Hóa
Không chỉ tập trung mở rộng diên tích mà bên cạnh đó xã Đồng Hóa còn tập trung đầu tư vào sản xuất dưa chuột bao tử để mang lại sản lượng và năng suất cao nhất có thể. Dưới đây là bảng cho thấy kết quả về sản lượng và năng suất dưa chuột bao tử mà xã đạt được trong giai đoạn 2012-2014
Bảng 4.3 Sản lượng dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa giai đoạn 2012 – 2014
T
T Thôn
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) SL (tấn) CC (%) SL (tấn) CC (%) SL (tấn) CC (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 BQ Toàn xã 700 100,00 1585 100,00 1898 100,00 226,43 119,75 164,67 1 Phương Xá 220,5 31,50 500,2 31,56 586,0 30,87 226,85 117,15 163,02 2 Đồng Lạc 175,8 25,11 401,0 25,30 478,0 25,18 228,10 119,20 164,89 3 Phương Lâm 145,5 20,79 345,3 21,79 420,50 22,16 237,32 121,78 170,00 4 Yên Lạc 105,4 15,06 230,0 14,51 295,5 15,57 218,22 128,48 167,44 5 Lạc Nhuế 52,8 7,54 108,5 6,84 118 6,22 205,49 108,76 149,50
(Nguồn: Số liệu thống kê xã Đồng Hóa, 2014)
Diện tích gieo trồng ở các thôn khác nhau dẫn đến sản lượng dưa chuột bao tử thu được là khác nhau. Bảng 4.3 cho thấy: Sản lượng dưa chuột sản xuất của xã có xu hướng tăng qua giai đoạn năm 2012-2014 với tốc độ tăng trưởng về sản lượng là 64,67%, đây có thể nói là con số tăng trưởng rất nhanh. Sản lượng của các thôn trong xã cũng đều tăng qua 3 năm không có thôn nào sản lượng bị giảm đi, cụ thể tốc độ tăng trưởng về sản lượng dưa chuột bao tử sản xuất ra của thôn Phương Xá là 63,02%, thôn Đồng Lạc là 64,89%, thôn Phương Lâm với 70,00%, thôn Yên Lạc là 67,44% và thôn Lạc
Nhuế là 49,50%. Phương Xá là thôn có diện tích gieo trồng dưa chuột bao tử lớn nhất của xã tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về sản lượng dưa chuột bao tử không phải là cao nhất chỉ đứng thứ 4 trong 5 thôn, thôn Phương Lâm là thôn có tốc độ tăng trưởng về sản lượng dưa chuột bao tử sản xuất ra là lớn nhất. Nguyên nhân của vấn đề trên là do thôn Phương Lâm, Đồng Lạc và Yên Lạc có sự đầu tư về yếu tố đầu vào ngày càng nhiều hơn thôn Phương Xá. Còn thôn Phương Xá thì chỉ dừng lại đầu tư đầu vào các năm gần như nhau mà không có sự đầu tư thêm.
Bảng 4.4 Năng suất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa giai đoạn 2012-2014 ĐVT: Tấn/ha T T Thôn Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 BQ Toàn xã 8,64 16,17 16,36 187,15 101,18 137,61 1 Phương Xá 9,01 16,62 16,59 184,46 99,82 135,69 2 Đồng Lạc 8,62 16,22 16,40 188,17 101,11 137,93 3 Phương Lâm 8,23 16,12 16,28 195,87 100,99 140,64 4 Yên Lạc 8,81 15,85 16,37 179,91 103,28 136,31 5 Lạc Nhuế 8,12 15,07 14,36 185,59 95,29 132,98
(Nguồn:Tổng hợp số liệu thống kê xã Đồng Hóa, 2014)
Diện tích gieo trồng và sản lượng dưa chuột bao tử khác nhau giữa các năm, các thôn kéo theo sự khác nhau về năng suất giữa các năm và các thôn. Năng suất dưa chuột bao tử sản xuất ra của xã có xu hướng tăng dần qua 3 năm 2012-2014 với tốc độ tăng trưởng về năng suất dưa chuột bao tử là 37,61%. Tốc độ tăng trưởng về năng suất dưa chuột bao tử của 5 thôn trong
xã theo bảng lần lượt là 35,69%; 37,93%; 40,64%; 36,31%; 32,98%. Cụ thể qua bảng 4.4, cho thấy năm 2012 với diện tích trồng dưa là 81 ha đạt được 700 tấn dưa chuột và năng suất bình quân đạt được 8,64 tấn/ha, năm 2013 với diện tích trồng dưa chuột bao tử 98 ha xã đạt được 1585 tấn dưa và đạt được năng suất bình quân 16,17 tấn/ha, năm 2014 với 116 ha dưa chuột bao tử thu được 1898 tấn dưa chuột và đạt được năng suất là 16,36 tấn/ha. Ở đây ta thấy có sự chênh lệch về năng suất dưa chuột sản xuất của năm 2012 so với năm 2013 và năm 2014. Năm 2012 sản lượng chỉ có 700 tấn đạt năng suất bằng 1 nửa năng suất năm 2013 và 2014. Nguyên nhân dẫn đến điều trên là do năm 2012 điều kiện thời tiết không ủng hộ người dân với bão và mưa nhiều trong lúc cây mới đang bắt đầu sinh trưởng và bắc dần dẫn đến nhiều ha dưa bị ngập úng trong nước, dập dàn và chết chỉ còn lại một số ít diện tích sống sót và điều kiện thời tiết không thuận lợi cũng dẫn đến số lượng, năng suất cây trồng bị giảm đi đáng kể đây cũng là một nguyên nhân trả lời cho câu hỏi tại sao năm 2012 diện tích trồng vụ đông lại ít như vậy.
Sản lượng và năng suất dưa chuột bao tử qua 2 vụ xuân và vụ đông trong giai đoạn năm 2012-2014 được thể hiện qua hai biểu đồ 4.1 và 4.2. Dựa vào biểu đồ sản lượng dưa chuột bao tử theo mùa vụ trong giai đoạn năm 2012-2014. Cho thấy sản lượng dưa chuột bao tử có xu hướng tăng dần theo mùa vụ. Vụ đông có xu hướng tăng nhanh hơn vụ xuân và sản lượng dưa chuột bao tử vụ đông cũng cao hơn rất nhiều so với vụ đông. Cụ thể vụ xuân sản lượng dưa chuột bao tử năm 2013 tăng 235 tấn so với năm 2012, năm 2014 tăng 25 tấn so với năm 2013; vụ đông sản lượng dưa chuột bao tử năm 2013 tăng 650 tấn so với năm 2012, năm 2014 tăng 288 tấn.
.
Biểu đồ 4.1 Biểu đồ thể hiện sản lượng dưa chuột bao tử theo mùa vụ giai đoạn năm 2012-2014
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê xã Đồng Hóa, 2014)
Có thể thấy vụ đông luôn là vụ trồng chính của dưa chuột bao tử. Lý do vụ đông là vụ trồng dưa chuột bao tử chính là do đặc tính sinh trưởng và phát triển của dưa chuột bao tử rất phù hợp với thời tiết vụ đông, thứ 2 là do trồng ở vụ đông sẽ phòng tránh được nhiều loại sâu bênh và những ảnh hưởng do thời tiết mang lại cho cây dưa chuột bao tử hơn.
Biểu đồ năng suất dưa chuột bao tử theo mùa vụ trong giai đoạn 3 năm 2012-2014 cho thấy năng suất dưa chuột bao tử không ổn định. Năm 2013 năng suất dưa chuột bao tử theo mùa vụ tăng, nhưng năm 2014 năng suất dưa chuột bao tử vụ đông lại giảm so với năm 2013, chỉ có vụ xuân năng suất có xu hướng tăng dần qua 3 năm, nhưng tỷ lệ tăng giảm năng suất 2 mùa vụ năm 2014 so với năm 2013 không mấy đáng kể. Cụ thể năm 2013 năng suất dưa chuột bao tử vụ xuân tăng 5,52 tấn/ha, vụ đông tăng 9 tấn/ha; còn năm 2014 năng suất dưa chuột bao tử vụ xuân tăn 0,25 tấn/ha, vụ đông là giảm 0,13