Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tà

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 61)

3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu về số lượng

Diện tích gieo trồng dưa chuột bao tử Sản lượng dưa chuột bao tử

Tổng chi phí đầu tư cho sản xuất dưa chuột bao tử Số hộ trồng dưa chuột bao tử

Số lao động gia đình sử dụng cho sản xuất dưa chuột bao tử

3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh về chất lượng

(1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất

- Giá trị sản xuất (GO): doanh thu (hay đầu ra) toàn bộ sản phẩm, dịch vụ của các tác nhân thu được trong một năm, chỉ tiêu này có thể tính cho một hộ gieo trồng hoặc một đơn vị diện tích gieo trồng.

- Chi phí trung gian (IC):chi phí về những yếu tố vật chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.

- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị mới tạo thêm của mỗi tác nhân do hoạt động kinh tế về việc sử dụng tài sản cố định, vốn và đầ tưu lao động, dưới ảnh hưởng của chính sách thuế của nhà nước. VA = GO – IC

+ Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất trong một chu kỳ sản xuất.

MI = VA – (A+T)

Trong đó: T: là thuế nông nghiệp

A: là khấu hao tài sản cố định và các chi phí phân bổ + Khấu hao TSCĐ (A)

Xác định mức trích khấu hao trung bình hằng năm cho TSCĐ theo công thức:

Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định trung bình hàng năm = --- của tài sản cố định Thời gian sử dụng

(2) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất

- Năng suất (tấn/ha): chỉ tiêu này phản ánh trung bình 1 năm một đơn vị diện tích sản xuất được bao nhiêu (kg) quả dưa chuột bao tử

Năng suất

DCBT (W) =

Tổng sản lượng dưa chuột bao tử trong một năm (vụ) (Q)

Diện tích đất gieo trồng dưa chuột bao tử (S) Giá trị sản xuất tính trên 1 đồng chi phí trung gian

Giá trị gia tăng tính trên một đồng chi phí trung gian Thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí trung gian Giá trị sản xuất tính trên 1 đồng chi phí

Giá trị gia tăng tính trên một đồng chi phí Thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí

Giá trị sản xuất tính trên một công lao động gia đình Giá trị gia tăng tính trên một công lao động gia đình. Thu nhập hỗn hợp trên một công lao động gia đình

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA CHUỘT BAO TỬ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỒNG HÓA

4.1.1 Thực trạng chung về sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xãĐồng Hóa Đồng Hóa

4.1.1.1 Diện tích sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa

Với lợi thế về tiềm năng đất đai và đặc biệt là thổ nhưỡng của đất phù hợp cho sự phát triển dưa chuột bao tử. Trong những năm gần đây diện tích gieo trồng dưa chuột bao tử của xã ngày càng được mở rộng. Cụ thể diện tích dưa chuột bao tử qua 3 năm 2012-2014 như sau:

Bảng 4.1 Diện tích dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa giai đoạn 2012 – 2014

T

T Thôn

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 BQ Toàn xã 81 100,00 98 100,00 116 100,00 120,99 118,37 119,67 1 Phương Xá 24,46 30,20 30,08 31,00 35,32 30,45 147,45 117,42 132,58 2 Đồng Lạc 20,40 25,19 24,72 25,22 29,15 25,13 121,18 117,92 119,54 3 Phương Lâm 17,68 21,83 21,41 21,85 25,82 22,26 121,10 120,60 120,85 4 Yên Lạc 11,96 14,77 14,51 14,80 18,05 15,56 121,32 124,40 122,85 5 Lạc Nhuế 6,50 8,02 7,02 7,16 7,66 6,60 108 109,12 108,56

Tổng diện tích gieo trồng dưa chuột bao tử của xã giai đoạn 2012-2014 có xu hướng tăng dần qua từng năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 19,67%. Cụ thể bảng 4.1cho thấy, năm 2012 diện tích gieo trồng dưa chuột bao tử là 81ha, năm 2013 với diện tích là 98 ha dưa chuột bao tử tăng 17 ha so với năm 2012 và tăng 20,98% , năm 2014 diện tích dưa chuột bao tử chiếm lên tới 116 ha tăng 18 ha và tăng 18,37% so với năm 2013. Cho thấy diện tích dưa chuột bao tử của xã Đồng Hóa tăng khá ổn định ở giai đoạn 2012-2014. Nguyên nhân dưa chuột bao tử tăng như vậy là do sự chuyển dịch một số diện tích đất xấu, đất kém hiệu quả, đất trồng lúa trước đây sang trồng dưa chuột bao tử và do chính quyền địa phương đã có những hỗ trợ tích cực cho hộ nông dân sản xuất dưa chuột bao tử cũng như các hoạt động tuyên truyền của chính quyền xã, địa phương trong việc sản xuất dưa chuột bao tử (bảng 4.1).

Xét trên khía cạnh từng thôn, cho thấy sự chênh lệch nhau không quá lớn về diện tích gieo trồng dưa chuột bao tử của 4 thôn Phương Xá, Đồng Lạc, Phương Lâm và Yên Lạc. Duy chỉ có mỗi thôn Lạc Nhuế là thôn có diện tích trồng dưa quá ít chênh lệch rất nhiều so với xã khác, điển hình so với Phương Xá là thôn có diện tích trồng dưa chuột bao tử cao nhất thì con số ấy quá nhỏ kém tận gần 4 lần diện tích trồng dưa chuột. Nguyên nhân của vấn đề trên là do Lạc Nhuế là một thôn có làng nghề nên hâu hết chiếm tỷ trọng của các ngành tiểu thủ công nghiệp là chính vì thế hầu hết họ chỉ có một diện tích nào đấy trồng lúa thời gian còn lại là họ làm nghề và buôn bán, họ không thuần nông nhiều lắm, họ thường không có thời gian nông nhàn như các thôn khác chính vì thế thôn Lạc Nhuế chỉ có một số hộ trồng dưa chuột bao tử.

Bảng 4.2 cho thấy: Diện tích gieo trồng dưa chuột bao tử được sản xuất ở hai mùa vụ chính là vụ xuân và vụ đông. Diện tích gieo trồng ở cả 2 vụ đều có xu hướng tăng dần qua 3 năm và vụ xuân có xu hướng tăng chậm hơn vụ đông rất nhiều. Tốc độ tăng trưởng diện tích dưa chuột bao tử bình quân của vụ xuân qua 3 năm là 2,47%, còn vụ đông lên tới 34,34%. Cho thấy rằng có

một sự chênh lệch khá lớn giữa diện tích trồng dưa chuột bao tử của hai mùa vụ giai đoạn 2012-2014. Cụ thể là năm 2013, diện tích gieo trồng dưa chuột bao tử vụ xuân là 41 ha chiếm 41,84% và vụ xuân là 57 ha chiếm 56,18% lớn hơn 16 ha so với vụ xuân, tương tự năm 2014 với diện tích gieo trồng dưa chuột bao tử vụ xuân 42 ha chiếm 36,21% và vụ đông 74 ha chiếm 63,79% sự chênh lệch này lên đến 32 ha, chỉ riêng năm 2012 sự chênh lệch này lại không đáng kể và gần như là bằng nhau là do cơn bão số 8 năm 2012 đã làm đổ và ngập úng một diện tích rất lớn dưa chuột bao tử khiến người dân sợ hãi, cảm thấy hoang mang và mất niềm tin vào dưa chuột.

Bảng 4.2 Diện tích dưa chuột bao tử chia theo mùa vụ trên địa bàn xã Đồng Hóa giai đoạn 2012 – 2014

TT Nội dung

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 BQ Cả năm 81 100,00 98 100,00 116 100,00 120,99 118,37 119,6 7 1 Vụ Xuân 40 49,38 41 41,84 42 36,21 102,5 102,44 102,47 2 Vụ Đông 41 50,12 57 58,16 74 63,79 139,02 129,82 134,34 (Nguồn:Tổng hợp số liệu thống kê xã Đồng Hóa, 2014)

Qua sự chênh lệch về diện tích gieo trồng dưa chuột bao tử cho thấy vụ đông là vụ trồng chính trong sản xuất dưa chuột bao tử, nguyên nhân vụ đông là vụ trồng chính là do thời tiết khí hậu vụ sương mù và độ ẩm của đông rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển hơn vụ xuân vì vậy sẽ cho năng suất cao hơn vụ xuân và do thời gian giao giữa việc thu hoạch và cấy lúa xa nên để ruộng đỡ cỏ và tận dụng độ màu mỡ của đất cũng như thời gian dỗi người dân sẽ trồng nhiều hơn.

4.1.1.2 Sản lượng và năng suất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã ĐồngHóa Hóa

Không chỉ tập trung mở rộng diên tích mà bên cạnh đó xã Đồng Hóa còn tập trung đầu tư vào sản xuất dưa chuột bao tử để mang lại sản lượng và năng suất cao nhất có thể. Dưới đây là bảng cho thấy kết quả về sản lượng và năng suất dưa chuột bao tử mà xã đạt được trong giai đoạn 2012-2014

Bảng 4.3 Sản lượng dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa giai đoạn 2012 – 2014

T

T Thôn

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) SL (tấn) CC (%) SL (tấn) CC (%) SL (tấn) CC (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 BQ Toàn xã 700 100,00 1585 100,00 1898 100,00 226,43 119,75 164,67 1 Phương Xá 220,5 31,50 500,2 31,56 586,0 30,87 226,85 117,15 163,02 2 Đồng Lạc 175,8 25,11 401,0 25,30 478,0 25,18 228,10 119,20 164,89 3 Phương Lâm 145,5 20,79 345,3 21,79 420,50 22,16 237,32 121,78 170,00 4 Yên Lạc 105,4 15,06 230,0 14,51 295,5 15,57 218,22 128,48 167,44 5 Lạc Nhuế 52,8 7,54 108,5 6,84 118 6,22 205,49 108,76 149,50

(Nguồn: Số liệu thống kê xã Đồng Hóa, 2014)

Diện tích gieo trồng ở các thôn khác nhau dẫn đến sản lượng dưa chuột bao tử thu được là khác nhau. Bảng 4.3 cho thấy: Sản lượng dưa chuột sản xuất của xã có xu hướng tăng qua giai đoạn năm 2012-2014 với tốc độ tăng trưởng về sản lượng là 64,67%, đây có thể nói là con số tăng trưởng rất nhanh. Sản lượng của các thôn trong xã cũng đều tăng qua 3 năm không có thôn nào sản lượng bị giảm đi, cụ thể tốc độ tăng trưởng về sản lượng dưa chuột bao tử sản xuất ra của thôn Phương Xá là 63,02%, thôn Đồng Lạc là 64,89%, thôn Phương Lâm với 70,00%, thôn Yên Lạc là 67,44% và thôn Lạc

Nhuế là 49,50%. Phương Xá là thôn có diện tích gieo trồng dưa chuột bao tử lớn nhất của xã tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về sản lượng dưa chuột bao tử không phải là cao nhất chỉ đứng thứ 4 trong 5 thôn, thôn Phương Lâm là thôn có tốc độ tăng trưởng về sản lượng dưa chuột bao tử sản xuất ra là lớn nhất. Nguyên nhân của vấn đề trên là do thôn Phương Lâm, Đồng Lạc và Yên Lạc có sự đầu tư về yếu tố đầu vào ngày càng nhiều hơn thôn Phương Xá. Còn thôn Phương Xá thì chỉ dừng lại đầu tư đầu vào các năm gần như nhau mà không có sự đầu tư thêm.

Bảng 4.4 Năng suất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa giai đoạn 2012-2014 ĐVT: Tấn/ha T T Thôn Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 BQ Toàn xã 8,64 16,17 16,36 187,15 101,18 137,61 1 Phương Xá 9,01 16,62 16,59 184,46 99,82 135,69 2 Đồng Lạc 8,62 16,22 16,40 188,17 101,11 137,93 3 Phương Lâm 8,23 16,12 16,28 195,87 100,99 140,64 4 Yên Lạc 8,81 15,85 16,37 179,91 103,28 136,31 5 Lạc Nhuế 8,12 15,07 14,36 185,59 95,29 132,98

(Nguồn:Tổng hợp số liệu thống kê xã Đồng Hóa, 2014)

Diện tích gieo trồng và sản lượng dưa chuột bao tử khác nhau giữa các năm, các thôn kéo theo sự khác nhau về năng suất giữa các năm và các thôn. Năng suất dưa chuột bao tử sản xuất ra của xã có xu hướng tăng dần qua 3 năm 2012-2014 với tốc độ tăng trưởng về năng suất dưa chuột bao tử là 37,61%. Tốc độ tăng trưởng về năng suất dưa chuột bao tử của 5 thôn trong

xã theo bảng lần lượt là 35,69%; 37,93%; 40,64%; 36,31%; 32,98%. Cụ thể qua bảng 4.4, cho thấy năm 2012 với diện tích trồng dưa là 81 ha đạt được 700 tấn dưa chuột và năng suất bình quân đạt được 8,64 tấn/ha, năm 2013 với diện tích trồng dưa chuột bao tử 98 ha xã đạt được 1585 tấn dưa và đạt được năng suất bình quân 16,17 tấn/ha, năm 2014 với 116 ha dưa chuột bao tử thu được 1898 tấn dưa chuột và đạt được năng suất là 16,36 tấn/ha. Ở đây ta thấy có sự chênh lệch về năng suất dưa chuột sản xuất của năm 2012 so với năm 2013 và năm 2014. Năm 2012 sản lượng chỉ có 700 tấn đạt năng suất bằng 1 nửa năng suất năm 2013 và 2014. Nguyên nhân dẫn đến điều trên là do năm 2012 điều kiện thời tiết không ủng hộ người dân với bão và mưa nhiều trong lúc cây mới đang bắt đầu sinh trưởng và bắc dần dẫn đến nhiều ha dưa bị ngập úng trong nước, dập dàn và chết chỉ còn lại một số ít diện tích sống sót và điều kiện thời tiết không thuận lợi cũng dẫn đến số lượng, năng suất cây trồng bị giảm đi đáng kể đây cũng là một nguyên nhân trả lời cho câu hỏi tại sao năm 2012 diện tích trồng vụ đông lại ít như vậy.

Sản lượng và năng suất dưa chuột bao tử qua 2 vụ xuân và vụ đông trong giai đoạn năm 2012-2014 được thể hiện qua hai biểu đồ 4.1 và 4.2. Dựa vào biểu đồ sản lượng dưa chuột bao tử theo mùa vụ trong giai đoạn năm 2012-2014. Cho thấy sản lượng dưa chuột bao tử có xu hướng tăng dần theo mùa vụ. Vụ đông có xu hướng tăng nhanh hơn vụ xuân và sản lượng dưa chuột bao tử vụ đông cũng cao hơn rất nhiều so với vụ đông. Cụ thể vụ xuân sản lượng dưa chuột bao tử năm 2013 tăng 235 tấn so với năm 2012, năm 2014 tăng 25 tấn so với năm 2013; vụ đông sản lượng dưa chuột bao tử năm 2013 tăng 650 tấn so với năm 2012, năm 2014 tăng 288 tấn.

.

Biểu đồ 4.1 Biểu đồ thể hiện sản lượng dưa chuột bao tử theo mùa vụ giai đoạn năm 2012-2014

(Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê xã Đồng Hóa, 2014)

Có thể thấy vụ đông luôn là vụ trồng chính của dưa chuột bao tử. Lý do vụ đông là vụ trồng dưa chuột bao tử chính là do đặc tính sinh trưởng và phát triển của dưa chuột bao tử rất phù hợp với thời tiết vụ đông, thứ 2 là do trồng ở vụ đông sẽ phòng tránh được nhiều loại sâu bênh và những ảnh hưởng do thời tiết mang lại cho cây dưa chuột bao tử hơn.

Biểu đồ năng suất dưa chuột bao tử theo mùa vụ trong giai đoạn 3 năm 2012-2014 cho thấy năng suất dưa chuột bao tử không ổn định. Năm 2013 năng suất dưa chuột bao tử theo mùa vụ tăng, nhưng năm 2014 năng suất dưa chuột bao tử vụ đông lại giảm so với năm 2013, chỉ có vụ xuân năng suất có xu hướng tăng dần qua 3 năm, nhưng tỷ lệ tăng giảm năng suất 2 mùa vụ năm 2014 so với năm 2013 không mấy đáng kể. Cụ thể năm 2013 năng suất dưa chuột bao tử vụ xuân tăng 5,52 tấn/ha, vụ đông tăng 9 tấn/ha; còn năm 2014 năng suất dưa chuột bao tử vụ xuân tăn 0,25 tấn/ha, vụ đông là giảm 0,13

tấn/ha. Nhìn chung ta thấy năng suất dưa chuột bao tử theo màu vụ giai đoạn 2012-2014 đều có xu hướng tăng dần.

Biểu đồ 4.2 Biểu đồ thể hiện năng suất dưa chuột bao tử theo mùa vụ giai đoạn năm 2012-2014

(Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê xã Đồng Hóa, 2014)

4.1.2 Thực trạng phát triển sản xuất dưa chuột bao tử của các hộ điều tra

4.1.2.1 Đặc điểm của một số yếu tố đầu vào sử dụng trong sản xuất dưachuột bao tử chuột bao tử

Nói đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất dưa chuột bao tử nói riêng thì đầu vào là yếu tố trực tiếp quy định rất lớn đến kết quả sản xuất của nó. Yếu tố đầu vào quan trọng nhất có thể kể đến là giống, phân bón ngoài ra không thể kể đến lao động.

Giống: Năng suất và sản lượng cũng như chất lượng của dưa chuột bao tử phụ thuộc vào số lượng, chất lượng, giá cả của giống lựa chọn.

Qua điều tra cán bộ khuyến nông của hợp tác xã Đồng Hóa, cho thấy những năm trước đây hầu hết các hộ dân trong xã đã sử dụng 2 giống dưa

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 61)