6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu:
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích 377,18 km2, chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk. Là thủ phủ của tỉnh Đăk Lăk, trung tâm của Tây Nguyên nên Buôn Ma Thuột có lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội thông qua việc kết nối với các địa phƣơng khác ở Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung bộ và các nƣớc bạn Lào, Campuchia. [37]
Theo kết quả điều tra thành lập bản đồ đất của tỉnh Đắk Lắk và quy hoạch sử dụng đất của TP. Buôn Ma Thuột đến 2010 cho thấy, đất ở Buôn Ma Thuột chủ yếu là nhóm đất nâu đỏ trên đá mẹ bazan, ƣớc chiếm khoảng trên 70% tổng diện tích của Thành phố. Đây là loại đất tốt rất phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp nhƣ cà phê, cao su, hồ tiêu và các loại cây trồng khác.
Thời tiết khí hậu thành phố Buôn Ma Thuột vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên nên tƣơng đối mát mẻ quanh năm. Tuy nhiên, do theo chế độ mƣa đặc trƣng của Tây Nguyên nên Buôn Ma Thuột cũng có 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa có lƣợng mƣa lớn, tập trung kết hợp với địa hình đồi dốc nên dễ xảy ra lũ lụt, sạt lở đất làm hƣ hỏng đƣờng sá, các công trình thủy lợi…Mùa khô thƣờng kéo dài với lƣợng mƣa rất ít gây nên tình trạng hạn hán, thiếu nƣớc tƣới, ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của ngƣời dân.
Buôn Ma Thuột có vị trí giao thƣơng rất thuận lợi, có các Quốc lộ 14, 26, 27 nối liền với các tỉnh trong cả nƣớc, nhất là với TP. HCM, Nha Trang, Đà Nẵng và các tỉnh lân cận nhƣ Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai, với Campuchia. Hệ thống đƣờng quốc lộ, liên tỉnh và hệ thống đƣờng giao thông nội tỉnh đƣợc nối liền với trung tâm tất cả các huyện trong tỉnh Đắk Lắk. Đặc biệt thành phố Buôn Ma Thuột có cảng hàng không nối liền với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, từ năm 2010 có thêm đƣờng bay thẳng đi thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Nhƣ vậy, hệ thống giao thông đƣờng bộ và đƣờng hàng không nêu trên rất thuận lợi cho giao lƣu, phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là cho phát triển thƣơng mại, dịch vụ, du lịch và văn hoá với các vùng miền trong cả nƣớc.
Tóm lại, với các đặc điểm về vị trí địa lý, về điều kiện thổ những, điều kiện thời tiết khí hậu và mạng lƣới giao thông, Buôn Ma Thuột đã cho thấy có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho tỉnh Đăk Lăk nói riêng và khu vực Tây Nguyên, cả nƣớc nói chung. Tuy nhiên, đo đặc điểm và chế độ mƣa nên cũng tạo ra một số bất lợi cho sự phát triển của địa phƣơng nếu không có giải pháp hữu hiệu để hạn chế. Điều này cũng có ảnh hƣởng nhất định đến công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân ở Buôn Ma Thuột. Một mặt ngƣời dân phát triển kinh tế tốt, tạo ra thu nhập cao là đối tƣợng thu của cơ quan thuế, mặt khác do thời tiết bất thƣờng có thể dẫn đến nguồn thu không ổn định theo thời gian nên gây khó khăn cho công tác quản lý.