóng vai trò quan trọng cho việc dự trữ các sản phẩm hữu cơ, các chất hữu cơ này sẽ được vận chuyển đến hạt trong giai đoạn hạt vào chắc (Katsura và cộng sự, 2007; Chen và cộng sự, 2008).Tuy nhiên sự đóng góp của các chất hữu cơ dự trữ trong thân đối với năng suất lúa không giống nhau giữa các giống mà dao động 0÷90% (Wang, 1986). Horic và cộng sự (2003) đã chỉ ra tốc độ tích lũy chất khô thời kỳ cuối giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng có tương quan thuận và ý nghĩa đối với năng suất. Khả năng tích lũy chất khô trước trổ cao có ý nghĩa trong việc tạo ra nhiều hidratcacbon bán cấu trúc trong thân lá, hidrat cacbon bán cấu trúc này có tương quan thuận với tốc độ vận chuyển hydrat cacbon bán câu trúc về bông ở giai đoạn đầu trong quá trình vào chắc của hạt (Takai, 2006). Đây là nguyên nhân rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa.
Kết quả Bảng 3.6 cho thấy khối lượng chất khô được tích lũy của tất cả các giống đều tăng từ thời kỳ trước trổ đến thời kỳ chín sáp .
Ở thời kỳ trước trổ, giống có khối lượng chất khô cao nhất là giống NT4, đạt 20,12 g/cây, cao hơn ĐC 2,38 g/cây, giống có khối lượng chất khô thấp nhất là giống MT10, đạt 18,50 g/cây, cao hơn ĐC 0,76 g/cây. Các giống còn lại có khối lượng chất khô cao hơn ĐC dao động 2,07÷2,3 g/cây.
Ở thời trổ, giống có khối lượng chất khô cao nhất là giống NT4, đạt 32,39 g/cây, cao hơn ĐC 8,13 g/cây, giống có khối lượng chất khô thấp nhất là giống LTH31, đạt 25,85 g/cây, cao hơn ĐC 1,59 g/cây. Các giống còn lại có khối lượng chất khô cao hơn ĐC và dao động 1,73÷3,01 g/cây
Ở thời kỳ chín sáp, giống có khối lượng chất khô cao nhất là giống NT4, đạt 43,28 g/cây,cao hơn ĐC 10,56 g/cây, giống có khối lượng chất khô thấp nhất là giống HT1 đạt 33,41 g/cây, cao hơn ĐC 0,69 g/cây. Các giống còn lại có khối lượng chất khô cao hơn ĐC 2,44÷9,35 g/cây.