Phân theo loại tiền 332.397 100 448.573 100 464.873 100 134,95103,63 119,

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn (Trang 41)

+ Nội tệ 316.110 95,1 437.807 97,6 456.040 98,1 138,50104,16 121,33 + Ngoại tệ 16.287 4,9 10.766 2,4 8.833 1,9 66,10 82,04 74,07 2. Phân theo kỳ hạn 332.397 100 448.573 100 464.873 100 134,95103,63 119,29 + Ngắn hạn 248.965 74,9 348.093 77,6 379.336 81,6 139,82108,98 124,4 + Trung hạn 54.181 16,3 72.220 16,1 53.926 11,6 133,30 74,67 103,99 + Dài hạn 29.251 8,8 28.260 6,3 31.611 6,8 96,61110,21 103,41 3. Phân theo thành phần kinh tế 332.397 100 448.573 100 464.873 100 134,95103,63 119,29

+ Doanh nghiệp Nhà nước 75.787 22,8 81.192 18,1 35.795 7,7 107,13 44,09 75,61 + Doanh nghiệp ngoài quốc

doanh 209.743 63,1 300.095 66,9 372.828 80,2 143,08124,24 133,66

+ Hộ sản xuất 33.904 10,2 51.137 11,4 55.320 11,9 150,83108,18 129,51

+ Các đối tượng khác 13.296 4,0 16.149 3,6 930 0,2 121,46 5,76 63,61

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh - Ngân hàng NN & PTNT Kim Sơn - Năm 2015)

Bảng số liệu 2.4 phản ánh dư nợ cho vay của ngân hàng NN & PTNT Kim Sơn, tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2012 là 332.397 triệu đồng, năm 2013 là 448.573 triệu đồng, tăng 34,95% so với cuối năm 2012. Năm 2014 tổng dư nợ là 464.876 triệu đồng, tăng 3,63% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng bình quân qua các năm là 119,29%. Như vậy, ngân hàng đã cung ứng một lượng vốn đáng kể cho nền kinh tế của huyện, đồng thời cũng thực hiện được phương châm mở rộng tín dụng, gia tăng dư nợ cho vay để phát huy tối đa khả năng sử dụng vốn, song đây cũng là thách thức lớn của ngân hàng vì dư nợ cho vay lớn đồng nghĩa với rủi ro lớn nếu không thu hồi được nợ.

Về dư nợ cho vay theo loại tiền thì VNĐ chiếm tỷ trọng đáng kể và có xu hướng ngày càng tăng trong tổng dư nợ. Năm 2012 là 316.110 triệu đồng chiếm 95,1%; năm 2013 là 437.807 triệu đồng chiếm 97,6% và năm 2014 là 456.040 triệu đồng chiếm 98,1% trong tổng dư nợ. Tỷ lệ giải ngân bằng ngoại tệ giảm đi đáng kể, cụ thể: năm 2012 là 16.287 triệu đồng chiếm 4,9% tổng dư nợ, đến năm 2014 với dư nợ là 8.833 triệu đồng chiếm 1,9% tổng dư nợ; tốc độ tăng của năm 2014 đạt 82,04% so với năm 2013 và tốc độ phát triển bình quân chỉ đạt 88,62%. Nguyên nhân chính là do năm vừa qua tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, giá của các ngoại tệ thay đổi lên xuống thất thường. Những yếu tố đó ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của ngân hàng NN & PTNT Kim Sơn và làm thay đổi cơ cấu tín dụng cho vay và để hạn chế rủi ro khách hàng cũng thay đổi nhu cầu, sở thích của mình.

Về dư nợ cho vay phân theo thời hạn cho vay, hình thức vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều có tốc độ tăng trưởng không cao nhưng tăng đều và ổn định qua các năm. Trong đó tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn, năm 2013 chiếm 77,6%, năm 2014 chiếm 81,6% so tổng dư nợ cho vay, trong khi tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn chỉ đạt 16,1% và 6,3% năm 2013, và cuối năm 2014 chiếm 11,6% và 6,7%. Bởi vì về khía cạnh thời hạn thì cho vay có thời hạn dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Cho nên ngân hàng NN & PTNT Kim Sơn luôn có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh và hạn chế rủi ro, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và sức cạnh tranh cao như hiện nay.

Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế đến cuối năm 2014 cho thấy: chiếm tỷ lệ cao nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 372.828 triệu đồng chiếm 80,2%, kế đến là các hộ sản xuất là 55.320 triệu đồng chiếm 11,9%, một tỷ lệ rất nhỏ thuộc về cho vay khác là 930 triệu đồng chiếm 0,2% tổng dư nợ cho vay, phần còn lại là cá doanh nghiệp nhà nước là 35.795 chiếm 7,7% tổng dư nợ cho vay. Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng của ngân hàng NN & PTNT Kim Sơn tích cực thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước, cụ thể trong năm 2012 chiếm 22,8% (75.787 triệu đồng ) giảm xuống còn 18,1% (81.192 triệu đồng); 7,7% (35.795 triệu đồng) trong tổng dư nợ tương ứng của các năm 2012, 2013 và 2014 tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế phi nhà nước nhằm hỗ trợ nhanh nhu cầu về vốn cho sự phát triển. Khách hàng của ngân hàng NN & PTNT Kim Sơn mở rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế. Với chính sách hợp lý Ngân hàng đã và đang xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đa dạng, đông đảo và gắn bó với Ngân hàng. Tuy nhiên, các DNNN và DNNQD lại chiếm phần lớn tỷ trọng dư nợ cho vay dẫn đến

tiềm ẩn rủi ro tín dụng rất lớn, đòi hỏi ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đối tượng khách hàng này.

Tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng qua các năm tăng, sự tăng trưởng này là có cơ sở và gắn với các yếu tố thúc đẩy như: nhu cầu về vốn từ phía khách hàng, từ nền kinh tế nói chung và kinh tế trên địa bàn hoạt động nói riêng.

Thứ hai là nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng

Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng được thể hiện qua bảng 2.5. Đối với nền kinh tế của huyện thì nông nghiệp luôn là thế mạnh mà đặc biệt là nghề trồng lúa, và nuôi trồng thủy sản, vì thế chúng có đặc điểm là thu hoạch trong ngắn hạn; và thời gian qua thì tình hình luôn biến động, thiên tai, dịch bệnh đã diễn biến khá phức tạp và tác động mạnh mẽ đến việc làm ăn, kinh doanh của người dân, …tất cả đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn gặp nhiều khó khăn và không trả được lãi và vốn vay là tất yếu trong thời gian này.

Bảng 2.5: Nợ quá hạn của ngân hàng NN & PTNT Kim Sơn giai đoạn 2012 - 2014 CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 Tốc độ tăng (%) Giá trị (Tr.đồng) % Giá tri (Tr.đổng) % Giá tri (Tr.đổng) % 13/12 14/13 BQ 1. Tổng dư nợ (tổng vốn đă sử dụng) 351.109 471.515 486.298 134.29 103.14 118,72 2. Nợ quá hạn 6.728 100 9.996 100 11.866 100 148,57 118.71 133,64

* Nợ quá hạn dưới 180 ngày (NQH

bình thường) 5.759 85,6 7.847 78,5 9.766 82,3 136,25 124,46 130,36

* Nợ quá hạn từ 180 - 360 ngày (NQH

có vấn đề) 902 13,4 2.019 20,2 1.910 16,1 223,84 94,60 159,22

* Nợ quá hạn từ trên 360 ngày (NQH

khó đòi) 67 1,0 130 1,3 190 1,6 194,03 146,15 170,09

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn (Trang 41)

w