Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn (Trang 58)

4. Tổng số tiền dự phòng rủi ro phải trích lập 10.275,4 17.442,7 28.472,

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

2.4.2.1. Hạn chế

Thứ nhất: Công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của Ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tại Ngân hàng đã khống chế được ở mức dưới 3% trong năm 2012 (tỷ lệ là 2,84%), xong lại có xu hướng tăng nhanh vào các năm sau, tỷ lệ này năm 2013 là 3,5% và 3,11% vào năm 2014. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cũng ở tình trạng tương tự vậy, có xu hướng tăng và còn ở tỷ lệ khá cao. Năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn trên

tổng dư nợ là 1,92% và vào năm 2013 tăng lên mức 2,12% và tiếp tục tăng vào năm 2014 là 2,44%. Hiện nay, việc xử lý nợ quá hạn chủ yếu là gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần nhưng đó lại là cách tiến gần hơn tới ranh giới nợ xấu. Vì thế, tình trạng nợ gốc, nợ lãi tồn đọng nhiều làm ảnh hưởng năng lực tài chính của Ngân hàng, chưa phản ánh thực chất chất lượng hoạt động tín dụng, khả năng tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh. Bên cạnh đó, nếu không gia hạn nữa thì việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng chủ yếu sử dụng quỹ dự phòng rủi ro vì việc thu hồi nợ bằng việc phát mãi tài sản thế chấp không đạt kết quả cao do thủ tục bán tài sản khó khăn, giá trị thu hồi không đủ bù đắp vốn vay. Sau khi sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp, ngân hàng vẫn tiếp tục thu hồi nợ vay vẫn triển khai nhưng không thu được kết quả cao. Như vậy, về lâu dài nếu cứ sử dụng nhiều quỹ dự phòng rủi ro như vậy sẽ dẫn đến tình trạng quỹ dự phòng luôn thiếu không đảm bảo để bù đắp tổn thất.

Thứ hai: Chất lượng thẩm định chưa cao, hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay chưa đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng

Có thể nói tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng trong thời gian qua tại Ngân hàng có liên quan đến nhiều vấn đề, đặc biệt là chất lượng thẩm định, hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát còn yếu, nguy cơ rủi ro tín dụng càng cao. Hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay chưa đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng.

Bên cạnh đó, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chưa theo chuẩn mực quốc tế.

Việc áp dụng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa được thực hiện triệt để, chưa trích đúng trích đủ cho từng khoản vay. Điều này ảnh hưởng đến khả năng bù đắp tổn thất khi có rủi ro xảy ra. Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng chưa thực sự tốt.

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến công tác xử lý nợ xấu chưa hiệu quả là về mặt nhân lực:

Mặc dù đa phần nhân viện tín dụng và những cán bộ liên quan rất tận tâm với Ngân hàng nhưng cũng không thể tránh được hoàn toàn rủi ro. Năng lực phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp của một số cán bộ tín dụng chưa đủ tầm như thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng vẫn còn xảy ra, thể hiện ở sự buông lỏng hoặc cố tình thực hiện sai các quy đinh về thẩm định các món vay. Sự vi phạm này thường xuất hiện từ những mối quan hệ không minh bạch giữa khách hàng với

cán bộ tín dụng, họ cùng nhau hợp thức hoá chứng từ đi vay để đạt mục đích của mình. Tất cả các yếu tố trên đều có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Đồng thời, trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính hiện nay, trước những sức ép của canh tranh các tổ chức tài chính đang là sức thu hút người tài. Vì vậy, nguy cơ “chảy máu chất xám” là khó tránh khỏi trong quá trình phát triển mạnh và nóng của nền kinh tế. Mất đi người tài đồng nghĩa với việc chất lượng quản trị tín dụng Ngân hàng cũng bị giảm sút.

Khâu thẩm đinh là khâu rất quan trọng, là khâu tiên quyết trong quá trình tín dụng. Những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc thẩm định đều do một cán bộ tín dụng làm. Khả năng thu thập thông tin, kết quả tổng hợp thông tin thu thập được và tính nhanh nhạy trong việc tiếp cận với những xu hướng phát triển các ngành nghề đang có xu hướng nóng trong nền kinh tế để mở rộng quy mô tín dụng sẽ là rất hạn chế. Điều này gây hạn chế rất nhiều cho các khâu tiếp theo trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Điều này xuất phát từ ý thức của cán bộ tín dụng, cán bộ tín dụng chưa thực sự coi trọng hoạt động kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay, một mặt cũng do phải giải quyết nhiều công việc nên tình trạng quá tải tín dụng đang là vấn đề bức xúc. Vì thế, cán bộ tín dụng sẽ không đủ thời gian để kiểm tra, giám sát từng khoản vay nếu có thì chỉ thực hiện khâu này chủ yếu mang tính hình thức, không tuân thủ theo đúng nguyên tắc của công việc như: chưa chủ động lập kế hoạch cũng như tiến hành việc kiểm tra giám sát thực tế hoạt động của khách hàng. Ví dụ như không kiểm tra tình trạng của tài sản đảm bảo mà chủ yếu lấy thông tin đánh giá từ sổ sách của kế toán doanh nghiệp, kiểm tra hàng lưu kho nhưng không kiểm tra đến hoá đơn chứng từ nhập kho hoặc có cán bộ tín dụng chỉ kiểm tra sổ sách của kế toán mà không xuống kho thực tế để kiểm hàng.... Phương pháp kiểm tra thông tin của cán bộ tín dụng chưa hiệu quả, vẫn chủ yếu do cán bộ tín dụng tự xây dựng mà Ngân hàng chưa đưa ra được các tiêu chí mang tính chất bài bản và có hệ thống, mang tính tổng quát để cán bộ tín dụng có một khung chuẩn và từ đó phát triển nhiều tiêu trí khác phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

Dễ dàng nhận thấy, nếu khâu thẩm định trước khi cho vay, khâu kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay không thực sự hiệu quả và khoa học thì rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi.

Thứ hai là về phía khách hàng: Một khối lượng khách hàng đông đảo của Ngân hàng là hộ sản xuất nông nghiệp. Sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm do kiến thức kinh doanh và thị trường còn hạn chế và phần nào đó sản xuất chạy theo diễn biến của thị

trường, thấy người khác làm có hiệu quả thì cũng đầu tư làm theo dẫn đến nông sản sản xuất ra không theo nhu cầu thị trường dẫn đến ế ẩm, không tiêu thụ được hoặc giá thành sản phẩm thấp. Khả năng chống đỡ với những yếu tố biến động có tính chất bất lợi là hết sức khó khăn. Mặt khác, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên thiên nhiên. Khi sản xuất nông nghiệp mà gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi thì rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi. Ngân hàng theo đó mà gặp rủi ro.

Một nguyên nhân khác là do thông tin tín dụng đầy đủ và chính xác là yếu tố quyết định để đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của người vay và là một yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định trong cho vay. Tuy nhiên những thông tin làm cơ sở để thẩm định và quyết định cho vay ở Ngân hàng hiện nay vẫn còn thiếu, không kịp thời, không có tính hệ thống, chất lượng thông tin còn chưa cao, như các thông tin về khách hàng vay, thông tin mục đích vay vốn, phương án trả nợ, tài sản đảm bảo... và các thông tin về thị trường, thông tin về cơ chế, chính sách của Nhà nước....

Trong thời gian qua, ngân hàng NN &PTNT Kim Sơn luôn không ngừng phấn đấu vươn lên và đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, tồn tại, và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Qua việc xác định và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, công tác quản trị rủi ro tín dụng đã làm rõ hơn nguồn gốc sâu xa dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng làm giảm chất lượng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng để có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng ở mức độ cho phép và có thể chấp nhận được với mong muốn hoạt động tín dụng của Ngân hàng tăng trưởng, hiệu quả và bền vững.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆNCÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn (Trang 58)

w