Giống là yếu tố đầu tiên kiên quyết ảnh hưởng đến sản lượng, năng suất và chất lượng dưa chuột bao tử, vì thế khâu chọn giống là rất quan trọng. Cần chọn những loại giống có khả năng chống trọi tốt với điều kiện thời tiết và sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn. Hiện nay xã đã cho vào thử nghiệm giống
dưa chuột bao tử Mimora. Đây là loại cây sinh trưởng khoẻ, phát triển nhanh, khả năng chống chịu sâu bệnh, đặc biệt là bệnh sương mai, đốm vàng trên lá tốt hơn nhiều giống dưa chuột bao tử khác. Tuy nhiên không phải tìm thấy giống dưa chuột bao tử tốt hơn giống trước mà ta dừng lại ở đấy mà chúng ta cần phải chọn giống thường xuyên để chọn ra những loại giống mới tốt nhất cho sản xuất dưa chuột bao tử nhằm giảm thiểu chi phí một cách ít nhất. Cụ thể chúng ta cần phải:
- Tiếp tục tìm kiếm và thử nghiệm các giống dưa chuột bao tử mới cho phù hợp với điều kiện của xã.
- Tổng kết và rút kinh nghiệm về giống đưa vào thử nghiệm ở địa phương và từ đó xây dựng mô hình thí điểm.
- Tiến hành phổ biến các quy trình kỹ thuật, kết quả thu được từ việc sản xuất các giống dưa chuột bao tử mới để người dân triển khai trên diện rộng.
- Dựa trên các giống được chọn, cần xây dựng công tác luân canh, xen canh hợp lý để nâng cao hiệu quả đất đai.
4.3.4 Có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
Muốn tăng năng suất, chất lượng và sản lượng dưa chuột bao tử thì cần có những biện pháp phòng tránh và tiêu diệt triệt để sâu bệnh hại cây trồng. Để phòng tránh và diệt trừ kịp thời sâu bệnh hại cây trồng cần có những biện pháp cụ thể sau:
(1) Trừ mầm mống sâu bệnh ẩn náo bằng cách làm đất gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc tốt, trồng luân canh.
(2) Lựa chọn và sử dụng giống có khả năng chống chịu sâu bệnh (3) Bắt sâu
(4) Ngắt lá bị bệnh đi tránh cho lá bị bệnh lan rộng
(5) Bảo vệ phát triển sâu nấm có ích để diệt trừ sâu bệnh, gây bất dục cho sâu hại
4.3.5 Giải pháp về chính sách
4.3.5.1 Chính sách đất đai
Đất đai là tiền đề cho phát triển sản xuất cây nông nghiệp nói chung và dưa chuột bao tử nói riêng. Đất đai manh mún và không phù hợp với cây trồng sẽ cản trở việc mở rộng hay đầu tư của người dân. Cần ban hành, hoàn thiện, củng cố các chính sách về đất đai như:
- Thực hiện nhanh các thủ tục và chính sách trong việc dồn điền đổi thửa giúp cho các hộ dân tập trung chuyên môn hóa, cơ giới hóa vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Thực hiện các chính sách trong khoanh vùng quy hoạch vùng sản xuất dưa chuột bao tử, đánh giá chất lượng đất đai phù hợp với từng đối tượng cây trồng
4.3.5.2 Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
Chất lượng lao động ảnh hưởng rất lớn phát triển sản xuất. Chất lượng thể hiện không chỉ trong trình độ văn hóa mà còn được cải thiện thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ. Vì vậy muốn phát triển sản xuất dưa chuột bao tử xã Đồng Hóa cần có các chính sách quan tâm tới phát triển đào tạo nguồn nhân lực như:
- Chính sách khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho công tác tập huấn kỹ thuật cho nông dân.
- Đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, các mô hình sản xuất có hiệu quả vào địa phương.
- Bên cạnh đó, cần có các chính sách khen thưởng, hỗ trợ kịp thời cho các cá nhân, đơn vị, HTX có thành tích tốt trong công tác chỉ đạo, sản xuất để động viên tinh thần, khuyến khích mở rộng sản xuất.
4.3.5.3 Chính sách về giá
Nhà nước có những chính sách bình ổn và hỗ trợ về giá đối với ngành nông nghiệp nói riêng và đối với dưa chuột bao tử nói chung để người dân có thể an tâm sản xuất mà không cần phải phấp phổng lo sợ giá giảm không báo trước.
4.3.6 Một số nhóm giải pháp khác
4.3.6.1Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho người dân
Để có thể mang lại lợi ích lớn hơn cho người trồng dưa chuột bao tử và nâng cao giá bán, tăng cường vị thế trong giao dịch với tác nhân tiêu thụ thì rất cần sự tham vấn, bảo hộ của trước hết là Hợp tác xã, cần đứng ra bảo vệ lợi ích của người trồng dưa chuột bao tử nhằm đảm bảo giá dưa chuột bao tử trong giao dịch nhất là vào các thời điểm chính vụ tránh tình trạng “tư thương ép giá”. Bên cạnh đó là phổ biến thông tin thị trường cho các hộ sản xuất dưa chuột nắm rõ. Nhà nước cần cũng cấp các thông tin về giá cả trên truyền hình nhằm tăng cường liên kết và hiệu quả trong tiêu thụ dưa chuột bao tử.
4.3.6.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đấy sản xuất phát triển. Để phát triến sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn thì chính quyền địa phương cần giải quyết đồng bộ về thủy lợi, giao thông, điện và nước. Tuy nhiên, hướng đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng trong thời gian tới nên tập trung vào là vấn đề về giao thông và thủy lợi.
Về thủy lợi: Trong thời gian qua xã đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển thủy lợi và đảm bảo nước tưới chủ động cho bà con nông dân. Nhưng hệ thống thủy lợi vẫ chưa đáp ứng hết được nhu cầu tưới tiêu của người sản xuất. Điều đấy đã làm giảm hiệu quả trong việc phát triển sản xuất dưa chuột bao tử. Vì vậy trong thời gian tới, xã cần tập trung năng lực tưới tiêu, củng cố và phát huy tối đa công suất của các hồ đập, các trạm bơm nước hiện có, cần
khẩn trương hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng, triển khai xây dựng các công trình.
Về giao thông: Trong những năm vừa qua hệ thống giao thông đồng ruộng của xã đã có những thay đổi tích cực. Thay vì trước kia là đường đất và rất nhỏ, thì ở một số cánh đồng đường đã được đổ đá khá rộng. Tuy nhiên sự đầu tư về giao thông ở thời điểm hiện tại là không triệt để và vẫn chưa thật sự tốt, cho nên hệ thống giao thông đồng ruộng vẫn là một khó khăn cho người nông dân trong quá trình sản xuất, chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển đối với bà con nông dân. Vì vậy, cần có sự đầu tư thêm và triệt để của các ban ngành, nhà nước để xây dựng hệ thống giao thông đồng ruộng của xã tốt hơn nhằm khuyến khích, thúc đẩy bà con nông dân tích cực tham gia sản xuất hơn.
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
(1) Phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế- xã hội. Phát triến sản xuất là yêu cầu tất yếu trong tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Hiện nay thế giới ngày càng phát triển thì nhu cầu về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng thì phát triển sản xuất lại càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Phát triển sản xuất các loại cây đặc thù là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng và chất lượng của các loại cây đặc thù đó.
(2) Qua quá trình nghiên cứu phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở xã Đồng Hóa cho thấy thực trạng phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa đạt được những điểm sau:
Với tổng diện tích gieo trồng dưa chuột bao tử là 116 ha năm 2014 chiếm 28,50% tỷ trọng cây trồng. Ta thấy được tầm quan trọng và ảnh hưởng của sản xuất dưa chuột bao tử trong tỷ trọng ngành cây trồng của xã là không hề nhỏ. Nó đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất của xã.
Diện tích, năng suất, sản lượng dưa chuột bao tử có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2012 với diện tích gieo trồng, năng suất và chất lượng giảm là do biến động của thiên tai gây ra. Lý do có được kết quả như trên là: Người dân tích cực đầu tư nhiều hơn về chi phí, lao động cho sản xuất dưa chuột bao tử, xã thực hiện tốt các công tác khuyến nông chuyển giao kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiến bộ cho người nông dân
Kết quả và hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử chủ yếu dựa vào mức độ đầu tư nguồn lực của các hộ sản xuất. Nhóm hộ đầu tư nguồn lực lớn hơn đạt được hiệu quả sản xuất cao hơn, ngược lại nhóm hộ đầu tư ít hơn hiệu quả sản
xuất thấp hơn. Vì vậy muốn phát triển sản xuất dưa chuột bao tử thì yếu tố mức độ đầu tư là yếu tố cần được quan tâm nhất trong thời điểm hiện tại.
(3) Từ việc phân tích thực trạng phát triển sản xuất dưa chuột bao tử đề tài đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa chuột bao tử tại xã Đồng Hóa: sản xuất dưa chuột bao tử ảnh hưởng bởi các yếu tố: điều kiện thời tiết khí hậu, sâu bệnh, khoa học công nghệ, thị trường...
(4) Việc sản xuất dưa chuột bao tử thời gian 2012-2014 trên địa bàn xã có xu hướng tăng dần về quy mô, sản lượng, năng suất và chất lượng sản xuất dưa chuột bao tử qua từng năm. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp cho việc phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở xã diễn ra tốt hơn.
Do xã Đồng Hóa có những hạn chế tối đa về nguồn lao động tham gia sản xuất dưa chuột bao tử- hầu hết là lao động trung và già vì các lao động trẻ họ đều làm công nhân và không mấy mặn mà đối với nông nghiệp cũng như sản xuất dưa chuột bao tử do đặc tính vất vả, khó nhọc cũng như không ổn định của nghề nông nên việc mở rộng diện tích hay tăng về số lượng là khá khó. Chính vì thế thời gian tới đề tài muốn định hướng phát triển sản xuất dưa chuôt theo hướng ổn định quy mô và tăng chất lượng dưa chuột bao tử hay nói cách khác là tăng kết quả và hiệu quả kinh tế của dưa chuột bao tử của các hộ nông dân sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn xã Đồng Hóa.
Qua việc phân tích thực trạng phát triển sản xuất dưa chuột bao tử và từ những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa chuột bao tử của xã Đồng Hóa, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam: nâng cao trình độ năng lực sản xuất dưa chuột bao tử của hộ, áp dụng đúng kỹ thuật sản xuất và chăm sóc, làm tốt khâu chọn giống, có những biện pháp phòng trừ sâu bênh, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho người dân,các giải pháp về chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.
5.2 KIẾN NGHỊ
5.2.1 Đối với nhà nước
- Có chính sách, cơ chế phù hợp nhằm khuyến khích phát triển sản xuất dưa chuột bao tử.
- Có những quan tâm hỗ trợ kịp thời, cần thiết khi người trồng dưa chuột bao tử gặp khó khăn (thiên tai, mất mùa…) để người dân yên tâm sản xuất.
- Các ngành, trung tâm, viện nghiên cứu cần có những quan tâm hỗ trợ giải quyết những khó khăn tồn tại trong sản xuất dưa chuột bao tử.
- Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá một số vật tư nông nghiệp chủ yếu như đạm, lân, kali để giảm giá thành sản xuất của các hộ nông dân.
- Chất lượng vật tư nông nghiệp phải được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng nhằm hạn chế rủi ro cho người sản xuất do mua phải vật tư kém chất lượng.
- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, trình độ quản lý sản xuất cho người nông dân.
- Nhà nước nên hỗ trợ địa phương trong xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông để thúc đẩy việc lưu thông sản phẩm trong vùng.
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương
- Tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật cho nông dân.
- Xã cần có chính sách ưu tiên cho phát triển sản xuất dưa chuột bao tử. Bên cạnh đó tận dụng, phối hợp với các dự án cũng như các tổ chức trong công tác phát triển sản xuất dưa chuột bao tử.
- Các tổ chức tại địa phương như Hợp tác xã nông nghiệp cần có hoạt động tích cực hơn trong hỗ trợ người dân trong sản xuất dưa chuột bao tử.
5.2.3Đối với các hộ sản xuất dưa chuột bao tử
- Tích cực, chủ động tham gia các lớp tập huấn kĩ thuật để nâng cao trình độ sản xuất. Tích cực học hỏi, tiếp thu khoa học kĩ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử.Tìm hiểu và nắm bắt thông tin thị trường.Qua đó nâng cao khả năng tiếp cận thị trường nâng cao hiệu quả trong tiêu thụ.
- Tích cực đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử.
- Tích cực tham gia các tổ chức, các hội để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Vân Anh (2013), Phát triển sản xuất cây ớt đông trên địa bàn xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Luận văn Tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội;
2. Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), Nguyên lý kinh tế Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
3. Nguyễn Hồng Cử (2011), Phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu theo hướng bền vững ở Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng;
4. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự (1997), Kinh tế Nông Nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội;
5. Từ Thái Giang (2013), Nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đăk Lak, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội;
6. Ngô Đình Giao (1966), Kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục, Hà Nội;
7. Nguyễn Thi Hạnh (2011), Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử xuất khẩu tại xã Cao Xá, huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang, Luận văn tốt nghiệp Đại Học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội;
8. Nguyễn Thực Huy (2009), Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ Nông Nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội;
9. Bùi Thị Nga (2011), Những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội;
10. Dương Văn Hiểu và cộng sự (2010), Kinh tế ngành sản xuất, NXB Tài Chính, Hà Nội;
11. Hoàng Văn Phấn (2000), Những giải pháp kinh tế chủ yếu đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản ở Đồng Bằng Sông Hồng, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội;
12. Nguyễn Thị Loan (2010), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử tại xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng,tỉnh Hà Nam, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội;
13. Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung (2011), Kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội;
14. Trang rau thủy canh, ngày 13/11/2014 với tiêu đề: “Xuất khẩu rau 10 tháng năm 2014”, truy cập ngày 2/2/2015, tại: