Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngânhàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn (Trang 52)

4. Tổng số tiền dự phòng rủi ro phải trích lập 10.275,4 17.442,7 28.472,

2.3.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngânhàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn

thôn huyện Kim Sơn

2.3.2.1. Đo lường rủi ro tín dụng

Hiện nay Chi nhánh đo lường rủi ro tín dụng bằng phương pháp chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng. Ngay từ khi đặt quan hệ tín dụng chi nhánh sẽ thu thập thông tin và nhập vào hệ thống. Có 2 bộ quy trình chấm điểm dành riêng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Với mỗi đối tượng khách hàng lại có bộ chỉ tiêu khác nhau được ngân hàng NN & PTNT Việt Nam xây dựng. Bộ chấm điểm thông thường gồm chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Sau khi có điểm và hạng khách hàng, chi nhánh sẽ có tiêu chuẩn cấp tín dụng khác nhau đối với tương ứng với hạng đạt của khách hàng về: mức độ đảm bảo bằng tài sản, mức độ cho vay trên giá trị tài sản, mức độ cho vay trên nguồn vốn, lãi suất…

Đối với khách hàng doanh nghiệp: bao gồm 5 chỉ tiêu cơ bản (trong đó có 4 chỉ tiêu

định lượng phản ánh tình hình tài chính và mức độ uy tín trong quan hệ đối với ngân hàng của khách hàng vay vốn) để thực hiện chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng, đó là: chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, chỉ tiêu nợ xấu tại ngân hàng, chỉ tiêu định tính phản ánh mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp (Xem phụ lục bảng 2.8, 2.9). Căn cứ vào thang điểm, doanh nghiệp được xếp loại: quy mô lớn, vừa và nhỏ.

Bảng 2.10: Thang điểm xếp loại theo quy mô doanh nghiệp

Điểm Quy mô

1. Từ 70 điểm đến 100 điểm

2. Từ 30 điểm đến 69 điểm

3. Dưới 30 điểm

Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ

Cán bộ tín dụng thực hiện việc xếp hạng khách hàng là doanh nghiệp thành 10 hạng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn, có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AAA/ A/ BBB/ BB/ B/ CCC/ CC/ C/ D.

Đối với khách hàng cá nhân: Ngân hàng thực hiện tìm hiểu tình hình quan hệ tín dụng

của khách hàng trong 2 năm liền kề thời điểm xin vay để xác định chỉ tiêu: tỷ lệ nợ xấu; chấp hành quy định hiện hành của pháp luật.

Quy trình chấm điểm có thể được tóm tắt:

Bước 1: Thu thập thông tin chấm điểm bao gồm:

- Báo cáo tài chính;

- Các thông tin về cơ cấu tổ chức;

- Các thông tin về ban lãnh đạo: học vấn, tư cách pháp lý,…

- Các thông tin về định hướng phát triển, kế hoạch kinh doanh…

Bước 2: Xử lý thông tin: kiểm tra lại độ logic, hợp lý của các thông tin; đặc biệt là các thông tin tài chính; đưa ra báo cáo tài chính mới với các thông tin đã được hiệu chỉnh ( nếu có)

Bước 3: Nhập thông tin vào chương trình chấm điểm tín dụng: trong bước này cán bộ thẩm định phải lựa chọn đúng đối tượng khách hàng và luồng phê duyệt (Thẩm quyền Trụ sở chính hay thẩm quyền Chi nhánh); sau khi nhập thông tin xong sẽ chuyển qua các cấp phê duyệt theo quy định.

Bước 4: Hoàn thành chấm điểm, có hạng khách hàng. Hạng khách hàng là yếu tố tiên quyết khi cấp hạn mức tín dụng và duy trì tín dụng khách hàng.

Về cơ bản, hệ thống chấm điểm của Ngân hàng NN & PTNT Kim Sơn xây dựng theo quy chuẩn và quan điểm về rủi ro theo hệ thống. Tuy nhiên, khi thực hiện ở Chi nhánh còn tồn tại 1 số hạn chế:

- Chi nhánh chưa tuân thủ đúng tần suất chấm điểm tín dụng đối với toàn bộ khách hàng;

- Thông tin chấm điểm chưa được xử lý kỹ, hầu hết được nhập từ báo cáo của khách hàng mà nguồn báo cáo này có độ chính xác chưa cao.

- Chưa có đầy đủ thông tin để chấm điểm phi tài chính, hầu hết các cán bộ chấm điểm chưa có căn cứ, hoặc lựa chọn sao cho điểm số của khách hàng đạt mức cao. Do vậy có chênh lệch khá lớn giữa điểm tín dụng và điểm phi tín dụng.

2.3.2.2. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Thứ nhất, dựa vào hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng xây dựng phương pháp chung cho cả hệ thống ngân hàng AGRIBANK. Các dấu hiệu khoản tín dụng có vấn đề được ngân hàng NN &PTNT huyện Kim Sơn được xếp vào các nhóm như sau:

- Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng

Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoản của khách hàng qua một quá trình sẽ cung cấp chi ngân hàng một số dấu hiệu quan trọng gồm: Phát hành séc bị từ chối; Khó khăn trong thanh toán lương; Sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dư tài khoản tiền gửi; Tăng mức sử dụng bình quân trong các tài khoản; Thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhay; Không có khả năng thực hiện các nghiệp vụ cắt giảm chi phí; Gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn.

Các hoạt động cho vay: Mức độ vay thường xuyên gia tăng; Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi; Thường yêu cầu các ngân hàng cho đáo hạn; Yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.

Phương thức tài chính: Sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động phát triển dài dạn; Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí đắt nhất; Giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu; Các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu.

Một là thay đổi thường xuyên cơ cấu hệ thống quản trị hoặc ban điều hành.

Hai là hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, quản trị, điều hành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán.

Ba là có tranh chấp trong quá trình quản lý. Bốn là có chi phí quản lý bất hợp lý.

- Nhóm 3: Các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh: Một là dấu hiệu hôi chứng hợp đồng lớn.

Hai là dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp. Ba là sự cấp bách không thích hợp.

- Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kĩ thuật và thương mại, biểu hiện: Một là khó khăn trong phát triển sản phẩm.

Hai là thay đổi trên thị trường.

Ba là những thay đổi từ chính sách của Nhà nước. Bốn là sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao. Năm là có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa, thay thế.

- Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán:

Một là chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp báo cáo tài chính.

Hai là những dấu hiệu phi tài chính khác. Thứ hai là xử lý các khoản tín dụng có vấn đề.

Theo quy định của ngân hàng NN & PTNT Việt Nam thì Hội đồng xử lý rủi ro tại ngân hàng NN & PTNT chi nhánh Kim Sơn được xử lý các trường hợp sau:

- Khách hàng là DNNN có mức nợ quá hạn từ 2 tỷ đồng trở xuống.

- Các khách hàng còn lại, có mức nợ quá hạn từ 1 tỷ đồng trở xuống.

Biện pháp thường được chi nhánh sử dụng là cơ cấu lại nợ, áp dụng cho khách hàng được quyết định duy trì mối quan hệ tín dụng. Để được cơ cấu lại khoản vay, khách hàng phải chứng minh được khả năng hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi khi hết thời hạn cơ cấu lại nợ và khi đó ngân hàng sẽ có biện pháp giám sát chặt chẽ khoản tín dụng này: chủ động

đôn đốc khách hàng vay trả nợ lãi và gốc đúng hạn; thỏa thuận với khách hàng định kỳ thu nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh; hoặc thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng về việc quá một số ngày nhất định mà khách hàng vay không trả hoặc không có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì ngân hàng sẽ chuyển nợ gốc khoản vay đó sang nợ quá hạn.

Trường hợp khách hàng không thể khắc phục được khó khăn và đang đứng trước nguy cơ mấy khả năng thanh toán, buộc các ngân hàng phải dùng các biện pháp như thanh lý tài sản đảm bảo, quan hệ với cấp chính quyền để tìm phương án tối ưu cho việc thu hồi vốn.

2.3.2.3. Phòng ngừa rủi ro tín dụng

Các biện pháp xử lý của chi nhánh phân theo 2 hướng sau:

Thứ nhất, hướng xử lý tổ chức khai thác. Bao gồm:

Một là bổ sung tài sản đảm bảo: Khoản vay có biểu hiện bất ổn, nguồn thu không rõ ràng, tài sản đảm bảo có độ khả mại thấp, thấp hơn giá trị khoản vay, có thể yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo.

Hai là chuyển nợ quá hạn: Cán bộ tín dụng xác minh những lý do xin gia hạn là không hợp lệ. Đồng thời lập thông báo gửi khách hàng, bám sát nguồn thu để thu nợ. Trường hợp khách hàng có nợ quá hạn đã được lãnh đạo có quyết định xử lý. Cán bộ tín dụng cùng trưởng phòng thực hiện quyết định của lãnh đạo.

Ba là xử lý các tài sản bảo đảm tiền vay

Đầu tiên là bán tài sản bảo đảm tiền vay (trừ tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản khác mà pháp luật quy định phải được bán tại tổ chức bán đấu giá chuyên trách)

Sau đó ngân hàng nhận chính tài sản đảm bảo khoản tiền hoặc tài sản bên thứ ba trong trường hợp nên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc bán tài sản để trả nợ cho khách hàng vay.

Tiếp theo, ngân hàng trực tiếp các khoản tiền hoặc tài sản của bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc bán tài sản để trả nợ cho khách hàng vay.

Cuối cùng, ngân hàng tổ chức thực hiện xử lý bảo đảm tiền vay để thu nợ: Khoanh nợ, xóa nợ: Trường hợp sau khi đã áp dụng các biện pháp mà không thu hồi được nợ, trên cơ sở những văn bản quy định, hướng dẫn của ngà nước về khoanh, xóa nợ, báo cáo để trình lãnh đạo xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Nhóm 1: Nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo.

Với những khoản vay tồn đọng, có tài sản đảm bảo, không thể áp dụng hoặc đã áp dụng các biện pháp xử lý tổ chức khai thác nhưng không có hiệu quả.

Đối với nợ có tài sản đảm bảo là tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản toàn án giao cho ngân hàng thì chủ động xử lý theo các hình thức tự bán công khai trên thị trường, bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản bán cho công ty mua bán nợ của Nhà nước …

Đối với nợ có tài sản đảm bảo chưa đầy đủ thủ tục pháp lý và hiện không có tranh chấp tập hợp trình các cấp có thẩm quyền hoàn thiện thủ tục pháp lý để ngân hàng bán nhanh tài sản thu hồi nợ.

Đối với tài sản đảm bảo chưa bán được, ngân hàng có thể cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn liên doanh bằng tài sản thu hồi nợ. Nhóm 2: Nợ không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu thì ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính cho các ngân hàng thương mại xem xét quá trình chính phủ cho phép xóa nợ bằng vốn ngân sách.

Nhóm 3: Nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và con nợ còn tồn tại, hoạt động Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đánh giá lại nợ thực hiện các biện pháp tổ chức khai thác như : chuyển nợ thành vốn góp kinh doanh, liên doanh, mua cổ phần, giãn nợ, miễn giảm lãi suất hoặc vay vốn đầu tư thêm

Bán nợ để thu hồi vốn theo quy chế mua bán nợ

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn (Trang 52)

w