Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 1,92 2,12 2,

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn (Trang 43)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh - Ngân hàng NN & PTNT Kim Sơn - Năm 2015)

Tổng nợ quá hạn của ngân hàng giai đoạn 2012 – 2014 có xu hướng tăng. Năm 2012, tổng nợ quá hạn là 6.728 triệu đồng trong đó nợ quá hạn dưới 180 ngày là 5.759 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao, chiếm 85,6% tổng nợ quá hạn, tiếp theo là nợ quá hạn từ 180 – 360 ngày là 902 triệu đồng, chiếm 13,4% nợ quá hạn. Năm 2013, tổng nợ quá hạn là 471.515 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn dưới 180 ngày là 7.847 triệu đồng, chiếm 78,5% tổng nợ quá hạn. Sang đến năm 2014, tổng nợ quá hạn là 486.298 triệu đồng, tương đương tăng 3,14% so với năm 2013. Trong đó nợ quá hạn dưới 180 ngày là 9.766 triệu đồng vẫn

chiếm tỷ trọng cao nhất, gia tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng, tăng 24,46% so với năm 2013 và chiếm 82,3% tổng nợ quá hạn.

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nợ quá hạn ngân hàng NN & PTNT Kim Sơn giai đoạn 2012 - 2014

Nợ quá hạn tăng qua các năm chứng tỏ những năm qua hoạt động tín dụng của ngân hàng phải chịu khá nhiều rủi ro. Công tác quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh đã bộc lộ một số vấn đề. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ vẫn còn nằm ở mức cho phép nhưng ngân hàng vẫn cần phải khống chế nợ quá hạn để nó không tăng lên nữa.

Đơn vị: %

Biểu đồ 2.2: Nợ quá hạn tại ngân hàng NN & PTNT Kim Sơn giai đoạn 2012 – 2014

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh – Ngân hàng NN & PTNT Kim Sơn – 2015) Thứ ba là tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng

Xu hướng giữ tỷ lệ nợ xấu thấp và giảm dần nợ xấu là một cố gắng lớn của ngân hàng NN & PTNT Kim Sơn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và ngăn ngừa nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng. Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng NN & PTNT Kim sơn được thể hiện qua bảng 2.6.

Tổng nợ xấu năm 2012 của ngân hàng NN & PTNT huyện Kim Sơn là 9.969 triệu đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn là 3.967 triệu đồng, chiếm 40 % tổng nợ xấu; tổng nợ xấu năm 2013 là 16.690 triệu đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn là 4.902 triệu đồng (chiếm 29% tổng nợ xấu). Như vậy, cả tổng dự nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn của năm 2013 đầu cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, cho thấy chất lượng tín dụng và công tác quản trị RRTD của ngân hàng năm 2013 thực sự chưa tốt. Năm 2014, tổng nợ xấu của ngân hàng có giảm nhưng không đáng kể là 15.123 triệu đồng, chỉ giảm 9,39% so với năm 2012. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ có khả năng mất vốn tăng lên 39% tổng nợ xấu (tương ứng với5.726 triệu đồng). Nhóm nợ có khả năng mất vốn có rủi ro cao nhất, dễ dẫn đến mất vốn nhất. Vì thế, ngân hàng cần thận trọng hơn trong việc cấp tín dụng.

Bảng 2.6: Phân loại nợ, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng NN & PTNT huyện Kim Sơn giai đoạn 2012 – 2014

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn (Trang 43)

w