3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm
Đẻ nhánh là một đặc điểm sinh lý rất quan trọng của cây lúa, tổng số nhánh là tiêu chuẩn chứng tỏ mức độ đẻ nhánh mạnh hay yếu của cây lúa, thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác. Đẻ nhánh là yếu tố cơ bản để bảo đảm số bông trên đơn vị diện tích, đặc biệt là khả năng đẻ nhánh hữu hiệu.
3.3.1. Khả năng đẻ nhánh
Các giống tham gia thí nghiệm đẻ nhánh tương đối tập trung. Ở thời gian đầu từ khi cấy đến bén rễ hồi xanh khả năng đẻ nhánh của các giống thấp, do ở thời gian này gặp điều kiện thời tiết rét đậm (nhiệt độ dưới 16 0C) không thuận lợi. Sau thời gian bén rễ hồi xanh một thời gian 16÷20 ngày các giống mới bắt đầu đẻ nhánh bởi vì ở giai đoạn này các giống gặp điều kiện thời tiết thuận lợi và chế độ chăm sóc bảo đảm tốt. Với vụ xuân năm 2014 thì khả năng đẻ nhánh của các giống ở mức độ trung bình, các giống đẻ nhánh mạnh và tập trung vào khoảng 37÷50 ngày sau cấy.
Bảng 3.8. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm
Giống Ngày theo dõi
11/3 18/3 25/3 ¼ 8/4 15/4 KD 18 (ĐC) 1,30 2,20 3,53 4,76 5,60 5,43 GL 105 1,40 2,33 4,43 5,33 6,03 5,57 LTH31 1,30 2,30 4,53 5,34 5,26 4,76 MT10 1,26 2,00 3,70 4,66 5,03 4,77 NT4 1,40 2,30 3,73 4,96 6,43 5,76 HT1 1,43 2,30 3,40 4,43 6,56 6,37 3.3.2. Số nhánh tối đa
Số nhánh tối đa là chỉ tiêu nói lên khả năng đẻ nhánh của các giống. Các giống khác nhau có số nhánh tối đa khác nhau, điều này phụ thuộc bản chất di
truyền của các giống và điều kiện và trình độ canh tác. Trong quá trình sản xuất căn cứ vào thời tiết khí hậu để bón phân và điều tiết nước một cách phù hợp thì cây lúa sẻ làm giảm việc đẻ nhánh lai rai và đẻ nhánh một cách tập trung trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên với thời tiết vụ Xuân năm nay không được thuận lợi, nhiệt độ hạ thấp và kéo dài liên tục đã hạn chế đẻ nhánh của các giống. Các giống lúa trong thí nghiệm có số nhánh tối đa dao động 5,03÷6,56 nhánh/khóm. Trong đó, giống HT1 có số nhánh tối đa cao nhất là 6,56 nhánh/khóm, cao hơn giống ĐC 0,40 nhánh/khóm. Giống có số nhánh tối đa thấp nhất là MT10 có số nhánh tối đa là 5,03 nhánh/khóm, thấp hơn giống ĐC 1,13 nhánh/khóm.
3.3.3. Số nhánh hữu hiệu
Đây là một trong những yếu tố cấu thành năng suất của các giống và quyết định rất lớn đến năng suất thực thu của mỗi giống. Việc chăm sóc và điều chỉnh nước tưới phù hợp sẻ làm giảm các nhánh không có ích và tăng số nhánh hữu hiệu, Các giống thí nghiệm có số nhánh hữu hiệu dao động 3,83÷4,96 nhánh/khóm. Giống có nhánh hữu hiệu cao nhất là NT4 (4,96 nhánh/khóm), cao hơn giống ĐC 0,23 nhánh/khóm. Giống có số nhánh hữu hiệu thấp nhất là MT10 (3,83 nhánh/khóm), thấp hơn ĐC 0,90 nhánh/khóm. 0 1 2 3 4 5 6 7 '11/3 18/3 25/3 '01/4 '08/4 15/4 KD18 GL105 LTH31 MT10 NT4 HT1
Hình 3.3. Động thái tăng trưởng số nhánh của các giống lúa thí nghiệm
Bảng 3.9. Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ thành bông của các giống lúa tham gia thí nghiệm.
Giống bản/khóm đa/khóm hiệu/khóm bông (%) KD 18 (ĐC) 1 6,16 4,73 76,78 GL 105 1 6,03 4,40 73,96 LTH31 1 5,26 3,97 75,47 MT10 1 5,03 3,83 76,14 NT4 1 6,43 4,96 77,13 HT1 1 6,56 4,77 72,71 CV% 6,8 LSD0,05 0,53
3.3.4. Tỷ lệ nhánh thành bông (nhánh hữu hiệu)
Đây là tỷ lệ những nhánh cho bông trên 10 hạt chắc trở lên so với tổng số nhánh. Những giống lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung nhận được nhiều dinh dưỡng ánh sáng, có thời gian sinh trưởng dài nên thường cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao. Các giống tham gia thí nghiệm đều có tỷ lệ nhánh thành bông tương đối cao và cao nhất là giống NT4 (77,13%), các giống còn lại đều đạt tỷ lệ 72,71÷76,78%.
3.4. Thời gian sinh trưởng phát triển của các giống lúa
Thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa được tính từ khi gieo đến khi chín, thời gian này ngắn hay dài tùy thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, mùa vụ, các biện pháp canh tác. Các giống lúa khác nhau thường có thời gian sinh trưởng khác nhau khi gieo trồng chúng trong cùng điều kiện như nhau. Cùng một giống khi gieo trồng ở những vùng sinh thái, mùa vụ, mật độ, khác nhau sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau.
Nghiên cứu thời gian sinh trưởng là cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy, bố trí cơ cấu cây trồng, luân canh, xen canh, gối vụ hợp lý. Đồng thời tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm giúp cho cây lúa phát triển thuận lợi nhất thông qua các giai đoạn sinh trưởng của nó.
Bảng 3.10. Thời gian từ bắt đầu đến kết thúc các thời điểm sinh trưởng phát triển của các giống lúa thí nghiệm
Đơn vị tính: ngày
Tên giống Tuổi
mạ
Thời gian từ cấy đến Bén rễ hồi Bắt đầu đẻ nhánh Đẻ nhánh Bắt đầu trổ Kết thúc trổ Chín hoàn TGS T
xanh tối đa toàn KD 18 (ĐC) 25 7 15 47 72 78 104 129 GL 105 25 7 15 48 74 80 106 131 LTH31 25 7 14 43 71 77 105 130 MT10 25 8 15 47 76 81 107 132 NT4 25 7 14 47 70 75 101 126 HT1 25 7 16 50 77 83 110 135
* Tuổi mạ khi cấy
Tuổi mạ được tính từ khi hạt lúa nẩy mầm đem gieo đến khi nhổ cấy. Thời kỳ này kéo dài hay ngắn tùy thuộc vào giống, mùa vụ, trình độ canh tác. Mạ là giai đoạn đầu nhưng có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ đời sống của cây lúa. Nếu mạ già quá (tuổi mạ lớn) thì lúa phát triển chậm sau cấy do bộ rễ đã quá dài, đẻ nhánh kém và để không tập trung, tỷ lệ nhánh hữu hiệu sẽ thấp nên ảnh hưởng lớn đến năng suất. Nhưng nếu mạ quá non khi cấy xuống lúa dễ chết khi gặp rét hay nóng. Do vậy xác định tuổi mạ thích hợp để xuống cây là việc quan trọng.
Tuổi mạ trong vụ sản xuất này của các giống thí nghiệm là 25 ngày, ở giai đoạn mạ 4 đến 5 lá thật. Như vậy, ở điều kiện thời tiết trong vụ này có ngày nhiệt độ xuống dưới 15 0C và duy trì nhiều ngày nhưng mạ vẫn sinh tương đối tốt, cây khỏe, mập đủ điều kiện để đưa ra ruộng cấy.
* Thời gian từ cấy đến bén rễ hồi xanh
Đây là giai đoạn chuyển mạ sang môi trường mới, sau cấy lúa ngừng sinh trưởng một thời gian, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây giảm. Khi cây lúa hồi xanh, biểu hiện là rễ nhú ra những phần mới (thường màu trắng) bén rễ. Phần trên mặt đất lúa đã tươi trở lại, có xuất hiện những phần lá mới (lúa bỏ lá hẹ).
Giai đoạn này phụ thuộc lớn vào điều kiện ngoại cảnh (mùa vụ). Ngoài ra giai đoạn này ngắn hay dài còn phụ thuộc vào chất lượng mạ đem cấy, trình độ canh tác và chăm sóc của con người. Đây là giai đoạn quan trọng vì giống nào có thời gian bén rễ hồi xanh sớm sẻ bước vào đẻ nhánh sớm.
Nhưng nhìn chung giữa các giống thí nghiệm ở giai đoạn này có sự chênh lệnh nhau không đáng kể, do phản ứng với dinh dưỡng trong đất ít, các giống đang ít bị chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh như ánh sáng, nước, phân bón.
Trong các giống lúa thí nghiệm đều có thời gian bén rễ hồi xanh 7÷8 ngày. So với giống ĐC thì giống MT10 có thời gian bén rễ hồi xanh chậm hơn (8 ngày), các giống còn lại có thời gian bén rễ hồi xanh tương đương so với ĐC (7 ngày).
* Thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh
Sau khi bén rễ hồi xanh cây lúa bắt đầu làm quen với môi trường sống mới, các bộ phận của cây lúa bắt đầu phát triển và bước vào thời kỳ đẻ nhánh. Các giống có thời gian bước vào đẻ nhánh sớm thì sẽ đẻ nhánh tập trung và tạo ra nhiều nhánh hữu hiệu hơn.
Trong thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh của các giống thí nghiệm đã gặp phải thời tiết không thuận lợi, rét đậm, rét hại kéo dài liên tục trong nhiều ngày đã kìm hãm sự sinh trưởng phát triển của cây lúa. dao động 14÷16 ngày. Có hai giống đẻ nhánh sớm hơn so với giống ĐC đó là giống LTH31 và giống NT4 (14 ngày). Hai giống còn lại là GL105 và MT10 có thời gian đẻ nhánh tương đương so với giống ĐC (15 ngày). Giống HT1 (16 ngày) dài hơn giống ĐC 1 ngày
* Thời gian từ cấy đến đẻ nhánh tối đa
Thời gian này ngắn hay dài phụ thuộc chặt chẽ vào đặc tính di truyền và điều kiện ngoại cảnh, đặc biết là yếu tố nhiệt độ và dinh dưỡng. Các giống khác nhau sẽ có khoảng thời gian này khác nhau, cùng một giống cũng có sự khác nhau theo mùa vụ, vùng miền.
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, khoảng thời gian này của các giống thí nghiệm dao động 43÷50 ngày. Giống có thời gian từ cấy đến đẻ nhánh tối đa cao nhất là HT1 (50 ngày), cao hơn ĐC 3 ngày và giống có thời gian từ gieo đến đẻ nhánh tối đa thấp nhất là giống LTH 31 (43 ngày), thấp hơn giống ĐC là 4 ngày.
Kết thúc quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, nhiều giống có sự chênh lệch nhau khá rõ về thời gian sinh trưởng. Điều đó đã thể hiện sự khác nhau rõ rệt về đặc tính di truyền và phản ứng với điều kiện ngoại cảnh của các giống.
Biết được thời gian từ cấy đến làm đòng là cơ sở để có tác động những biện pháp kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây lúa phát triển tốt, lúa bước vào đẻ nhánh sớm và tập trung như: Bón phân thúc đẻ đúng lúc, điều chỉnh nước hợp lý nhằm tiêu diệt bớt số nhánh vô hiệu và hạn chế đẻ nhánh vô hiệu đồng thời tập trung dinh dưỡng cho các nhánh hữu hiệu,…
* Thời gian từ cấy đến bắt đầu trổ
Sau đẻ nhánh tối đa các giống bắt đầu bước vào làm đòng, thời gian này quyết định đến số hạt trên bông sau này. Do vậy thời kỳ làm đòng cần điều kiện ngoại cảnh thích hợp, đặc biệt là lúa phải đầy đủ dinh dưỡng, phải bón thúc đòng. Khoảng thời gian từ cấy đến trổ ở các giống thí nghiệm có sự sai khác nhau rất rõ, dao động 70÷77 ngày. Giống có thời gian từ cấy bắt đầu trổ cao nhất là giống HT1 (77 ngày), dài hơn giống ĐC 5 ngày.
* Thời gian từ cấy đến kết thúc trổ
Thời gian này có ý nghĩa rất lớn đối với năng suất của mỗi giống. Các giống có thới gian biến động 75÷83 ngày. Trong các giống tham gia thí nghiệm thì các giống đều có thời gian trổ là 5 đến 6 ngày, trổ tương đối tập trung. Do ở giai đoạn này thời tiết tương đối thuận lợi.
* Thời gian từ cấy đến chín hoàn toàn
Thời gian chín của các giống được quyết định bởi đặc tính di truyền của giống. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, chế độ phân bón và lượng nước trong ruộng. Khoảng thời gian từ cấy đến chín hoàn toàn thay đổi 101÷110 ngày. Sự chênh lệch giữa các giống dao động 1÷9 ngày.
* Tổng thời gian sinh trưởng
Qua theo dõi chỉ tiêu thời gian sinh trưởng của vụ Xuân 2014 này, chúng tôi thấy giữa các giống có tổng thời gian sinh trưởng biến động 126÷135 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống NT4 (126 ngày), ngắn hơn giống ĐC 3 ngày và giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là giống HT1 (135 ngày), dài hơn giống ĐC là 6 ngày.
3.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính và điều kiện ngoại cảnh bấtthuận của các giống lúa thí nghiệm thuận của các giống lúa thí nghiệm
3.5.1 Khả năng chống chịu sâu bệnh hại
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, sâu bệnh hại là đối tượng gây hại làm tổn thất lớn về năng suất. Đối với cây lúa sâu bệnh có thể làm mất mùa hoàn toàn hay thất thu nặng. Nước ta có địa hình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu, bệnh phát triển và gây hại. Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh để tránh được thời điểm xung yếu của cây và hoạt động mạnh của sâu, bệnh nhằm tìm ra các giống có khả năng kháng tốt là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong sản xuất nông nghiệp. Sâu bệnh làm cho cây sinh trưởng phát triển không bình thường, làm rối loạn quá trình sinh lý, sinh hóa của cây trồng, hoặc làm mất một hay một số bộ phận nào đó của cây trồng.
Qua quá trình theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả về tình hình sâu bệnh hại chính như sau:
* Rầy nâu (Nilaparvatae lugens Stal.)
Rầy non và rầy trưởng thành dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của lúa. Bị hại nhẹ các lá dưới có thể bị héo, bị nặng có thể gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cả ruộng lúa bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng, năng suất giảm mạnh hoặc mất trắng. Thông thường khi bị hại chúng tạo nên các vết hại màu nâu đậm. Nếu bị rầy hại nặng thì phần dưới thân cây lúa bị đen nâu. Tổ chức dẫn nhựa của cây lúa bị tổn hại nghiêm trọng làm cho lúa bị héo và chết. Nếu giai đoạn làm đòng - trổ bị nhiễm rầy thì càng nghiêm trọng hơn, rầy có thể chích hút ở đòng non, đồng thời rầy chích rách mô thân cây để đẻ trứng. Các vết thương do rầy gây ra tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập và gây hại. Rầy còn là đối tượng truyền bệnh lùn xoắn lá.
Trong thí nghiệm vụ Xuân 2014 này, qua theo dõi chúng tôi thấy, hầu hết các giống trong vụ Xuân này không nhiễm rầy hoặc nhiễm rầy nhẹ, chỉ duy nhất giống LTH31 nhiễm nhẹ ở điểm 1.
Con trưởng thành (gọi là ngài) rất thích ánh sáng đèn mạnh, vũ hóa vào ban đêm (thường là 9÷4 h sáng). Ngài cái thích di chuyển sang những ruộng lúa xanh đậm thừa đạm, những ruộng bản lá to, ruộng gần mương nước, gần đường đi thường bị hại nặng hơn. Thành trùng trưởng thành đẻ trứng trên mặt lá gần gân chính, sâu non mới nở rất linh họat, nhanh nhẹn ăn lớp mô của lá. Sâu bò khắp trên lá, thân, sâu chui vào lá nõn, mặt trong bẹ lá hoặc trên mặt lá bao ăn thịt lá. Sau một thời gian, sâu nhả tơ kéo hai mép khoảng giữa lá lúa dệt thành bao, ống ở trong đó gây hại có thể phá hoại suốt ngày đêm. Việc phòng trừ sâu cuốn lá là rất khó khăn vì chúng có số lượng lớn, vòng đời ngắn. Mức độ bị hại do sâu cuốn lá nhỏ gây ra tùy thuộc vào từng giống lúa khác nhau, từng giai đoạn sinh trưởng, thời vụ gieo cấy và chế độ chăm sóc. Qua theo dõi chúng tôi thấy các giống tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ nhưng đang ở ngưỡng cho phép. Giống nhiễm sâu cuốn lá cao nhất là LTH 31 (điểm 3). Các giống còn lại nhiễm sâu cuốn lá nhẹ hơn, ở điểm 1 và điểm 1÷3.
Bảng 3.11: Tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa tham gia thí nghiệm.
ĐVT: điểm Chỉ tiêu Giống Rầy nâu Sâu cuốn lá Sâu đục thân Bệnh đạo ôn lá lúa Đạo ôn cổ bông Bệnh khô vằn KD 18 (ĐC) 0 1÷3 3 1÷3 0 1÷3 GL 105 0 1÷3 1÷3 3 0 1÷3 LTH31 1 3 3 3 1÷3 1÷3 MT10 0 1 1÷3 1÷3 0 3 NT4 0 1 1 1÷3 0 1 HT1 0 1 1 1÷3 0 1÷3
* Sâu đục thân (Chilotraca auricilia).
Một trong những đối tượng sâu hại chủ yếu đối với lúa vụ Xuân ở Bắc Trung bộ nói chung và khu vực Nghệ An nói riêng là sâu đục thân. Nước ta sâu đục thân không chỉ xuất hiện và phá hoại trên lúa mà còn xuất hiện và phá hoại trên nhiều cây trồng khác như: Ngô, kê, . . .. Sâu