Đối với các hộ sản xuất dưa chuột bao tử

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 105)

- Tích cực, chủ động tham gia các lớp tập huấn kĩ thuật để nâng cao trình độ sản xuất. Tích cực học hỏi, tiếp thu khoa học kĩ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử.Tìm hiểu và nắm bắt thông tin thị trường.Qua đó nâng cao khả năng tiếp cận thị trường nâng cao hiệu quả trong tiêu thụ.

- Tích cực đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử.

- Tích cực tham gia các tổ chức, các hội để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Vân Anh (2013), Phát triển sản xuất cây ớt đông trên địa bàn xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Luận văn Tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội;

2. Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), Nguyên lý kinh tế Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

3. Nguyễn Hồng Cử (2011), Phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu theo hướng bền vững ở Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng;

4. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự (1997), Kinh tế Nông Nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội;

5. Từ Thái Giang (2013), Nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đăk Lak, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội;

6. Ngô Đình Giao (1966), Kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục, Hà Nội;

7. Nguyễn Thi Hạnh (2011), Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử xuất khẩu tại xã Cao Xá, huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang, Luận văn tốt nghiệp Đại Học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội;

8. Nguyễn Thực Huy (2009), Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ Nông Nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội;

9. Bùi Thị Nga (2011), Những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội;

10. Dương Văn Hiểu và cộng sự (2010), Kinh tế ngành sản xuất, NXB Tài Chính, Hà Nội;

11. Hoàng Văn Phấn (2000), Những giải pháp kinh tế chủ yếu đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản ở Đồng Bằng Sông Hồng, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội;

12. Nguyễn Thị Loan (2010), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử tại xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng,tỉnh Hà Nam, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội;

13. Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung (2011), Kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội;

14. Trang rau thủy canh, ngày 13/11/2014 với tiêu đề: “Xuất khẩu rau 10 tháng năm 2014”, truy cập ngày 2/2/2015, tại:

http://www.rauthuycanh.com/xuat-khau-rau-10-thang-2014/;

15. Trang trung tâm xúc tiến đầu tư- thương mại-du lịch thành phố cần thơ, với tiêu đề: “Thị trường xuất khẩu rau quả năm 2014”, truy cập ngày 2/2/2015, tại: http://canthopromotion.vn/home/index.php/gi%E1%BB %9Bi-thi%E1%BB%87u/tt-x%C3%BAc-ti%E1%BA%BFn-%C4%91t- tm-dl/11-xuat-nhap-khau/2784-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB %9Dng-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-rau-qu%E1%BA%A3-n %C4%83m-2014;

16. Ủy ban nhân dân xã Đồng Hóa (2012), Báo cáo kết quả phát triển KT- XH năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ năm 2013;

17. Ủy ban nhân dân xã Đồng Hóa (2013), Báo cáo kết quả phát triển KT- XH năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ năm 2014;

18. Ủy ban nhân dân xã Đồng Hóa (2014), Báo cáo kết quả phát triển KT- XH năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ năm 2015;

19. Vũ Anh Tuấn, Phạm Quang Phân và Tô Đức Hạnh (2007), Kinh tế Chính Trị Mác- Lenin, NXB tổng hợp, TP.HCM.

PHỤ LỤC 1: KỸ THUẬT TRỒNG DƯA CHUỘT BAO TỬ

* Thời vụ ở đồng bằng và trung du Bắc bộ:

- Vụ xuân hè: Gieo hạt 15 - 20/2, thu hoạch khoảng 25/3 - 30/4. - Vụ thu đông: Gieo hạt 10 - 20/9, thu hoạch khoảng 15/10 - 30/11. * Làm đất:

Chọn đất thích hợp, có thể tưới tiêu chủ động, lên luống cao 20 -30cm, mặt luống rộng 1m. Rãnh rộng 30cm, bổ hốc với khoảng cách 25cm, các loại phân lót bỏ vào hốc trộn đều với đất và lấp kín sau đó trồng cây.

Gieo trồng và mật độ:

Lượng hạt giống: 30g/sào (0,83kg/ha). Vì hạt giống đắt tiền nên phải gieo bầu hoặc gieo khay, nếu gieo bầu có thể để cây trong bầu từ 7 - 10 ngày (khi cây có 2 lá thật).

Nếu gieo hạt trên khay cát để cây 3 - 5 ngày (khi cây có 2 lá sò). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trước khi gieo ngâm hạt cho hút no nước (khoảng 5 - 6 giờ) ủ hạt ở nơi ấm khoảng 300C. Sau 1 - 2 ngày hạt nứt nanh thì đem gieo.

- Trồng hai hàng dọc luống cách nhau 60cm, cây trên cùng một hàng cách nhau 35cm. Mật độ 1.100 cây trên sào (30.470 cây/ha).

* Bón phân:

- Phân bón thúc hòa loãng vào nước để tưới 5 - 7 ngày, bón thúc một lần. Có thể dùng nước phân chuồng hoai để tưới thúc thêm.

- Bón phân qua lá: Vụ xuân tháng đầu chăm sóc thường bị rét, cây dưa sinh trưởng chậm, nên bón phân qua lá để thúc đẩy cây sinh trưởng. Khi cây dưa 4 - 5 lá, hễ rễ còn yếu, phun urê nồng độ 1% hoặc phun các loại phân qua lá khác.

* Chăm sóc:

- Cắm giàn: Khi cây có 2 - 3 lá thật thì cắm giàn hình chữ A. Thường xuyên dùng dây mềm buộc cây vào giàn vì tua cuốn rất yếu.

Làm cỏ sới váng sau mưa, kết hợp hót rãnh vun luống...

- Kỹ thuật trồng: Mỗi luống trồng làm 2 hàng dọc, cây cách cây chừng 45cm, bổ hốc, dùng dao rạch túi bóng (nếu làm bầu bằng túi nilon), 1 sào trồng hết khoảng 950-1000 cây là vừa (mỗi hốc trồng 1 cây). Để có đủ dinh dưỡng, nhiều xã viên thừa nhận, mức đầu tư (tính cho 1 sào Bắc bộ): 350 - 450kg phân chuồng, 7 - 8kg đạm urê, 9 - 10 kg kali, 25 - 30kg lân. Bón lót 100% phân chuồng, lân và 20 – 30% lượng đạm, kali, số phân còn lại dùng để tưới thúc dần. Phân chuồng có thể bón thúc bổ sung vào giữa hàng để rễ ăn lan rộng, nhiều xã viên khác thì tưới nước phân chuồng hòa loãng cho cây cũng mang lại hiệu quả cao.

* Phòng trừ một số sâu bệnh

Một số loài sâu thường gặp trên cây dưa chuột: Sâu xám, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, sâu xanh, bọ rùa vàng. Bệnh thường gặp: Bệnh héo xanh, phấn trắng, sương mai, giả sương mai, héo vàng.

Sâu xám: Biện pháp phòng trừ: Bắt thủ công hoặc phòng trừ bằng Basudin 10H, Vipam 5H, 10G rắc xung quanh gốc hoặc xử lý trước khi gieo.

Sâu vẽ bùa (Ruồi đục lá): Sử dụng các loại thuốc như: Crymax, Tập kỳ, Sherpa, Decis, Sadavi, Regent,… Nên thường xuyên thay đổi loại thuốc để tránh làm cho sâu nhanh quen thuốc. Nếu ruộng dưa đã bị sâu gây hại nặng thì sau khi có phun thuốc nên bón bổ xung thêm phân để bồi dưỡng sức cho cây. Để hạn chế độc hại cho người sử dụng bà con nhớ đảm bảo thời gian cách ly của thuốc.

Bọ trĩ, bọ rùa vàng: Sử dụng các loại thuốc như: Confidor 100SL, Actara, Dantotsu, Regent,…

Dưa chuột thường bị nhiễm một số bệnh như: Bệnh chết ẻo, lở cổ rễ, sương mai, phấn trắng, đốm lá (vàng lá)... Để phòng trừ các loại bệnh hại cho cây dưa chuột cần chú ý:

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện bệnh kịp thời

- Tiến hành chăm sóc cây đầy đủ để cây sinh trưởng, phát triển tốt đủ sức kháng bệnh.

- Thực hiện chế độ luân canh cây trồng hợp lý, không trồng cây dưa chuột trên đất trồng cây bầu bí hoặc cây họ cà nhiều vụ liên tiếp.

- Thực hiện vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại và tàn dư cây vụ trước. + Dùng thuốc phun phòng: Dùng hỗn hợp 20 ml Kasumin + 15 gr Arygreen pha với 10 - 12lít nước phun trên một sào.

Cách phun: Phun lần 1 sau trồng 3 - 5 ngày.Lần 2: Sau lần thứ nhất 7 ngày. Xử lý đất bằng thuốc Somix - T2 có tác dụng: Khi phun vào đất các vi khuẩn có lợi sống lại sẽ tiêu diệt được các vi khuẩn có hại.

Bệnh chết ẻo: Sử dụng các loại thuốc như: Kasumin, AryGreen, Rhidomil,…

Bệnh lở cổ rễ: Phun bằng thuốc trừ nấm như: Validacine, Rhidomil, Rampat, ….

Bệnh sương mai: Dùng Boocđụ 1% hoặc Zineb 80% pha loãng với nước theo nồng độ 0,4% (400g thuốc cho 100 lít nước lã) phun phòng và trừ bệnh. Ngoài ra, có thể dùng Rhidomil MZ 72 WP phun 1 lần, lượng 1,5 kg/ha hoặc Allette 80WP phun 2 lần, lượng 2,0 kg/ha/1 lần phun.

- Bệnh héo vàng: Sử dụng các loại thuốc như: Kasumin, AryGreen, Rhidomil, Copper - B, Benzeb,…

PHỤ LỤC 2: KỸ THUẬT TRỒNG DƯA CHUỘT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

Hướng VietGAP trong canh tác dưa chuột đảm bảo các yêu cầu minh bạch hóa các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hoạch….Việc sản xuất dưa chuột hướng VietGAP sẽ tạo cơ hội để người nông dân tiếp cận với cách thức canh tác mới, tăng thu nhập, hướng tới sản xuất gắn với bảo vệ môi trường và cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường tiêu dùng.

Bên cạnh các quy định về giống, đất trồng, quy trình kỹ thuật canh tác thì trồng dưa chuột theo hướng VietGAP có một yếu tố quan trọng nữa đó là việc theo dõi hồ sơ, nhật ký canh tác ở từng khâu. Những việc này giúp người trồng đạt được 4 tiêu chí chính: Chỉ tiêu về vi sinh vật ( trong nguồn nước); hàm lượng nitorat (trong phân bón); hàm lượng kim loại nặng (trong đất) và các chỉ tiêu về thuốc BVTV trong việc sử dụng thuốc BVTV.

Sau đây là những hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Mỹ Linh, Bộ môn Rau và gia vị, Viện Nghiên cứu Rau quả về kỹ thuật trồng dưa chuột theo hướng tiêu chuẩn VietGAP.

1. Chuẩn bị vườn ươm

Thời vụ: Dưa chuột có thể trồng quanh năm nhưng có hai vụ chính: - Vụ xuân: gieo từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 dương lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vụ đông: gieo từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10.

Ngoài ra dưa chuột cũng thích hợp với vụ hè tháng 4, 5, 6. Nếu bà con trồng dưa chuột xen giữa 2 vụ lúa thì nên làm bầu để tranh thủ được thời vụ. Chuẩn bị giống:

Đối với sản xuất dưa chuột theo hướng VietGap thì yếu tố đầu vào là giống cần được kiểm soát chặt chẽ. Giống dưa phải do các công ty, đơn vị sản xuất có uy tín cung cấp và đảm bảo hạt giống đó phải có tỉ lệ này mầm cao.

Trước khi gieo trồng, cần tiến hành ngâm ủ hạt giống: ngâm hạt trong nước 3 sôi, 2 lạnh, ngâm trong vòng 2 – 3 h, rồi đổ vào khăn ẩm ủ. Sau 1-2 ngày, hạt nảy nầm.

Làm bầu và gieo cây con:

- Sau khi chuẩn bị xong hạt giống, tùy thuộc vào điều kiện bà con có thể gieo trực tiếp hoặc gieo qua bầu. Tuy nhiên gieo qua khay bầu sẽ có nhiều lợi thế như dễ chăm sóc, kiểm soát được sâu bệnh, chuột bọ.

- Đất bầu: 40% đất bột + 40% xơ dừa + 20% là mùn mục.

- Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào các hốc bầu, mỗi hốc 1 hạt và tuới đủ ẩm để mầm cây phát triển tốt. Đặt hạt xong dùng một lớp đất bầu dải mỏng lên mặt khay, che kín hạt rồi tiến hành tưới ẩm ngay sau đó.

- Chăm sóc bầu cây: mỗi ngày cần tưới nhẹ 1 lần và thường xuyên kiểm tra xem hạt đã nảy mầm chưa. Sau 5 – 7 ngày, là có thể tiến hành mang bầu cây ra trồng.

Để chuẩn bị đủ hạt giống cho diện tích đồng ruộng bà con có thể ước lượng hạt gieo cho mỗi hecta như sau:

+ Dưa chuột quả nhỏ, quả to cần từ 700 - 1000gam/ha. + Dưa chuột bao tử cần từ 500 - 600 gam/ha.

2. Trồng cây

Đất trồng, lên luống:

- Vị trí đất trồng: Khu vực trồng dưa phải cách ly với khu vực bị ô nhiễm, không bị ảnh hưởng trực tiếp từ các nguồn chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ, nghĩa trang, đường giao thông lớn.

- Đất trồng dưa chuột nên chọn khu vực đất cao, dễ thoát nước nhưng chủ động nguồn nước tưới, có tầng canh tác dày 20-30cm. Đất thịt nhẹ hoặc cát pha có độ pH từ 6- 6,5. Nếu pH thấp hơn thì dùng vôi bột để tăng pH.

- Ngoài ra, đất phải được xác định hàm lượng một số kim loại nặng trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất đảm bảo không vượt quá ngưỡng cho phép như: hàm lượng asen không vượt quá 12mg/kg đất khô, kẽm 200, đồng 50…

- Trong trồng dưa chuột, bà con đặc biệt chú ý phải chọn đất luân canh với cây lúa nước hoặc đậu, bắp, ngô…Trước đó 2 vụ không trồng các cây cùng họ như dưa leo, khổ qua bầu bí…để tránh sâu bệnh tồn dư…

- Do bộ rễ dưa chuột yếu nên đất trồng cần được cày bừa kỹ, làm nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại. Nếu cần phải xử lý sâu bệnh thì dùng vôi bột để xử lý đất.

- Sau khi làm đất tiến hành lên luống: Luống dưa rộng 1,2 m - 1,5 m, cao 25 - 30 cm. Rãnh nên để rộng từ 30 - 35 cm..

- Sau khi lên luống, rạch 1 hàng nhỏ ở giữa luống và tiến hành bót lót. Bà con chú ý phân bón lót phải là phân hữu cơ đã ủ hoai mục…Bón 1 lượt phân hữu cơ rồi bón lân lên trên, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên mặt luống.

- Sau khi bón lót, tiến hành trải màng phủ nilon để hạn chế sâu bệnh hại và cỏ dại trong quá trình cây dưa sinh trưởng. Màng phủ đã khoét sẵn các lỗ đường kính từ 10 – 12 cm tương đương với khoảng cách trồng dưa.

Cách trồng:

- Sau khi loại bỏ những cây khác dạng, cây bị bệnh, chuyển khay ra đồng, nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay và rải đều cây theo khoảng cách quy định. Bà con chú ý, khi nhấc cây ra khỏi khay bầu nhẹ nhàng, dùng 1 tay đẩy phía dưới đáy bầu lên và tay kia nhấc nhẹ nhàng ra khỏi khay. Vùi kín bầu cây dưới đất và tưới thấm gốc để cho chặt gốc.

- Nếu bà con dùng rơm rạ hay tàn dư thực vật để phủ luống thì sẽ phủ sau khi trồng cây xong.

+ Giống dưa chuột quả nhỏ và dưa chuột ăn tươi: Cây cách cây 40 - 45 cm trong vụ xuân và 30 -35cm trong vụ đông.Mật độ: 30.000 - 33.000 cây/ha; + Giống dưa chuột bao tử: Cây cách cây: 60cm trong vụ đông và 70cm trong vụ xuân. Mật độ: 25.000 - 28.000 cây/ha.

3. Chăm sóc Tưới nước:

- Nguồn nước tưới phải là nước sạch, có thể là nước giếng khoan đã qua xử lý, không lấy nước trực tiếp từ các khu vực ô nhiễm, nước từ các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết môt gia súc…

- Hàm lượng một số hóa chất và kim loại nặng trong nước tưới không vượt quá ngưỡng cho phép như: thủy ngân 0,001mg/lit, a sen và chì: 0,1…

- Trong quá trình chăm sóc dưa chuột, cần chú ý để điều tiết lượng nước thích hợp, đặc biệt trong vụ thu - đông, có thể tưới rãnh để cung cấp nước cho cây. Cần thường xuyên giữ ẩm đất từ giai đoạn cây ra hoa, đặc biệt từ khi thu quả để tăng chất lượng thương phẩm quả.

Bón phân: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục bón để bón lót. Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha nước để tưới.

- Bón kết hợp với vun xới nhẹ, nhặt cỏ dại…Nếu không có phân chuồng hoai mục, có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 3.000 - 3.500 kg/ha.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 105)