Nguồn lực

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 89)

a. Chi phí đầu tư đầu vào

Mức độ đầu tư đầu vào như thế nào có ảnh hưởng đến sản lượng và năng suất dưa chuột bao tử sản suất ra. Đầu tư nhiều chi phí đầu vào thì kết quả sản xuất đem lại sẽ cao hơn là việc đầu tư ít chi phí đầu vào là điều đương nhiên. Tuy nhiên ở đây nên lưu ý rằng không phải đầu tư quá nhiều là tốt ở đây phải đầu tư một lượng vừa phải đầy đủ và hợp lý, cũng không nên đầu tư quá ít chi phí điều này sẽ mang lại hiệu quả không cao cho sản xuất bất cứ loại cây trồng nào không chỉ riêng mỗi dưa chuột bao tử.

Hộp 4.1 Ý kiến về chi phí đầu tư đầu vào

“ Người dân đầu tư nhiều chi phí về đầu vào thì là điều quá tốt nhưng phải phù hợp. Chúng tôi đang khuyến khích các hộ nông dân sản xuất đầu tư thêm đầu vào sản xuất. Đã có biến chuyển khá khả quan nhưng mà người dân vẫn e ngại không dám đầu tư nhiều. Có hộ thì đầu tư nhiều chi phí đầu vào đấy nhưng kết quả lại không như mong muốn, có hộ thì đầu tư lại quá ít nên kết quả mang lại không mấy khả quan.”

(Nguồn: Phỏng vấn ông Dương Văn Nam – Chủ nhiệm HTX thôn Phương Xá xã Đồng Hóa lúc 9h30 ngày 18 tháng 3 năm 2015)

b. Về lao động

Qua điều tra tôi thấy số lao động cho sản xuất dưa chuột bao tử không nhiều chỉ bình quân 1,65 người/ 1 hộ. Và lao động chủ yếu là lao động gia đình gần như không có lao động thuê mướn và hầu hết lao động chính đều là người vợ còn người chồng thì đi làm những công việc khác, rất ít hộ có lao động chính là cả 2 vợ chồng mà chỉ thỉnh thoảng vào đợt thu hoạch rộ hay đợt bắc dàn thì mới có chút là sự giúp đỡ của người chồng và các con kể cả trong độ tuổi lao động lẫn chưa đến tuổi lao động. Số lao động cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất dưa chuột bao tử cũng như một phần ảnh hưởng đến sản lượng và năng suất cao hay không.

Hộp 4.2 Ý kiến về lực lượng lao động gia đình

“Nhà có mình tôi trồng thôi, bố con nó đều bận hết. Bố thì đi làm xây, con thì đi học suốt. Có giúp được ít nào thì giúp thôi. Tôi cũng không trồng nhiều, có mình mà, chứ trồng nhiều mà không chăm được thì cũng chết dở.”

(Nguồn: Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Chắc thôn Phương Xá xã Đồng Hóa lúc 12 giờ ngày 19 tháng 3 năm 2015)

Thường thì những hộ có 2 lao động chính là vợ và chồng thì họ sẽ trồng dưa chuột bao tử với quy mô lớn hơn các hộ khác từ 2,5 -3,5 sào còn những

hộ mà lao động chính chỉ có một người thì họ chỉ trồng từ 1,5-2 sào. Vì số lượng lao động phục vụ cho sản xuất dưa chuột bao tử trên một hộ khá ít nên muốn mở rộng sản suất và nâng cao năng suất, chất lượng dưa chuột bao tử sản xuất ra cán bộ chính quyền cũng như chính các hộ nông dân phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức của mình để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cây dưa chuột bao tử.

4.2.2.2 Trình độ năng lực và kỹ thuật trong sản xuất của người sản xuất

Trình độ năng lực cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất dưa chuột bao tử. Do cây dưa chuột bao tử không giống như các loại cây trồng khác như lúa, ngô, khoai , đậu tương... vì nó là cây xuất khẩu ngắn ngày cần kỹ thuật chăm sóc cũng như thu hoạch khá khắt khe mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Hiện nay kỹ thuật của người dân hiện tại có được là do việc tập huấn của các cán bộ khuyến nông chứ không giống như những loại cây nông nghiệp lâu đời khác họ biết sản xuất là do truyền từ đời này qua đời khác qua những lời dậy của người đi trước. Vì thế những người nào có trình độ học vấn cao cũng như năng lưc tốt họ sẽ tiếp thu nhanh hơn và tiếp thu một cách đúng đắn, hiệu quả để về áp dụng, phối hợp đầu vào cũng như kỹ thuật chăm sóc hợp lý nhất để đem lại kết quả tốt nhất cho sản xuất dưa chuột bao tử. Như vậy, việc tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ hiểu biết cho người nông dân sẽ góp phần làm cho phát triển sản xuất dưa chuột bao tử. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng kinh nghiệm sản xuất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử. Vì khi qua nhiều năm sản xuất họ sẽ tự rút ra cho mình những kinh nghiệm tốt nhất qua từng lần trồng. Hơn nữa hiện nay người dân trồng dưa chuột bao tử hầu hết dựa vào kinh nghiệm của mình là chính.

Hộp 4.3 Ý kiến về tập huấn

“Khi xã mới bắt đầu đưa giống dưa chuột bao tử này về gieo trồng thì có đi tập huấn, nhưng giờ trồng nhiều rồi nên cũng không tập huấn mấy nữa. Cũng muốn tham gia tập huấn kỹ thuật chăm sóc lắm.”

(Nguồn: Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thắng thôn Đồng Lạc xã Đồng Hóa lúc 18h30 ngày 19 tháng 3 năm 2015)

4.2.2.3 Tiến bộ khoa học và công nghệ

Tiến bộ về khoa học và công nghệ cũng là một yếu tố chủ quan có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng và sản lượng cây trồng. Người dân phải thường xuyên tiếp thu những tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất để mang lại năng suất cao nhất cho sản xuất dưa chuột bao tử. Vì vậy chính quyền địa phương phải thường xuyên chuyển giao và tập huấn những tiến bộ khoa học và công nghệ đến với người dân, một phần giúp nâng cao năng lực của người dân một phần là tiền đề để thúc đẩy phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã giúp nền kinh tế của xã phát triển hơn.

4.2.2.4 Chủ trương chính sách của địa phương và của nhà nước trong việcphát triển sản xuất dưa chuột bao tử phát triển sản xuất dưa chuột bao tử

Trong những năm qua, tỉnh Hà Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích hỗ trợ cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây xuất khẩu nói riêng, trong đó có cây dưa chuột bao tử. Từ các chính sách, chủ trương của Nhà nước giúp cho người dân có điều kiện tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và tiếp cận với nguồn vốn để mở rộng sản xuất. Trong các chính sách hỗ trợ phát triển thì chính sách hỗ trợ về giống và vốn ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất cây dưa chuột bao tử của các hộ dân.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong việc lập, triển khai thực hiện chính sách. Ban hành chính sách chưa có tính ổn định lâu dài, người sản

xuất không có thông tin kịp thời để tiếp cận chính sách, việc ban hành chính sách còn mang tính giải pháp tình thế nên chưa có sự chủ động,… Người dân khó tiếp cận với các chính sách từ đó ảnh hưởng đến sản xuất dưa chuột bao tử của xã

4.2.2.5 Thị trường

Thị trường là giai đoạn cuối cùng trong việc sản xuất cây trồng, thị trường là nơi có ảnh hưởng rất lớn tới giá cả, điều tiết sản xuất và hướng CNH vì đây là nơi trao đổi mua bán giữa người bán và người mua nhằm đưa ra một cái giá tốt nhất. Khi giá cả thỏa thuận trên thị trường mà cao thì thu nhập đem lại cho người dân trồng dưa chuột bao tử cao còn ngược lại giá mà thấp thì người dân sẽ thu được nguồn thu nhập thấp hơn. Và khi giá cả ổn định lúc đấy thị trường đóng vai trò điều tiết sản xuất. Do đó nhà nước cũng như chính quyền địa phương có những buổi tập huấn và truyền đạt kinh nghiệm về việc tìm hiểu thông tin cho người dân và cả các hộ sản xuất dưa chuột bao tử cũng tự mình phải thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường để phục vụ cho sản xuất dưa chuột bao tử nhằm mang lại kết quả sản xuất tốt nhất.

4.2.3 Nhóm nhân tố kỹ thuật và công nghệ

4.2.3.1 Giống

Muốn sản xuất dưa chuột bao tử đạt được năng suất cũng như chất lượng cao nhất và giảm thiểu chi phí sản xuất thì công tác chọn giống là công tác đầu tiên quyết định rất lớn đến nó. Vì vậy chúng ta nên tìm hiểu thông tin về các loại giống mới thường xuyên thay đổi giống nhằm chọn ra những loại giống phù hợp nhất với điều kiện thời tiết khí hậu ở địa phương, có khả năng chống sâu bệnh hại cây trồng và khả năng chống chọi lại với những khó khăn do thời tiết mang lại.

Hộp 4.4 Ý kiến về giống

“Cứ đến vụ dưa là xã lại cung cấp giống cho chúng tôi, xã có giống gì thì tôi trồng giống đấy, cũng không biết giống nào mới tốt nhất. Nhưng mấy giống xã đưa trồng năng suất cũng cao, ít sâu bệnh, nói chung cũng tốt đấy”

(Nguồn: Phỏng vấn bà Dương thị Hường thôn Phương Xá xã Đồng Hóa lúc 19h30 ngày 19 tháng 3 năm 2015) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.3.2 Thời vụ gieo trồng

Mỗi một loại cây trồng đều có thời vụ gieo trồng khác nhau để đảm bảo cho việc sản xuất có hiệu quả nhất và phòng chống sâu bệnh hại cây trồng cũng như phòng tránh thiên tai do thời tiết khí hậu gây nên. Dưa chuột bao tử là cây trồng ngắn ngày được trồng trong 2 vụ chính là vụ xuân và vụ đông. Qua điều tra tôi thấy vụ đông là vụ sản xuất chính của dưa chuột bao tử, vì thời tiết khí hậu ở thời điểm này rất phù hợp với đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây dưa chuột bao tử.

4.2.3.3 Kỹ thuật sản xuất hay chăm sóc

Kỹ thuật sản xuất và chăm sóc là yếu tố chủ quan quả người nông dân. Sản xuất có đạt được kết quả tốt hay không đều dựa vào kỹ thuật sản xuất và chăm sóc. Nếu như giống tốt, đầu tư chi phí nhiều nhưng không có kỹ thuật sản xuất và chăm sóc đúng cách thì cũng không có kết quả gì cả hoặc có kết quả nhưng không cao. Chính vì thế các hộ sản xuất dưa chuột bao tử phải luôn tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật sản xuất và chăm sóc, có như thế mới mong đem lại kế quả tốt.

4.2.4 Kết quả điều tra thống kê những nhân tố ảnh hưởng đến phát triểnsản xuất của hộ sản xuất của hộ

Ngoài những yếu tố ảnh hưởng như ở trên còn có một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất dưa chuột bao rút ra từ thống kê điều tra như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm…

Dưới đây là thống kê cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sản xuất dưa chuột bao tử.

Qua điều tra cho thấy hầu hết khó khăn gặp phải của người dân trong quá trình sản xuất dưa chuột bao tử là do sâu bệnh, do thời tiết, do thị trường. Cụ thể kết quả cho thấy:

Có đến 96,67% hộ cho rằng khó khăn gặp phải là do sâu bệnh , sâu bệnh làm giảm năng suất của các hộ nông dân nhiều nhất. Vì thế sâu bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu của hộ nông dân sản xuất dưa chuột bao tử. Các loại sâu bệnh thường gặp nhất ở cây dưa chuột bao tử là bệnh đốm vàng, bệnh sương mai, bệnh bọ trĩ, rệp, bọ phấn, bệnh lở cổ rễ,…Vì thế muốn nâng cao năng suất cũng như chất lượng dưa chuột bao tử cần phải có những biện pháp phòng tránh cũng như khắc phục sự phát triển và triệt để sâu bệnh này.

Yếu tố ảnh hưởng lớn thứ hai là thời tiết khí hậu, có tới 93,33% hộ cho rằng do thời tiết, là một cây nông nghiệp nên dưa chuột bao tử cũng không thể tránh khỏi sự phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết khí hậu. Thời tiêt khí hậu có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và sản lượng dưa chuột bao tử.

Bảng 4.13 Bảng cho thấy đánh giá của hộ về những khó khăn ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa chuột bao tử

TT Chỉ tiêu (*) Số lượng (n=60) Cơ cấu (%)

1 Thiếu vốn 9 15,00

2 Thiếu lao động 28 46,67

3 Thiếu kỹ thuật chăm sóc 25 41,67

4 Thiếu thông tin thị trường 30 50,00

5 Tư thương ép giá 28 46,67

6 Chất lượng giống 21 35,00

7 Sâu bệnh nhiều 58 96,67

8 Thời tiết khí hậu 56 93,33

* Ghi chú: Câu hỏi có nhiều phương án trả lời

Và khó khăn thông tin thị trường với 50% hộ đồng tình. Còn các khó khăn như thiếu lao động, thiếu thông tin thị trường và do tư thương ép giá với sự đồng tình gần như tương đương nhau. Như vậy khó khăn chủ yếu trong sản xuất dưa chuột bao tử là do yếu tố kỹ thuật và yếu tố thị trường.

Những khó khăn nêu trên tác động như thế nào đến sản xuất của hộ. Theo điều ra các hộ, các hộ cho rằng những khó khăn trên đã tác động đến tâm lý của hộ khiến họ không yên tâm sản xuất ; và một số số hộ cho rằng những khó khăn gặp phải đã ảnh hưởng đến quyết định mở rộng quy mô sản xuất của hộ và ngoài ra còn làm giảm thu nhập của hộ.

4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤTDƯA CHUỘT BAO TỬ Ở XÃ ĐỒNG HÓA DƯA CHUỘT BAO TỬ Ở XÃ ĐỒNG HÓA

Căn cứ vào thực trạng sản xuất và tiêu thụ dưa chuột bao tử hiện tại cũng như những khó khăn trong quá trình sản xuất dưa chuột bao tử đã nêu ra ở trên, chúng tôi xin đề xuất một vài giải pháp nhằm phát triển sản xuất dưa chuột bao tử tại xã như sau:

4.3.1 Nâng cao trình độ năng lực và kỹ thuật sản xuất cho nhân dân

Năng lực sản xuất cũng như kỹ thuật sản xuất là yếu tố chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển sản xuất cây nông nghiệp nói chung và cây dưa chuột bao tử nói riêng. Một khi người nông dân có năng lực sản xuất tốt họ sẽ tiếp thu những kỹ thuật những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh hơn mang lại hiệu quả sản xuất tốt hơn. Vì vậy chính quyền địa phương phải có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực và kỹ thuật sản xuất cho các hộ nông dân bằng cách:

• Thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch dưa chuột bao tử sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.

• Mở các lớp, các khóa đào tạo cho người sản xuất về những kiến thức quản lý, cách nắm bắt thông tin....

• Khuyến khích người dân học tập, trau dồi kiến thức về sản xuất dưa chuột bao tử qua các trang báo, tạp chí, tivi... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.2 Áp dụng đúng kỹ thuật sản xuất và chăm sóc

Qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ nông dân đều không áp dụng đúng chuẩn mực về kỹ thuật sản xuất và chăm sóc cho cây dưa chuột bao tử. Các hộ đều dựa vào kinh nghiệm của mình để ước lượng cách bón phân, phun thuốc, và chăm sóc không chuẩn theo kỹ thuật sản xuất.

Dưới đây là kỹ thuật bón phân phù hợp mà cán bộ khuyến nông xã khuyến khích người dân nên tuân thủ:

Bón lót: 15 - 20 tấn phân chuồng hoai mục/ha (500 - 700 kg/sào) + 500 - 600 kg/ha NPK-S 5.10.3.8 (từ 18 - 22 kg/sào Bắc bộ).

Bón thúc: Chia làm 3 lần.

Thúc lần 1 khi cây có 2 - 3 lá thật. Dùng NPK-S loại 12.5.10-14: 300 - 350 kg/ha (11 - 13 kg/sào). Thúc lần 2 khi cây cao 20 cm, đã có tua cuốn.

Dùng NPK-S loại 12.5.10-14: 250 - 300 kg/ha (11 - 13 kg/sào). Thúc phân xong thì cắm giàn. Thúc lần 3 khi cây ra hoa và có quá rộ. Dùng NPK-S loại 12.5.10-14 khoảng 200 - 250 kg/ha (7 - 9 kg/sào). Bón thúc lần này kết hợp với tháo nước vào rãnh để tưới cho cây.

Phân bón thúc phải hòa loãng với nước để tưới 5-7 ngày, bón thúc một

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 89)