Chiến lược marketing: Giai đoạn suy thoá

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị marketing (Trang 85)

- Nhượng lại vào thời điểm mà có thể đạt mức

3. CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING THEO CHU KỲ SỐNG SẢN PHẨM

3.5. Chiến lược marketing: Giai đoạn suy thoá

Sau một thời gian có mặt trên thị trường, hầu hết các sản phẩm và nhãn hiệu sẽ giảm dần doanh số bán của mình. Sự suy giảm doanh số có thể nhanh hay chậm, hoặc ổn định ở một mức thấp trong thời gian khá dài, nhưng về cơ bản không còn khả năng sinh lời như trướoc nữa. Đó là biểu hiện của giai đoạn suy tàn.

Doanh số sụt giảm có thể vì nhiều lý do khác nhau, như sự đổi mới về công nghệ, sự thay đổi sở thích của khách hàng, sự cạnh tranh ngày càng tăng lên. Tất cả đều dẫn tới tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, giá cả sản phẩm ngày càng giảm xuống kéo theo sự suy giảm nhanh chóng của lợi nhuận. Khi doanh số và lợi nhuận suy giảm, một số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, những doanh nghiệp còn lại có thể giảm bớt sản lượng, từ bỏ những phân đoạn thị trường nhỏ và thu hẹp mạng lưới phân phối sản phẩm. Họ cũng có thể cắt giảm chi phí quảng cáo và giảm giá bán xuống thấp hơn nữa.

Thực tế là hầu hết các công ty đều không phát triển một chiến lược tốt cho những sản phẩm già cỗi của mình. Thường thì tình cảm đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên lập luận logic cũng có thể đóng vai trò quan trọng. Các nhà quản trị tin rằng việc bán sản phẩm sẽ được cải thiện khi nền kinh tế được cải thiện, hoặc khi chiến lược marketing được xem xét, hoặc khi sản phẩm được cải tiến. Hoặc sản phẩm yếu có thể vẫn được giữ lại vì sự đóng góp của nó vào việc bán những sản phẩm khác của công ty. Hoặc doanh thu của những sản phẩm này đem lại vẫn phù đắp được những chi phí, thậm chí nếu nó không đem lại lợi nhuận.

Cho đến khi những lý do để tồn tại không còn nữa, ví dụ khi sản phẩm yếu kém quá tốn kém đối với công ty, doanh thu không thể bù đắp được chi phí cố định và tất nhiên không đem lại lợi nhuận, nghĩa là có quá nhiều chi phí chìm. Các sản phẩm yếu thường tiêu dùng một lượng thời gian quản lý không tỉ lệ tương xứng, đòi hỏi những điều chỉnh về giá và tồn kho thường xuyên, thường liên quan đến kế hoạch sản xuất ngắn hạn thay vì kế hoạch dài hạn, đồi hỏi cả nỗ lực quảng cáo lẫn lực lượng bán hàng mà lý ra nếu đầu tư cho các sản phẩm mạnh hơn sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn và đôi khi việc bán những sản phẩm này có thể gây lo âu, nghi ngờ cho khách hàng và làm mờ hình ảnh của công ty. Chi phí lớn nhất có thể sẽ phát sinh trong tương lai. Thất bại trong việc loại bỏ những sản phẩm yếu sẽ làm chậm việc tìm kiếm và phát triển những sản phẩm thay thế.

Để giải quyết các sản phẩm già cỗi, công ty phải đối mặt với một số nhiệm vụ và quyết định. Nhiệm vụ đầu tiên là thiết lập hệ thống xác định những sản phẩm yếu. Nhiều công ty thường tổ chức các cuộc họp đánh giá sản phẩm với đại diện từ nhiều bộ phận gồm marketing, R&D, sản xuất, tài chính để phát triển một hệ thống xác định sản phẩm yếu kém. Bộ phận kiểm tra sẽ cung cấp dữ liệu về mỗi sản phẩm để chỉ ra xu hướng về qui mô thị trường, thị phần, giá, chi phí và lợi nhuận. Chương trình máy tính sau đó sẽ phân tích những thông tin này. Các nhà quản lý chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm nằm trong diện nghi vấn sẽ phải trình bày về những nhận định của họ về doanh thu và lợi nhuận trong tương lai, khi có hoặc không có những thay đổi về chiến lược marketing. Cuộc họp xem xét sản phẩm sẽ đưa ra những lời khuyên cho mỗi sản phẩm – để nguyên, thay đổi chiến lược marketing hoặc loại bỏ.

Một số công ty sẽ loại bỏ thị trường suy thoái nhanh hơn so với các công ty khác. Đa phần phụ thuộc vào sự có mặt và độ cao của các rào cản rút lui khỏi ngành. Rào cản rút lui càng thấp thì sẽ có nhiều công ty sớm rút lui khỏi ngành, và chừa lại cơ hội cho những công ty còn trụ lại thu hút những khách hàng của những công ty đã rút lui. Chẳng hạn, P&G vẫn trụ lại trong ngành xà phòng nước đang suy thoái và cải thiện lợi nhuận của mình.

Khi nghiên cứu chiến lược công ty trong những ngành suy thoái, Harrigan đã xác định năm chiến lược khác nhau mà các công ty có thể sử dụng:

- Tăng đầu tư của công ty (để thống trị thị trường hoặc củng cố vị thế cạnh tranh) - Duy trì mức đầu tư cho đến khi tính không chắc chắc về ngành được giải quyết

- Giảm mức đầu tư một cách có lựa chọn, bằng cách loại bỏ những nhóm khách hàng không sinh lợi, đồng thời củng cố đầu tư của công ty vào những phân đoạn có lãi

- Thu hoạch những đầu tư của công ty để thu hồi ngân quỹ một cách nhanh chóng

- Loại bỏ nhanh chóng các đơn vị kinh doanh kém hiệu quả bằng cách bán tài sản một cách có lợi nhất có thể. Việc lựa chọn chiến lược marketing trong giai đoạn suy tàn của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hấp dẫn tương đối của ngành và sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành đó. Công ty ở trong ngành không còn hấp dẫn nhưng lại có những sức mạnh cạnh tranh phải xem xét việc lùi bước một cách chọn lọc. Công ty trong ngành hấp dẫn và có sức mạnh cạnh tranh mạnh mẽ thì phải củng cố việc đầu tư của mình.

Với mỗi sản phẩm đang ở giai đoạn suy tàn, các nhà quản trị phải quyết định xem nên thực hiện chiến lược marketing nào: duy trì, thu hoạch vét hay loại bỏ nó. Thứ nhất, doanh nghiệp có thể quyết định duy trì hiệu quả của nó bằng cách đầu tư thêm với hy vọng các đối thủ cạnh tranh sẽ từ bỏ ngành này. Thứ hai, doanh nghiệp có thể quyết định thu hoạch nốt sản phẩm nghĩa là cắt giảm các loại chi phí (cơ sở và thiết bị, bảo trì, R&D, quảng cáo, số lượng nhân viên bán hàng) và hy vọng rằng doanh số vẫn đứng vững trong một thời gian nữa. Nếu thành công, giải pháp này cũng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong một thời gian ngắn. Cuối cùng, doanh nghiệp cũng có thể loại bỏ hẳn sản phẩm ra khỏi danh mục sản phẩm của mình hay bán nó cho một doanh nghiệp khác.

Trong bảng sau, chúng ta có một số tóm tắt các đặc điểm, mục tiêu marketing và các chiến lược marketing theo chu kỳ sống của sản phẩm.

Bảng 8.1: Các đặc điểm, mục tiêu và chiến lược marketing theo chu kỳ sống của sản phẩm

ĐẶC ĐIỂM Giới thiệu Tăng trưởng Bão hòa Suy thoái

Doanh số Doanh số thấp Doanh số tăng

nhanh

Doanh số đỉnh cao Doanh số giảm

Chi phí Chi phí tính trên

khách hàng cao Chi phí tính trên khách hàng trung bình Chi phí tính trên khách hàng thấp Chi phí tính trên khách hàng thấp

Lợi nhuận Lợi nhuận âm Lợi nhuận tăng Lợi nhuận cao Lợi nhuận giảm

Khách hàng Khai phá Tiên phong Đến sớm Lạc hậu

Đối thủ cạnh tranh

Ít Đông lên Ổn định và bắt đầu

giảm

Giảm bớt

MỤC TIÊU

MARKETING Tạo sự biết đến và dùng thử

Tăng tối đa thị phần Tăng tối đa lợi nhuận và bảo vệ thị phần Giảm chi phí và tận dụng nhãn hiệu CHIẾN LƯỢC Sản phẩm Chào bán sản

phẩm cơ bản Chào bán sản phẩm phát triển, dịch vụ,bảo hành

Đa dạng hóa nhãn hiệu và mẫu mã

Loại bỏ mặt hàng yếu kém

Giá cả Chi phí cộng lãi Định giá để thâm

nhập thị trường

Định giá bằng hay thấp hơn đối thủ cạnh tranh

Cắt giảm giá

Phân phối Phân phối có chọn

lọc

Phân phối ồ ạt Phân phối ồ ạt hơn nữa

Chọn lọc loại bỏ các cửa hàng không sinh lời

Quảng cáo Tạo sự biết đến

sản phẩm trong khách hàng tiên phong và đại lý

Tạo sự biết đến và quan tâm trong thị trường đại chúng

Nhấn mạnh sự khác biệt của nhãn hiệu và ích lợi

Giảm xuống mức cần thiết để giữ chân khách hàng trung thành nhất

Khuyến mãi Khuyến mãi mạnh

để thu hút dùng thử

Giảm bớt để chiếm lợi thế và nhu cầu của người dùng nhiều

Tăng cường để khuyến khích chuyển nhãn hiệu

Giảm tới mức tối thiểu

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị marketing (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w