Tình hình sản xuất lúa tại Nghệ An

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa ngắn ngày trên vùng đất cát pha trong vụ xuân 2014 tại thành phố Vinh, Nghệ An (Trang 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3. Tình hình sản xuất lúa tại Nghệ An

Nghệ An là một tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất trong cả nước bao gồm 1.648.977,1 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1.249.176,1 ha. Mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất lớn nhưng đất sản xuất lúa chỉ có 107.237,8 ha chiếm 1/11 tổng số đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích sản xuất lúa tập trung chủ yếu ở các huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Đô Lương, Yên Thành, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Nam Đàn Và Anh Sơn. Các huyện còn lại cũng có diện tích sản xuất lúa nhưng không đáng kể. Là một tỉnh đất rộng, người đông và có nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng hàng năm sản xuất lúa gạo vẫn được coi là quan trọng bậc nhất. Tuy nhiên lâu nay việc sản xuất lúa mang tính tự cung, tự cấp nên năng suất chưa cao và chất lượng còn thấp. Thời gian gần đây dưới sự lãnh đạo chỉ đạo sát sao về công tác sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất lúa của tỉnh ủy, UBND Tỉnh Nghệ An, sự vào cuộc của các sở Khoa học Công nghệ, Sở Nông nghiệp và các Viện, Trung tâm nghiên cứu, Các trung tâm giống cây trồng, Công ty giống và các Công ty TNHH chuyên cung ứng giống cho người trồng lúa, vì vậy mà Năng suất, chất lượng lúa không ngừng được năng cao. Nghệ An cũng là một trong những trung tâm ứng dụng sớm nhất về ưu thế lai và có diện tích sản xuất lúa lai tương đối lớn đối với cả nước. Nhờ đó mà một vùng quê từ những năm 1980 đã có những câu vè" Năm tám mươi gạo tám mươi - Dân xứ Nghệ mặt vàng như nghệ" Thì ngày nay không những đáp ứng đủ ăn mà còn chuyển sang sản xuất các giống lúa chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và còn tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu lương thực ra thế giới.

Kết quả sản xuất lúa 6 năm qua cho thấy diện tích, năng suất lúa có biến động hàng năm phụ thuộc vào diễn biến thời tiết cụ thể từng năm nhưng ổn định trên 180 ngàn ha. Sản lượng thóc bình quân đầu người 7 năm qua đạt 289÷325kg/người/năm, như vậy về cơ bản Nghệ An đã tự giải quyết được lương thực tại chỗ. Thậm chí nhiều vùng nhờ thâm canh cao, áp dụng giống lúa mới nên có mức tăng trưởng ổn định, năng suất cao. Bên cạnh vấn đề giải quyết lượng thực tại chỗ đã có thóc dư thừa và một phần đã chuyển dịch sang sản xuất lúa gạo làm hàng hóa.

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2008 183.039 50,90 931,758 2009 184.404 48,74 898.801 2010 183.414 45,18 828.622 2011 185.996 51,61 959.977 2012 186.112 52,11 969.824 2013 184.117 50,50 930.076

(Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An, 2014)

Bộ giống lúa chất lượng tham gia mới đầu chỉ có bắc thơm số 7, nếp 352. Nay đã bổ sung thêm nhiều giống lúa thuần mới như: AC5, N87, N97, TL6, PC6, NA2, ..; giống lúa lai như: Nghi Hương 305, Nghi Hương 2308, Syn6, BTE1, GS9.

Như vậy, ngoài việc hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng làm hàng hóa, nhiều địa phương cũng đã có xu thế phát triển lúa chất lượng để ăn như: Thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thành phố Vinh, . . ..

Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu gồm 6 giống lúa thuần: KD18, HT1, Gia Lộc 105, LTH31, MT10 và NT4 trong đó sử dụng giống KD18 làm giống đối chứng và 5 giống lúa: HT1, Gia Lộc 105, LTH31, MT10 và NT4 là các giống thuần được Viện cây lương thực - cây thực phẩm, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa ngắn ngày trên vùng đất cát pha trong vụ xuân 2014 tại thành phố Vinh, Nghệ An (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w