Bài học kinh nghiệp từ một số doanh nghiệp nước ngoà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp thu hút và tạo động lực cho người lao động làm việc tại công ty Cổ phần công nghệ và thương mại DELTA (Trang 27)

Hãng General Electric (GE): Lịch sử hình thành GE thành lập năm 1879 tại New York bởi nhà bác học Thomas A. Edison-người phát minh ra bóng đèn đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, GE là một tập đòan đa quốc gia có họat động ở 120 quốc gia trên thế giới, doanh thu khỏang 170tỷ USD/năm với 6 chuyên ngành kinh doanh lớn.

Jack Welch - Chủ tịch của tập đoàn GE nhấn mạnh vào sự công bằng trong việc quản lý nhân viên. Jack Welch kêu gọi phát triển văn hoá tổ chức mà khuyến khích và khen thưởng cho những phản hồi trung thực.

Theo Welch, một hệ thống khen thưởng hiệu quả không chỉ dựa trên phản hồi trung thực mà còn dựa trên sự phân biệt có ý nghĩa giữa các nhân viên. Ở GE, ông đặt những nguyên tắc này thành hành động bằng việc thực thi một hệ thống khen thưởng chia nhân viên thành ba cấp độ: 20% những người làm việc tốt nhất, 70% trung bình và 10% những người chưa hiệu quả.

Welch cho rằng, với các nhân viên hàng đầu của công ty, sự kết hợp đúng đắn của việc khen thưởng và thừa nhận, sẽ nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên. Một lãnh đạo giỏi biết chính xác cách để động viên mỗi nhân viên, Welch gợi ý một số chiến lược cho việc khen thưởng cho sự xuất sắc ở nơi làm việc: như tặng quà, gửi họ đi đào tạo, làm cho mọi người hào hứng .

Các nhà quản lý của GE đã tìm ra một bí quyết: chỉ khen thưởng những công nhân khi họ đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra. Tuy vậy, để có thể phát huy được tác dụng của bí quyết này, Hãng General Electric đã đúc kết được 8 quy tắc khen thưởng và đã áp dụng thành công tại công ty nhiều năm nay. Nhưng với tư cách là nhà quản lý, và muốn vận dụng các quy tắc trên cho công ty mình, trước hết cần phải lưu ý hai điểm: đặt ra được mục tiêu cụ thể, chứ không phải chung chung, cho các nhân viên và xây dựng được hệ thống đo lường kết quả làm việc của họ.

Cách khuyến khích người lao động trong các công ty của Nhật:

Một trong những yếu tố thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào chính là nghệ thuật quản lý nhân sự. Yếu tố này tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ nhưng nó có vai trò rất lớn đối với việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Và các doanh nghiệp Nhật Bản dường như hiểu rõ nhất tầm quan trọng của yếu tố quản lý nhân sự.

Công việc làm trọn đời: Tại Nhật Bản, "công việc làm trọn đời" luôn

là phương pháp nâng cao năng suất thường được các doanh nghiệp ứng dụng, giúp tạo ra hiệu quả trong công việc. Các công nhân viên Nhật Bản, nhất là những nam công nhân viên có tay nghề, thường thích làm một công việc suốt đời. Những công nhân viên này ít tình nguyện đổi công ty hơn so với các nhân viên ở các nước khác. Khi hoạt động kinh doanh sa sút, hay khi sử dụng các kỹ thuật tiết kiệm lao động, các công ty giữ lại số công nhân viên làm việc suốt đời này trên bảng lương của họ, sa thải số công nhân tạm thời, giảm tiền thưởng thất thường cho số công nhân làm việc suốt đời và thuyên chuyển công nhân viên sang các bộ phận sản xuất khác.

Sự tham gia của nhân viên trong quá trình ra quyết định: Một số công ty Nhật Bản khuyến khích sự hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị bằng cách phân chia quyền lãnh đạo. Nhân viên được tham gia vào hoạt động quản trị của công ty, đây là quá trình hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị trong việc ra quyết định và các chính sách kinh doanh.

người ta thường sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm để thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ trong nhóm và các công nhân quan tâm nhiều nhiệm vụ hơn là chỉ quan tâm đến một số nhiệm vụ nào đó mà thôi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp thu hút và tạo động lực cho người lao động làm việc tại công ty Cổ phần công nghệ và thương mại DELTA (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)