Nhóm giải pháp về nghiệp vụ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn (Trang 62)

4. Tổng số tiền dự phòng rủi ro phải trích lập 10.275,4 17.442,7 28.472,

3.2.1. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ rủi ro tín dụng

3.2.1.1. Hoàn thiện công tác đo lường tín dụng

Cần tiếp tục đề xuất hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo hướng nghiên cứu, áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về xếp hạng tín nhiệm khách hàng, nhưng phải phù hợp với nền khách hàng và lợi thế phát triển của kinh tế huyện.

Đối với chấm điểm, xếp hạng khách hàng hộ gia đình, cá nhân cần sớm đưa vào thực hiện.

Phân công cán bộ chấm điểm xếp hạng khách hàng không phải là người trực tiếp quyết định cho vay để tránh tình trạng cán bộ nâng điểm ở phần thông tin phi tài chính để khách hàng có điểm cao hơn thực tế với mục đích nâng hạn mức cho vay của khách hàng.

3.2.1.2. Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

Thứ nhất về nhận diện rủi ro tín dụng:

Cần xây dựng bảng thống kê các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng.

Trong quá trình tác nghiệp tín dụng, yêu cầu các cán bộ làm công tác tín dụng và đội ngũ quản lý trực tiếp phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy trình, hướng dẫn về phân tích các dấu hiệu nhận biết rủi ro của khách hàng/ khoản vay đã được quy định.

Ngoài ra, trong quá trình phân tích, nhận diện rủi ro đối với toàn bộ hoạt động tín dụng, cần phải quan tâm đến vấn đề các rủi ro phát sinh từ quá trình quyết định tín dụng.

Thứ hai là đối với vấn đề củng cố, chấn chỉnh lại các biện pháp giám sát, kiểm soát hiện đang áp dụng.

Trong quá trình quyết định tín dụng và quản lý tín dụng, luôn phải thực hiện nghiêm túc, nhất quán và chặt chẽ các biện pháp kiểm soát độ đảm bảo chắc chắn về năng lực tài chính, khả năng điều hành, tính quyết tâm theo đuổi hoạt động kinh doanh, và ý chí trả nợ của người vay; tính khả thi của dự án/ phương án vay vốn về hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ.

Thứ ba, đối với vấn đề thiết lập định hướng và quy trình kiểm soát, xây dựng các phương án kiểm soát rủi ro để tăng cường được chất lượng của kiểm soát rủi ro theo thực trạng tín dụng hiện nay: Một là có định hướng kiểm soát theo từng giai đoạn và phải có sách lược phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng; Hai là phải áp dụng quy trình một cách thống nhất, nghiêm túc.

3.2.1.3. Hoàn thiện công tác tài trợ tín dụng

Trong hoạt động tín dụng, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vậy làm thế nào để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận. Để thực hiện việc phân tán rủi ro, chi nhánh cần quan tâm đến phương thức sau:

Thứ nhất là đa dạng hóa phương thức cho vay như: cho vay theo hạn mức, cho vay

thấu chi, cho vay theo món, cho vay đồng tài trợ.

Thứ hai là đa dạng hóa khách hàng: Việc mở rộng cho vay đối với mọi thành phần

hàng nhằm tránh việc vay quá mức đối với một khách hàng, hạn chế rủi ro khi khách hàng gặp rủi ro không trả được nợ.

Thứ ba là thực hiện mua bán nợ: Mua bán nợ là công cụ đắc lực để quản trị doanh

nghiệp cho vay hợp lý nhằm tránh rủi ro tập trung. Khi danh mục cho vay của ngân hàng nằm trong tình trạng mất cần đối, ngân hàng phải chuyển hướng đầu tư để phân tán rủi ro. Tuy nhiên, ngân hàng không thể chờ cho các khoản vay cũ hết hạn sau đó mới thu hồi vốn và chuyển hướng đầu tư, việc này mất nhiều thời gian và đôi khi không hiệu quả. Ngân hàng có thể bán các khoản cho vay nằm trong khu vực tập trung trong danh mục của mình, đồng thời mua lại các khoản cho vay mà trước đây chiếm tỷ trọng không lớn trong danh mục cho vay nhằm phân tán rủi ro.

Thứ tư là thực hiện bảo hiểm tín dụng: Bảo hiểm tín dụng là hình thức chuyển một

phần hoặc toàn bộ rủi ro trong tín dụng cho các tổ chức bảo hiểm. Đây là một trong những cách làm hạn chế rủi ro trong ngân hàng. Bởi lẽ, mặc dù ngân hàng có thể thẩm định được mức độ rủi ro của các khoản vay, nhưng đối với tai nạn do thiên tai hay các điều kiện khách quan khác thì ngoài khả năng của con người. Chỉ cần khách hàng tổn thất một phần, sản xuất kinh doanh đình trệ thì rủi ro trong ngân hàng rất lớn. Nếu bảo hiểm trả tiền kịp thời, cá nhân/ doanh nghiệp có thể sản xuất ngay, khi đó ngân hàng có thể chậm thu hồi chứ không mất vốn.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn (Trang 62)

w