Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn (Trang 30)

1.4.2.1. Môi trường kinh tế xã hội

Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Tính ổn định về kinh tế mà trước hết và chủ yếu là ổn định về tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát là những điều mà các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và ái ngại vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận cao, từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của ngân hàng. Trong trường hợp ngược lại, sự bất ổn tất nhiên cũng bao chùm đến các hoạt động của ngân hàng, làm ảnh hưởng tới chất lượng của mọi hoạt động trong Ngân hàng trong đó có quản lý rủi ro tín dụng.

1.4.2.2. Các chính sách của nhà nước

Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng là hệ thống pháp luật. Với một môi trường pháp lý còn thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật, đồng thời với nó là sự sách nhiễu của các cơ quan hành chính có liên quan sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết, vốn đưa vào kinh doanh dễ bị rủi ro. Thêm vào đó, việc chính sách pháp luật của nhà nước chưa

hoàn thiện, còn nhiều sự thay đổi khiến cho các chính sách quản lý rủi ro của NHTM còn gặp phải nhiều bất cập. Do đó, xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các NHTM.

1.4.2.3. Sự cạnh tranh trong môi trường ngành

Sự cạnh tranh càng gay gắt thì chất lượng quản lý rủi ro tín dụng càng có khả năng bị ảnh hưởng. Ngân hàng cũng là 1 tổ chức hoạt động vì lợi nhuận, vì vậy khi môi trường cạnh tranh trong ngành càng gay gắt, mỗi hệ thống ngân hàng lại tự xây dựng cho mình những tiêu chuẩn tín dụng khác nhau, quy trình quản lý rủi ro tín dụng khác nhau. Để có thể thu hút được khách hàng nhiều hơn thì việc các ngân hàng nới rộng tỷ lệ cho vay, giá trị định giá,... để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Chính vì vậy, sự cạnh tranh trong một ngành càng gay gắt thì các Ngân hàng càng đưa ra nhiều chiêu lôi kéo khách hàng và vì vậy chất lượng quản lý rủi ro tín dụng có thể bị giảm thấp. Xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, trong đó các Ngân hàng có cơ chế quản lý rủi ro vươn tới chuẩn mực và cạnh tranh về dịch vụ và lợi ích sẽ giảm thiểu rủi ro trong hệ thống ngân hàng.

1.4.2.4. Sự phát triển của công nghệ thông tin và hệ thống thông tin Quốc gia

Chất lượng của quản lý rủi ro tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào thông tin đầu vào của quá trình thẩm định. Trình độ công nghệ của một đất nước càng cao, hệ thống thông tin càng phát triển thì chất lượng quản lý rủi ro tín dụng càng được nâng cao. Sự dễ dàng tiếp cận các thông tin có độ tin cậy sẽ giúp nhà quản trị NHTM cũng như các cán bộ tác nghiệp trực tiếp có những nhận định chính xác để đưa ra những quyết định. Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng giúp ta giảm thiểu được chi phí của việc có được thông tin ( chi phí đi lại, chi phí chờ đợi để có được thông tin cần thiết). Một quốc gia càng xây dựng được một hệ thống thông tin lớn với sự liên thông thông tin của nhiều thành phần: thuế, hải quan, hệ thống ngân hàng, các cơ quan quản lý… thì sẽ đưa lại chất lượng thông tin tốt và nhiều mặt, không chỉ tốt cho các Ngân hàng mà còn thuận lợi hơn cho việc quản lý nhà nước.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KIM

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn (Trang 30)