Nghiên cứu G.H.Litwin và R.H.Stringer (1969)

Một phần của tài liệu Nâng cao động lực làm việc của cán bộ công ty CP thiết bị kỹ thuật cao ứng dụng lý thuyết hai nhân tố của herzberg (Trang 27)

Hai ông đã áp dụng lý thuyết thúc đẩy của Mc Clelland và đi đến kết luận rằng, sức mạnh của ba loại nhu cầu: quyền lực, liên kết và thành đạt chịu ảnh hưởng của bầu không khí tổ chức. Bầu không khí của tổ chức có thể tăng cường hoặc giảm bớt động lực thúc đẩy. Nghiên cứu đã thực hiện ở các tổ chức với các cấu trúc khác nhau, với văn hóa tổ chức khác nhau và chỉ rõ nhu cầu nào trong các nhu cầu về quyền lực, thành đạt và liên kết được tăng cường hay giảm bớt. Ví dụ như trong một tổ chức có cấu trúc cứng nhắc với các quy tắc, quy chế và các thủ tục thì nhu cầu về

quyền lực được tăng cường trong khi đó nhu cầu về liên kết và sự thành đạt bị giảm bớt. Ngược lại trong một tố chức mà nhân viên luôn nhận được sự ủng hộ từ nhà quản lý và các đồng nghiệp thì nhu cầu quyền lực là không có, trong khi nhu cầu về sự thành đạt và liên kết được tăng cường.

Nghiên cứu của .H.Litwin và R.H.Stringer giúp các nhà quản lý có một cái nhìn rõ nét về tầm quan trọng của cấu trúc và các giá trị văn hóa trong tổ chức, từ đó giúp họ thực hiện công việc thúc đẩy nhân viên cụ thể hơn.

Như vậy, theo trường phái động lực thúc đẩy bởi nhu cầu thì con người làm việc vì mong muốn thỏa mãn các nhu cầu của bản thân như: các nhu cầu tồn tại, nhu cầu được quan tâm (về tiền lương, điều kiện làm việc, môi trường làm việc) nhu cầu được khẳng định mình, muốn mình là một thành viên của tập thể, của xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu muốn gây ảnh hưởng đến người khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao động lực làm việc của cán bộ công ty CP thiết bị kỹ thuật cao ứng dụng lý thuyết hai nhân tố của herzberg (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)