Theo số liệu của trung tâm xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch thành phố Cần Thơ. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 36,19% so với năm 2013. Rau quả Việt Nam đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…, rau quả Việt Nam còn có mặt ở nhiều thị trường mới như Hồng Kông, UAE, Hà Lan… Mục tiêu năm 2015 ngành rau quả phấn đấu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.
Rau quả xuất khẩu năm 2014 đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch ở hầu hết các thị trường; trong đó nổi bật nhất là xuất sang Hồng Kông tăng mạnh tới 175,87%, đạt triệu 16,75 triệu USD; xuất sang Hàn Quốc tăng 102,2%, đạt 57,04 triệu USD. Bên cạnh đó là một số thị trường cũng tăng mạnh như: U.A.E tăng 88,6%, Trung Quốc tăng 43,99%, Hà Lan tăng 54,08%.
Năm 2014 rau quả Việt Nam đã xuất khẩu sang hàng loạt các thị trường khó tính. Chẳng hạn New Zealand là một trong những thị trường rất khó tính về điều kiện kiểm dịch thực phẩm đã cho phép nhập khẩu thanh long của Việt Nam và đang xem xét mở cửa cho xoài Việt Nam. Nhiều thị trường quốc tế khác cũng đồng ý nhập khẩu trái cây tươi từ Việt Nam. Hàn Quốc tiếp tục đồng ý nhập khẩu vú sữa, Trung Quốc nhập khẩu măng cụt, mận, Australia nhập khẩu xoài, thanh long.
Rau quả XK của Việt Nam hiện có tới 90% là rau quả tươi. Cả nước mới có trên 100 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất 300.000 tấn sản phẩm/năm. Để nâng cao giá trị gia tăng của ngành rau quả, doanh nghiệp cần tập trung đầu tư công nghệ chế biến rau quả; gắn kết mạnh hơn giữa vùng nguyên liệu và khâu chế biến để bảo đảm chất lượng các sản phẩm rau quả XK.
Thị trường tiêu thụ lớn nhất các loại rau quả của Việt Nam vẫn là Trung Quốc chiếm tới 29,22% trong tổng kim ngạch, đạt 435,74 triệu USD, tăng
36,19% so với năm 2013. Đứng sau thị trường Trung Quốc là Nhật Bản với 75,03 triệu USD, chiếm 5,03%, tăng 22,55%.
Xuất sang Hoa Kỳ đạt 60,74 triệu USD, chiếm 4,07%, đạt mức tăng 18,05%. Điều đáng chú ý Hoa Kỳ là một thị trường hết sức khó tính nhưng mới đây đã chấp nhận cho phép nhập khẩu nhãn của Việt Nam. Tháng 12/2014, nhãn Việt Nam đã XK sang Hoa Kỳ thành công cả bằng đường hàng không và đường biển. Sắp tới, Hoa Kỳ còn xem xét cho phép nhập khẩu vải, táo, xoài Việt Nam.
Việc hàng loạt các mặt hàng trái cây tươi của Việt Nam được các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Australia… “mở cửa”, cho thấy rau quả Việt Nam đã đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của thế giới. Đây là yếu tố quan trọng góp phần tăng giá trị XK, mặt khác cũng giúp rau quả giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc- thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro do chủ yếu nhập khẩu qua đường tiểu ngạch.
Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2014.
ĐVT: USD
TT Thị trường Năm 2013 Năm 2014 2014 /2013 (%) Tổng kim ngạch 1.094.885.656 1.491.109.267 136,19 1 Trung Quốc 302.610.881 435.741.470 143,99 2 Nhật Bản 61.222.992 75.029.152 122,55 3 Hoa Kỳ 51.453.887 60.742.423 118,05 4 Hàn Quốc 28.207.485 57.035.756 202,20 5 Hà Lan 25.586.669 39.422.726 154,08 6 Nga 32.855.993 37.106.673 112,94 7 Đài Loan 25.853.820 35.139.564 135,92 8 Thái Lan 31.282.363 31.348.487 100,21 9 Malaysia 29.136.707 30.600.664 105,02 10 Singapore 24.150.491 26.412.736 109,37 11 Australia 16.212.822 17.419.936 107,45 12 Canada 15.156.611 17.129.253 113,02 13 Hồng Kông 6.072.467 16.752.365 275,87
14 Indonesia 18.129.850 14.302.684 78,89 15 U.A.E 7.538.736 14.217.709 188,60 16 Pháp 8.351.110 11.183.048 133,91 17 Đức 10.251.732 10.361.495 101,07 18 Lào 8.633.480 9.373.336 108,57 19 Italia 5.929.632 5.670.359 95,63 20 Anh 4.040.396 5.049.111 124,97 21 Cô Oét 2.894.613 2.939.806 101,56 22 Campuchia 5.455.539 1.999.266 36,65 23 Ucraina 1.577.244 1.625.501 103,06 ( Nguồn: Vinanet, 2014)
2.2.2.2 Tình hình sản xuất dưa chuột bao tử ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của ngành rau thủy canh (11/2014), trong 10 tháng đầu năm 2014, đã có 69 thị trường nhập khẩu rau của Việt Nam (tăng thêm 9 thị trường so với năm 2013). Trong đó Nga, Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ vẫn là thị trường đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 72,6% tổng kim ngạch. Xuất khẩu rau các loại sang thị trường Nga trong 10 tháng đầu năm 2014 đạt 24,3 triệu USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2013. Sản phẩm rau xuất sang thị trường Nga chủ yếu là dưa chuột bao tử, các loại gia vị và ớt.
Trong đó kim ngạch xuất khẩu dưa chuột bao tử 10 tháng đầu năm 2013 đạt 19.158.725,8 USD, chiếm 26,02% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2014- chiếm tỷ trọng lớn nhất kim ngạch xuất khẩu rau các loại. Đối với 10 tháng đầu năm 2014 kim ngạch xuất khẩu dưa chuột bao tử đạt đến con số 36.659.687,2 USD , chiếm 44,66% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các loại rau 10 tháng đầu năm 2014 và tăng 91,3% so với 10 tháng đầu năm 2013. Vậy ta có thể thấy dưa chuột bao tử là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu rau các loại cao nhất 10 tháng đầu năm 2013, 2014. Cho thấy dưa chuột bao tử là loại rau chủ lực đóng vai trò quan trọng trong tỷ trọng ngành rau quả nói riêng cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung.