3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4. Thời gian sinh trưởng phát triển của các giống lúa
Thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa được tính từ khi gieo đến khi chín, thời gian này ngắn hay dài tùy thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, mùa vụ, các biện pháp canh tác. Các giống lúa khác nhau thường có thời gian sinh trưởng khác nhau khi gieo trồng chúng trong cùng điều kiện như nhau. Cùng một giống khi gieo trồng ở những vùng sinh thái, mùa vụ, mật độ, khác nhau sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau.
Nghiên cứu thời gian sinh trưởng là cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy, bố trí cơ cấu cây trồng, luân canh, xen canh, gối vụ hợp lý. Đồng thời tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm giúp cho cây lúa phát triển thuận lợi nhất thông qua các giai đoạn sinh trưởng của nó.
Bảng 3.10. Thời gian từ bắt đầu đến kết thúc các thời điểm sinh trưởng phát triển của các giống lúa thí nghiệm
Đơn vị tính: ngày
Tên giống Tuổi
mạ
Thời gian từ cấy đến Bén rễ hồi Bắt đầu đẻ nhánh Đẻ nhánh Bắt đầu trổ Kết thúc trổ Chín hoàn TGS T
xanh tối đa toàn KD 18 (ĐC) 25 7 15 47 72 78 104 129 GL 105 25 7 15 48 74 80 106 131 LTH31 25 7 14 43 71 77 105 130 MT10 25 8 15 47 76 81 107 132 NT4 25 7 14 47 70 75 101 126 HT1 25 7 16 50 77 83 110 135
* Tuổi mạ khi cấy
Tuổi mạ được tính từ khi hạt lúa nẩy mầm đem gieo đến khi nhổ cấy. Thời kỳ này kéo dài hay ngắn tùy thuộc vào giống, mùa vụ, trình độ canh tác. Mạ là giai đoạn đầu nhưng có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ đời sống của cây lúa. Nếu mạ già quá (tuổi mạ lớn) thì lúa phát triển chậm sau cấy do bộ rễ đã quá dài, đẻ nhánh kém và để không tập trung, tỷ lệ nhánh hữu hiệu sẽ thấp nên ảnh hưởng lớn đến năng suất. Nhưng nếu mạ quá non khi cấy xuống lúa dễ chết khi gặp rét hay nóng. Do vậy xác định tuổi mạ thích hợp để xuống cây là việc quan trọng.
Tuổi mạ trong vụ sản xuất này của các giống thí nghiệm là 25 ngày, ở giai đoạn mạ 4 đến 5 lá thật. Như vậy, ở điều kiện thời tiết trong vụ này có ngày nhiệt độ xuống dưới 15 0C và duy trì nhiều ngày nhưng mạ vẫn sinh tương đối tốt, cây khỏe, mập đủ điều kiện để đưa ra ruộng cấy.
* Thời gian từ cấy đến bén rễ hồi xanh
Đây là giai đoạn chuyển mạ sang môi trường mới, sau cấy lúa ngừng sinh trưởng một thời gian, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây giảm. Khi cây lúa hồi xanh, biểu hiện là rễ nhú ra những phần mới (thường màu trắng) bén rễ. Phần trên mặt đất lúa đã tươi trở lại, có xuất hiện những phần lá mới (lúa bỏ lá hẹ).
Giai đoạn này phụ thuộc lớn vào điều kiện ngoại cảnh (mùa vụ). Ngoài ra giai đoạn này ngắn hay dài còn phụ thuộc vào chất lượng mạ đem cấy, trình độ canh tác và chăm sóc của con người. Đây là giai đoạn quan trọng vì giống nào có thời gian bén rễ hồi xanh sớm sẻ bước vào đẻ nhánh sớm.
Nhưng nhìn chung giữa các giống thí nghiệm ở giai đoạn này có sự chênh lệnh nhau không đáng kể, do phản ứng với dinh dưỡng trong đất ít, các giống đang ít bị chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh như ánh sáng, nước, phân bón.
Trong các giống lúa thí nghiệm đều có thời gian bén rễ hồi xanh 7÷8 ngày. So với giống ĐC thì giống MT10 có thời gian bén rễ hồi xanh chậm hơn (8 ngày), các giống còn lại có thời gian bén rễ hồi xanh tương đương so với ĐC (7 ngày).
* Thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh
Sau khi bén rễ hồi xanh cây lúa bắt đầu làm quen với môi trường sống mới, các bộ phận của cây lúa bắt đầu phát triển và bước vào thời kỳ đẻ nhánh. Các giống có thời gian bước vào đẻ nhánh sớm thì sẽ đẻ nhánh tập trung và tạo ra nhiều nhánh hữu hiệu hơn.
Trong thời gian từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh của các giống thí nghiệm đã gặp phải thời tiết không thuận lợi, rét đậm, rét hại kéo dài liên tục trong nhiều ngày đã kìm hãm sự sinh trưởng phát triển của cây lúa. dao động 14÷16 ngày. Có hai giống đẻ nhánh sớm hơn so với giống ĐC đó là giống LTH31 và giống NT4 (14 ngày). Hai giống còn lại là GL105 và MT10 có thời gian đẻ nhánh tương đương so với giống ĐC (15 ngày). Giống HT1 (16 ngày) dài hơn giống ĐC 1 ngày
* Thời gian từ cấy đến đẻ nhánh tối đa
Thời gian này ngắn hay dài phụ thuộc chặt chẽ vào đặc tính di truyền và điều kiện ngoại cảnh, đặc biết là yếu tố nhiệt độ và dinh dưỡng. Các giống khác nhau sẽ có khoảng thời gian này khác nhau, cùng một giống cũng có sự khác nhau theo mùa vụ, vùng miền.
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, khoảng thời gian này của các giống thí nghiệm dao động 43÷50 ngày. Giống có thời gian từ cấy đến đẻ nhánh tối đa cao nhất là HT1 (50 ngày), cao hơn ĐC 3 ngày và giống có thời gian từ gieo đến đẻ nhánh tối đa thấp nhất là giống LTH 31 (43 ngày), thấp hơn giống ĐC là 4 ngày.
Kết thúc quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, nhiều giống có sự chênh lệch nhau khá rõ về thời gian sinh trưởng. Điều đó đã thể hiện sự khác nhau rõ rệt về đặc tính di truyền và phản ứng với điều kiện ngoại cảnh của các giống.
Biết được thời gian từ cấy đến làm đòng là cơ sở để có tác động những biện pháp kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây lúa phát triển tốt, lúa bước vào đẻ nhánh sớm và tập trung như: Bón phân thúc đẻ đúng lúc, điều chỉnh nước hợp lý nhằm tiêu diệt bớt số nhánh vô hiệu và hạn chế đẻ nhánh vô hiệu đồng thời tập trung dinh dưỡng cho các nhánh hữu hiệu,…
* Thời gian từ cấy đến bắt đầu trổ
Sau đẻ nhánh tối đa các giống bắt đầu bước vào làm đòng, thời gian này quyết định đến số hạt trên bông sau này. Do vậy thời kỳ làm đòng cần điều kiện ngoại cảnh thích hợp, đặc biệt là lúa phải đầy đủ dinh dưỡng, phải bón thúc đòng. Khoảng thời gian từ cấy đến trổ ở các giống thí nghiệm có sự sai khác nhau rất rõ, dao động 70÷77 ngày. Giống có thời gian từ cấy bắt đầu trổ cao nhất là giống HT1 (77 ngày), dài hơn giống ĐC 5 ngày.
* Thời gian từ cấy đến kết thúc trổ
Thời gian này có ý nghĩa rất lớn đối với năng suất của mỗi giống. Các giống có thới gian biến động 75÷83 ngày. Trong các giống tham gia thí nghiệm thì các giống đều có thời gian trổ là 5 đến 6 ngày, trổ tương đối tập trung. Do ở giai đoạn này thời tiết tương đối thuận lợi.
* Thời gian từ cấy đến chín hoàn toàn
Thời gian chín của các giống được quyết định bởi đặc tính di truyền của giống. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, chế độ phân bón và lượng nước trong ruộng. Khoảng thời gian từ cấy đến chín hoàn toàn thay đổi 101÷110 ngày. Sự chênh lệch giữa các giống dao động 1÷9 ngày.
* Tổng thời gian sinh trưởng
Qua theo dõi chỉ tiêu thời gian sinh trưởng của vụ Xuân 2014 này, chúng tôi thấy giữa các giống có tổng thời gian sinh trưởng biến động 126÷135 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống NT4 (126 ngày), ngắn hơn giống ĐC 3 ngày và giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là giống HT1 (135 ngày), dài hơn giống ĐC là 6 ngày.