Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 41)

Nguyễn Thực Huy năm 2009 với nghiên cứu phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang, đã sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, phương pháp xử lý số liệu và phương pháp phân tích nhằm đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh dưa chuột bao tử của huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang để đưa ra những giải pháp phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở huyện Lạng Giang. Để đưa ra một số giải pháp phát triển sản xuất dưa chuột bao tử tác giả dựa vào việc phân tích về 2 mặt của vấn đề. Một là phân tích thực

trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử. Hai là phân tích về tình hình tiêu thụ dưa chuột bao tử của huyện. Nghiên cứu phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử qua việc phân tích tình hình sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện qua diện tích, sản lượng và năng suất dưa chuột bao tử và phân tích tình hình đầu tư và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử bằng các chỉ tiêu về năng lực sản xuất, kết quả sản xuất, tình hình đầ tư sản xuất cho dưa chuột bao tử, kết quả và hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử và việc phân tích so sánh giữa năng suất dưa chuột bao tử với đầu tư đầu vào trong sản xuất. Phân tích tình hình tiêu thụ dưa chuột bao tử của huyện tác giả dựa vào việc phân tích tình hình cung cấp dưa chuột bao tử cho các cơ sở chế biến, tình hình thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu, tình hình chế biến và bảo quản dưa chuột bao tử xuất khẩu và cuối cùng là đưa ra 2 loại kênh xuất khẩu chủ yếu. Từ thực trạng snar xuất dưa chuột bao tử của huyện tác giả đã đưa ra những khó khăn cho phát triển sản xuất dưa chuột bao tử gồm khó khăn về chất lượng sản phẩm, hiệu quả xã hội, về trình độ sản xuất của người nông dân, nguồn cung ứng cho xuất khẩu, khoa học công nghệ, thị trường xuất khẩu và cuối cùng là hoạt động hỗ trợ vay vốn. Với những khó khăn trên tác giả đưa ra một số giả pháp như sau: quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất dưa chuột bao tử, giải pháp về kỹ thuật, giải pháp về đất đai, giải pháp về cơ sở hạ tầng, về công tác khuyến nông, về vốn, thị trường tiêu thụ và chế biến sản phẩm và cuối cùng là giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hệ thống canh tác.

Tác giả Hoàng Văn Phấn năm 2000 với nghiên cứu “Những giải pháp kinh tế chủ yếu đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản ở Đồng Bằng Sông Hồng”. Bằng việc sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp chuyên gia, phương pháp luận marketing và phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Tác giả đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ luận cứ khoa học của đề tài nghiên cứu, vì vậy đã có những đóng góp

trong việc xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu sản xuất và xuất khẩu nông sản. Ông đã phân tích đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu đặc biệt 3 loại nông sản: lúa, lạc, thịt lợn của ĐBSH, góp phần làm rõ ưu điểm và những vấn đề cần phải giải quyết trong quá trình sản xuất và xuất khẩu nông sản ở ĐBSH. Qua đó, đưa ra những quan điểm, phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh sản xuất nông sản ở ĐBSH trong những năm tới có căn cứ lý luận và phù hợp với thực tiễn.

Bùi Thị Nga (2011) với nghiên cứu “Những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội”. Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu là nguồn số liệu, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp hệ thống chỉ tiêu phát triển sản xuất rau. Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về PTSX rau, tổng hợp được tình hình sản xuất rau của cả nước và rút ra những bài học kinh nghiệm cho PTSX rau ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng đã phản ánh và đánh giá toàn diện thực trạng PTSX rau ở huyện Gia Lâm, chỉ ra những khó khăn và hạn chế của PTSX rau của huyện và đề xuất những giải pháp nhằm PTSX rau theo hướng hiệu quả, hiện đại và bền vững.

Từ Thái Giang năm 2013 với nghiên cứu về “Nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đăk Lak”. Đã sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu tại 3 địa địa điểm Krông Buk, huyện Cư M’Gar và thành phố Buôn Ma Thuột là vùng PTSX cà phê chủ yếu của tỉnh nó ảnh hưởng chủ yếu đến PTSX cà phê chung của tỉnh; phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp; phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu. Nghiên cứu đã tập hợp, hệ thống làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về PTSX cà phê bền vững trên khía cạnh: khái niệm, bản chất PTSX cà phê bền vững, vai trò của PTSX cà phê bền vững, đặc điểm PTSX cà phê bền vững nội dung PTSX cà phê bền vững, các yếu tố ảnh hưởng đến PTSX cà phê bền vững và vận dụng vào nghiên cứu PTSX cà phê bền vững tại tỉnh Đăk Lak.

Nghiên cứu phân tích thực trạng việc thực hiện các giải pháp cho PTSX cà phê ở tỉnh Đăk Lăk theo các nội dung phát triển bền vững, đánh giá tính bền vững về KT, XH và môi trường của PTSX cà phê và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến PTSX cà phê bền vững ở tỉnh Đăk Lăk. Qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm PTSX cà phê bền vững ở tỉnh Đăk Lak phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao. Về thực tiễn, nghiên cứu đã trình bày với những dẫn liệu và minh chứng về các nội dung PTBV của các nước Brazil, Ấn Độ, Kenya, Clembia, Ugand, cững như Việt Nam góp phần rút ra bài học kinh nghiệm cho PTSX cà phê bền vững ở Việt Nam.

Nguyễn Hồng Cử (2011) với nghiên cứu “Phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu theo hướng bền vững ở Tây Nguyên”. Tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp hệ thống, phân tích và tổng hợp, thống kê và mô tả, sử dụng công cụ như dự báo, mô hình hóa và so sánh. Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận PTBV, lý luận PTBVNN và đặc điểm của NSXK, tác giả đã làm rõ quan điểm, nội dung và nguyên tắc của phát triển NSXK theo hướng bền vững, xây dựng chỉ tiêu đánh giá sự phát triển NSXK theo hướng bền vững, phân tích kinh nghiệm quốc tế trong phát triển NSXK và xác định những kinh nghiệm có thể áp dụng vào điều kiện Tây Nguyên. Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá toàn diện ưu điểm và hạn chế trong PTSX NSXK hiện nay, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế đó; xây dựng định hướng phát triển NSXK vùng Tây Nguyên theo hướng bền vững, lựa chọn phương án phát triển vào lính vực ưu tiên PTBV; xác định mục tiêu và các biện pháp phát triển NSXK theo hướng bền vững giai đoạn từ nay đến 2020. Nghiên cứu đã góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định chiến lược phát triển NSXK theo hướng bền vững.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w