Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 57)

3.2.2.1 Thông tin thứ cấp

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập. Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin. Tiến hành thu thập bằng ghi chép, photocopy. Thu thập thông tin thứ cấp đã thu thập thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4 Các thông tin thứ cấp đã thu thập

TT Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp thu thập

1 Cơ sở lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và thế giới.

Sách, báo, luận án, luận văn, Internet có liên quan.

Tra cứu và chọn lọc thông tin.

2

Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Ban thống kê, ban địa chính của xã.

Tổng hợp từ các báo cáo cuối năm, các tài liệu sổ sách của các Ban chuyên môn của UBND xã Đồng Hóa.

3

Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng, tình hình tiêu thụ dưa chuột bao tử của xã qua các năm

Ban thống kê xã

3.2.2.2 Thông tin sơ cấp

Xã Đồng Hóa có 5 thôn Phương Xá, Phương Lâm, Đồng Lạc, Yên Lạc, Lạc Nhuế. Sau khi tìm hiểu số liệu về sản xuất dưa chuột bao tử của xã tôi nhận thấy diện tích trồng , sản lượng và năng suất của các thôn là khác nhau. Diện tích, sản lượng và năng suất sản xuất dưa chuột bao tử của thôn Phương Xá là cao nhất, sau đó lần lượt đến các thôn Phương Lâm, Đồng Lạc, Yên Lạc, Lạc Nhuế. Vì thế với 60 hộ điều tra tôi quyết định điều tra, phỏng vấn các hộ sản xuất dưa chuột bao tử của các thôn với số lượng như sau: 15 hộ ở thôn Phương Xá, 15 hộ ở thôn Đồng Lạc, 15 hộ thôn Phương Lâm,10 hộ thôn Yên Lạc và 5 hộ thôn Lạc Nhuế để đạt kết quả điều tra, phỏng vấn tốt nhất phục vụ cho nội dung của phát triển sản xuất dưa chuột bao tử của xã.

Dựa vào tiêu chí phân loại hộ của xã, tôi phân loại những hộ nông dân sản xuất dưa chuột bao tử thành 3 nhóm hộ để so sánh xem chi phí dùng cho sản xuất của các hộ như thế nào và nghiệm chứng xem có phải dưa chuột bao tử là cây giúp người dân xóa đói giảm nghèo, có cuộc sống tốt hơn hay không:

Hộ khá là nhóm hộ có điều kiện kinh tế khá: Đây là nhóm hộ chiếm đa số trong tổng số hộ nông dân trồng dưa chuột bao tử ở xã, do đó tỷ lệ nhóm hộ này trong mẫu phiếu sẽ lớn nhất

Hộ trung bình là nhóm có điều kiện kinh tế trung bình: Là nhóm hộ chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số hộ sản xuất dưa chuột bao tử, nhóm hộ này ít hơn nhóm hộ khá nhưng chênh lệch không nhiều.

Hộ nghèo là nhóm có điều kiện kinh tế khó khăn hay nghèo: là nhóm hộ chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng số các hộ sản xuất dưa chuột bao tử.

Qua tỷ lệ 3 nhóm hộ ta thấy rằng những hộ nông nghiệp sản xuất dưa chuột bao tử hầu hết đều có cuộc sống khá ổn định vào mức khá vào mức khá

và trung bình chỉ có tỷ lệ rất ít hộ nghèo. Khẳng định vai trò quan trọng của dưa chuột bao tử trong công tác xóa đói giảm nghèo của xã.

Phương pháp sử dụng điều tra hộ nông dân: Phỏng vấn bán cấu trúc Thông tin thu thập:

- Thông tin về hộ và chủ hộ: Tên, tuổi, địa chỉ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, điều kiện kinh tế, số năm trồng dưa chuột bao tử. Tình hình cơ bản của hộ: tổng diện tích đất đai, số nhân khẩu và lao động.

- Thực trạng sản xuất dưa chuột bao tử của hộ: vốn vay, lao động sử dụng để sản xuất dưa chuột bao tử, diện tích gieo trồng dưa chuột bao tử, sản lượng và thu nhập từ sản xuất dưa chuột bao tử.

- Tình hình đầu tư chi phí bình quân trên 1 sào trồng dưa chuột bao tử: phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật…

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm, các vấn đề về tiêu thu sản phẩm.

- Một số câu hỏi định tính: Khó khăn trong sản xuất dưa chuột bao tử, tại sao lại quyết định sản xuất dưa chuột bao tử mà không phải cây trồng khác. Kiến nghị và mong muốn của người nông dân trong phát triển sản xuất dưa chuột bao tử.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 57)