6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu:
1.2.4. Công tác kiểm soát quản lý thu thuế TNCN
Kiểm soát là thuật ngữ đƣợc dùng để chỉ những hoạt động của cá nhân, tổ chức trong và ngoài tổ chức giao nhiệm vụ, quyền hạn xem xét, đánh giá, xử lý đối với hành vi thực hiện các quy định chung của cá nhân tổ chức hữu
quan. Theo quan niệm này, kiểm soát có những đặc điểm chung với quản lý. Đó là sự tác động có tính tổ chức và mục đích của chủ thể kiểm soát (cá nhân, tổ chức thực hiện kiểm soát đối với đối tƣợng kiểm soát) [32]. Trên thế giới, mỗi nƣớc đều có phƣơng pháp để kiểm soát quản lý thu thuế TNCN, một trong những nƣớc đã áp dụng thành công và hiệu quả trong việc kiểm soát này là Singapore [33]:
Để ngăn chặn, đề phòng sai phạm của nhân viên, Cục thuế Singapore đã xây dựng hàng loạt chế độ làm việc nội bộ có hiệu quả. Trong đó, phân tách rõ ràng trách nhiệm xử lý từ khâu tính thuế, miễn thuế, xử lý hoàn thuế và kiểm toán cho đến việc thu, hoàn thuế. Tất cả các khâu của quá trình thu thuế để đƣợc vi tính hoá.
Hiện nay, tại Việt Nam công tác kiểm soát quản lý thu thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng ở các địa phƣơng đƣợc Tổng cục Thuế giao cho bộ phận kiểm tra nội bộ thuộc Cục Thuế cấp tỉnh hoặc Chi cục Thuế cấp huyện. Theo đó, tại Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trƣởng Tổng cục Thuế về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục thuế trực thuộc Cục thuế đã xác định: Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trƣởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật. Tại chi cục thuế, bộ phận đảm nhiệm chức năng nhiệm vụ này là Đội Kiểm tra nội bộ.