Đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Phú tài (full) (Trang 82)

- Thường xuyên đổi mới công nghệ, gia tăng các sản phẩmdịch vụ Phát triển công tác khách hàng, đổi mới phong cách làm việc

c. Giao chỉ tiêu cho phòng nghiệp vụ, nhân viên và trả lương dựa trên hiệu suất lao động

3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

- Ngân hàng Nhà nước tập trung xây dựng và phát triển thành một ngân hàng trung ương với tầm nhìn, triển vọng vì lợi ích của khu vực tài chính, củng cố và nâng cao niềm tin của dân chúng đối với những động thái chính

sách của Ngân hàng Nhà nước; thực thi CSTT hiệu quả, chủ động với các công cụ CSTT (lãi suất, tỷ giá) mang tính thị trường; từng bước tiến tới tự do hóa thị trường tài chính; nâng cao năng lực thanh tra giám sát ở một cấp độ mới. NHNN Việt Nam hoạt động theo mô hình trực thuộc Chính phủ, là một cơ quan ngang bộ, có chức năng là ngân hàng của các ngân hàng, quản lý toàn bộ hệ thống ngân hàng thông qua các hoạt động như cấp giấy phép kinh doanh tiền tệ cho các ngân hàng thương mại, quy định thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thanh tra kiểm soát các ngân hàng thương mại, ấn định lãi suất, lệ phí hoa hồng áp dụng cho các ngân hàng thương mại, thực hiện tái cấp vốn … Vì vậy, chỉ khi NHNN có chính sách hợp lý và cách thức điều hành đúng đắn sẽ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các NHTM phát triển.

NHNN tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt một mặt giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thông khi thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, mặt khác nó làm tăng khả năng chức năng tạo tiền của toàn hệ thống NHTM, tăng tốc độ tăng trưởng vốn. Tiếp tục thực hiện chỉ thị yêu cầu các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện việc mở tài khoản, trả lương, chi trả dịch vụ qua tài khoản cá nhân. Đối với các ngành dịch vụ, Chính phủ cần có biện pháp bắt buộc để hạn chế đến mức thấp nhất việc thanh toán bằng tiền mặt, có như vậy lượng tiền, vốn chảy vào ngân hàng ngày càng nhiều hơn.

- Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước thực sự là người cầm lái trên thị trường tiền tệ, chủđộng trong các quyết sách của mình, tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức tín dụng phát triển. NHNN cần có một chính sách tiền tệ ổn định, điều hành một cách linh hoạt, kịp thời, chính sách lãi suất phù hợp với quy luật cung cầu trên thị trường, vận dụng công cụ thị trường mở trong việc kiểm soát cung cầu tiền tệ thay cho công cụ dự trữ bắt buộc.

Duy trì các mức lãi suất chính thức như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường vốn … ở mức hợp lý, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thị trường và mang tính ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong việc xác định các mức lãi suất huy động và cho vay.

Phát triển nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở mở rộng các loại hàng hoá giao dịch trên thị trường tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn đầu tư cho các NHTM, giúp các NHTM sử dụng vốn có hiệu quả và năng động hơn trong kinh doanh vốn.

- Thứ hai, NHNN cần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại quốc doanh. Hiện tại, Luật cạnh tranh là khuôn khổ pháp lý cao nhất điều chỉnh về cạnh tranh thương mại tại Việt Nam. Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thực thi Luật cạnh tranh, theo đó có nhiều quy định về cạnh tranh liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, những quy định này chỉ mang tính chung chung, chưa bao quát được hết những nét đặc thù trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, NHNN cần ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết hơn các quy định về cạnh tranh đó được quy định trong Luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Thực hiện được điều đó sẽ thúc đẩy các NHTM cạnh tranh ngày càng lành mạnh, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và nâng cao hiệu quả huy động vốn nói riêng.

- Thứ ba, Hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng hợp nhất, mở rộng hợp tác và liên kết với các cơ quan thanh tra giám sát các bộ phận của thị trường tài chính trong nền kinh tế, trong khu vực và quốc tế. Trong đó, năng lực thanh tra giám sát được nâng cao lên một cấp độ mới đảm bảo sự ổn định và an toàn hệ thống trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng; các qui định thanh tra, giám sát thận trọng cần tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện phát

triển của hệ thống; thanh tra, giám sát trên cơ sở dự báo và định lượng rủi ro, ứng dụng mô hình cảnh báo sớm để kịp thời ngăn chặn những bất ổn có thể xẩy ra. Song, điều này cũng cần thiết phải tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống tài chính năng động, hiệu quả.

- Thứ tư, NHNN cần quan tâm tới chính sách tỷ giá hơn nữa để tránh tình trạng mất cân đối giữa nguồn vốn nội ngoại tệ, hay sự mất giá quá cao của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ mạnh.

NHNN cần kết hợp với Uỷ ban Chứng khoán tạo điều kiện cho các NHTM phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung chứ không phải thông qua việc bán lẻ cho khách hàng. Tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán hoạt động sôi động, cổ phiếu của NHTM có giá trị đối với nhà đầu tư và khách hàng thông qua việc trả cổ tức cho các cổ đông phải đảm bảo cao hơn nhiều so với lãi suất huy động của ngân hàng.

- Thứ năm, cùng với Chính phủ, NHNN cần kiện toàn hệ thống pháp lý trong thanh toán không dùng tiền mặt nhằm thúc đẩy hoạt động này ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho các NHTM thu hút được nguồn vốn lớn đang nhà rỗi trong dân cư, chi phí thấp trong thanh toán, nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả huy động vốn.

Cụ thể hơn, trước mắt NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp lý quy định việc xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn hiện đang là vấn đề cấp bách trong ngành ngân hàng hiện nay, những tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động cho vay ngày càng lớn và khó lường. Một ngân hàng có nợ quá hạn lớn sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm và uy tín của ngân hàng đó cũng ảnh hưởng rất nghiêm trọng. NHNN cần ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến chữ ký điện tử, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, … để các NHTM xây dựng quy trình nghiệp vụđúng pháp luật bắt nhịp với cấu trúc chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng đang được triển khai. NHNN cũng nên hỗ trợ về mặt tài chính cho các

NHTM trong việc đổi mới công nghệ thông qua hình thức cho vay ưu đãi và có thể làm đầu mối liên hệ với hệ thống ngân hàng Thế giới giúp cho công tác đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ của các NHTM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tăng cường huy động tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Phú tài (full) (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)