Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Phú tài (full) (Trang 62)

¯ Nguyên nhân bên trong

- Diện mạo cơ sở vật chất hạ tầng tại trụ sở và một số điểm phòng giao dịch chưa thật sự tạo ấn tượng tốt từ cái nhìn đầu tiên của khách hàng, khu vực làm việc hiện nay còn nhỏ bé, chật chội so với nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Hệ thống phòng giao dịch còn mỏng, chưa chiếm lĩnh được thị phần

huy động vốn trên địa bàn Khu công nghiệp và các vùng lân cận trong tỉnh. - Chiến lược kinh doanh của ngân hàng chưa thật sự chú trọng đến công tác huy động tiền gửi tiết kiệm, chính sách lãi suất chưa thực sự linh hoạt. Hiện nay lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm của NHNT Phú Tài đang ở mức thấp hơn so với các ngân hàng khác, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần. Trong điều kiện dư thừa vốn thì duy trì lãi suất huy động thấp là hợp lý. Tuy nhiên với mức lãi suất thấp, NHNT Phú Tài sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng bạn. Trên thực tế đã có nhiều khách hàng của NHNT Phú Tài rút tiền tiết kiệm đem sang gửi tại các ngân hàng TMCP để hưởng lãi suất hấp dẫn hơn. Nếu ngân hàng không có chính sách lãi suất hợp lý sẽ mất rất nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, có số tiền gửi lớn, thời hạn dài.

- Hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm chưa thật sự tiện ích, phong phú, đa dạng. Chủ yếu tập trung huy động tiền gửi tiết kiệm truyền thống như: Tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm trả lãi sau, tiết kiệm dự thưởng,... chưa tạo ra được nhiều hình thức huy động mới, hấp dẫn khách hàng. Sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng còn mang tính đại trà cho tất cả các khách hàng. Trong thời gian qua cũng đã có một số hình thức huy động mới được ngân hàng đưa vào ứng dụng nhưng không đem lại hiệu quả cao do các ngân hàng khác cũng đưa ra những sản phẩm tương tự với lãi suất cạnh tranh hơn.

- Hoạt động marketing chưa được chú trọng đúng mức: Hiện nay NHNT Phú tài đã tiến hành các chiến dịch khuyếch trương thương hiệu và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung, các sản phẩm huy động TGTK nói riêng với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên các chương trình quảng cáo, khuyến mãi được thực hiện theo yêu cầu sự vụ do đó hiệu quả không cao.

- Chất lượng nguồn nhân lực trong ngân hàng còn nhiều bất cập, số lượng cán bộ có kỹ năng nghiệp vụ cũng như quản trịđiều hành và tham mưu

các biện pháp để phát triển còn ít, các chương trình đào tạo còn chưa thật sát với yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm chưa cao còn đùn đẩy công việc hiện cũng đang là một thách thức lớn.

Nhân viên ngân hàng tuy có kinh nghiệm nhưng bịảnh hưởng rất nhiều bởi tư duy thời kỳ bao cấp, quan niệm ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho khách hàng, nên chưa thực sự tôn trọng khách hàng, coi khách hàng là thượng đế do đó tác phong phục vụ còn máy móc, chưa chủđộng giới thiệu sản phẩm mới cho khách hàng, thể hiện tinh thần trách nhiệm chưa cao.

¯ Nguyên nhân bên ngoài

- Lạm phát gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là từ cuối năm 2010 đến năm 2011, đã gây tâm lý lo sợ đồng tiền trượt giá nên người dân thích cất trữ tài sản dưới dạng vàng và bất động sản hơn là gửi tiền vào ngân hàng. Tâm lý người Việt chưa quen sử dụng các công cụ thanh toán khác thay cho tiền mặt. Tuy nhiên lạm phát vẫn là con số có thể kiểm soát được nên nhà nước vẫn chưa ban hành các chính sách tiền tệ tích cực nhằm mục đích tăng cường huy động vốn, hút tiền mặt về từ lưu thông.

- Hiện nay người dân địa bàn vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt tại nhà để thuận lợi trong thanh toán hàng hóa, chưa quen sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Bên cạnh đó thu nhập của dân ở khu công nghiệp Phú tài còn thấp (chiếm trên 80% tổng dân số) nên việc huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

- Áp lực cạnh tranh ngày càng tăng: Với số lượng ngân hàng lớn như hiện nay, áp lực cạnh tranh đối với NHNT nói chung và Chi nhánh Phú Tài nói riêng sẽ ngày càng gia tăng, đặc biệt là cạnh tranh trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm bởi vốn là đầu vào sống còn của hoạt động ngân hàng. Sức ép cạnh tranh để giữ vững và phát triển nguồn vốn rất gay gắt, đặc biệt là sức ép cạnh tranh từ khối các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân

hàng nước ngoài. Điều này càng trở nên khốc liệt hơn khi mới đây NHNN đã cho phép một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép huy động tiền gửi bằng VND và trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Khối các ngân hàng thương mại cổ phần đang tạo nhiều ấn tượng trên thị trường, các ngân hàng này cũng đồng loạt khai trương nhiều chi nhánh, phòng giao dịch mới, tạo thành những mũi nhọn trực tiếp nhất thu hút khách hàng. Người dân đang ngày càng tiếp cận khối ngân hàng cổ phần thuận tiện hơn. quỹ tín dụng nhân dân được ngân hàng nhà nước cho phép huy động tiền gửi tiết kệm với lãi suất cao hơn các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, cạnh tranh về lãi suất được xem là hình thức cạnh tranh nổi bật nhất giữa các ngân hàng hiện nay. Khối các ngân hàng cổ phần thường có lãi suất hấp dẫn hơn trong thời gian từ năm 2007 đến nữa năm 2011 không bị ràng buộc bởi các thoả thuận. Ngoài ra, NHNT Phú Tài còn bị cạnh tranh bởi nhiều tổ chức tài chính khác trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm như: các tổ chức bảo hiểm nhân thọ trong nước và ngoài nước, tiết kiệm bưu điện... - Từ năm 2000 đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Đây là một thị trường vốn tương đối toàn diện, tạo lập và vận hành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Thị trường này phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động huy động vốn của ngân hàng, do làm tăng tính thanh khoản của các công cụ nợ do ngân hàng phát hành. Việc niêm yết cổ phiếu, trái phiếu tăng vốn của các ngân hàng trên thị trường chứng khoán đã làm tăng tính hấp dẫn của chúng đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ gây khó khăn cho hoạt động vốn của ngân hàng do thị trường chứng khoán đã thu hút một phần vốn trung, dài hạn từ công chúng và tổ chức kinh tế thay cho gửi vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên lượng tiền này còn nhỏ, chưa ảnh hưởng nhiều đến hoạt

động huy động tiền gửi tiết kiệm của NHNT Phú tài.

- Thị trường tiền tệ chưa phát triển, chưa có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường chứng khoán. Giá cả chứng khoán không phản ánh chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động trên thị trường ngoại tệ, nội tệ liên ngân hàng, thị trường mở còn hạn chế. Những yếu kém này đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng huy động tiền gửi tiết kiệm của các NHTM nói chung, NHNT Phú tài nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở định hướng của chương 1, chương 2 của luận văn đã khái quát được môi trường kinh doanh (đặc điểm tự nhiên, xã hội, sự cạnh tranh,...) có tác động thuân lợi và khó khăn đến tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm trên địa bàn tỉnh Bình Định. Ngoài ra, luân văn dựa trên tiêu chí đánh giá tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm đã đề xuất ở chương 1, căn cứ vào dữ liệu thực tế tại NHNT Phú tài để phân tích thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHNT Phú Tài trong thời gian qua (2007-2011). Mặc dù trong những năm gần đây hoạt động huy động TGTK của NHNT Phú Tài đã thu được những kết quả nhất định như: Quy mô TGTK huy động liên tục gia tăng, TGTK huy động đạt được tốc độ tăng trưởng nhất định, chi phí vốn luôn được cải thiện… Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, trong thực tế kết quả đó của ngân hàng vẫn chưa cao. Trong thời gian tới, để tăng cường công tác huy động tiền gửi tiết kiệm hơn nữa NHNT Phú Tài cần thực thi hàng loạt các giải pháp, kiến nghị và đề xuất trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GII PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIN GI TIT KIM TI NGÂN HÀNG TMCP NGOI THƯƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Phú tài (full) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)