Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngânhàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn (Trang 47)

4. Tổng số tiền dự phòng rủi ro phải trích lập 10.275,4 17.442,7 28.472,

2.3.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngânhàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn

triển Nông thôn huyện Kim Sơn

2.3.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nôngthôn huyện Kim Sơn thôn huyện Kim Sơn

Ngân hàng NN & PTNT huyện Kim Sơn được thành lập và hoạt động theo quy chế hoạt động của Chi nhánh theo quyết định của AGRIBANK. Hiện nay, Chi nhánh đang chuyển đổi sang mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung theo định hướng của Ngân

hàng NN & PTNT VN. Nội dung chính của mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung là thực hiện chuyển đổi khối thẩm định rủi ro tập trung về Trụ sở chính.

Sơ đồ 2.4: Mô hình xử lý Nợ quá hạn tại ngân hàng NN & PTNT Kim Sơn

Ưu điểm của mô hình:

+ Việc Quản lý rủi ro tín dụng đã được thực hiện tập trung, phân tách khâu thẩm định, quyết định tín dụng ra khỏi chi nhánh, phân tách giữa phòng cấp hạn mức tín dụng, khoản vay với phòng xét duyệt món vay, từ đó tạo sự minh bạch và nâng cao chất lượng thẩm định các khoản tín dụng, hạn chế rủi ro đạo đức.

+ Ngay tại chi nhánh cũng đã có sự phân tách nhiệm vụ, chuyên môn hóa từng bước công việc, tránh rủi ro khi chỉ 1 cán bộ quản lý toàn bộ 1 khách hàng. Đẩy mạnh công tác bán hàng vốn là công tác chưa được quan tâm tại chi nhánh.

+ Có bộ phận Kiểm soát nội bộ thuộc Trụ sở chính đặt tại chi nhánh kiểm soát sau hồ sơ, thực hiện kiểm soát 3 vòng (trước, trong và sau khi cho vay) đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

+ Do phân tách nhiều khâu nên việc thẩm định tín dụng chậm, kéo dài thời gian xử lý cho khách hàng. Cấp khoản tín dụng ngắn hạn trước kia mất khoảng 2, 3 ngày giờ kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.

+ Chưa có cơ chế rõ ràng trong trách nhiệm, quản lý rủi ro thắt chặt dẫn đến không tăng trưởng được tín dụng.

Mặt khác, do các phòng giao dịch thuộc chi nhánh khá xa so với Trụ sở Chi nhánh, số lượng cán bộ mỏng nên các Phòng Giao dịch vẫn tiến hành theo mô hình quản trị rủi ro phân tán: thực hiện thẩm định độc lập và chuyển trực tiếp hồ sơ lên Trụ sở chính chứ không thực hiện chuyển qua Phòng Khách hàng/ Phòng Bán lẻ thẩm định.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn (Trang 47)

w