5. Bốc ục của đề tài
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động
- Số lao động được đào tạo việc làm theo các thành phần kinh tế
- Cơ cấu lao động theo giới tính
- Cơ cấu lao động theo độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn. - Cơ cấu lao động theo ngành nghề.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ ĐỒNG
BẨM, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Đồng Bẩm có tổng diện tích đất tự nhiên là 402,37ha, với vị trí địa lý nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên có đường quốc lộ 1B chạy dọc qua có địa hình, địa thế thuận lợi, gần với các trung tâm của thành phố, trung tâm huyện Đồng Hỷ, giao thông đi lại thuận tiện, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ thương mại và giao lưu buôn bán. Là 1 xã có
địa hình địa thế thuận lợi, đất đai phì nhiêu thích hợp cho việc giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất nông sản.
- Phía Đông giáp xã Linh Sơn của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - Phía Tây giáp phường Quang Vinh của thành phố Thái Nguyên - Phía Nam giáp phường Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên - Phía Bắc giáp thị trấn Chùa Hang của huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên
3.1.1.2. Khí hậu thời tiết
Đồng Bẩm có khí hậu đặc thù của vùng trung du Bắc bộ, một năm chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 là những tháng có nhiệt độ
cao, lượng mưa lớn. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6 đến tháng 8, có tới trên 80% lượng mưa tập trung vào các tháng này. Từ là những đặc trưng của khí hậu đã tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng đây cũng là những điều kiện không thuận lợi cho người sản xuất vì sâu, bệnh phát sinh gây hại nhiều.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ xuống thấp vào tháng 12 và tháng 1, lượng mưa ít, nhiều năm có xuất hiện sương muối đã
tháng 2 đến tháng 3 nhiệt độấm dần, có mưa xuân tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.500 mm, tuy nhiên lượng mưa phân bổ giữa các tháng trong năm lại không đồng đều, cao nhất là tháng 8, mưa lớn gây ngập úng nhiều vùng, mưa nhiều làm xói mòn, rửa trôi đất màu, phân bón, có năm mưa lớn đã cuốn trôi cả rau màu. Tháng 1 lượng mưa thấp gây khô hạn cây trồng sinh trưởng kém đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
3.1.1.3. Thủy văn
Thủy văn của xã Đồng Bẩm chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào chế độ
thủy văn của sông Cầu, suối Linh Nham. Đồng Bẩm nằm chung trong hệ
thống thủy văn của thành phố Thái Nguyên nhưng tác động lớn nhất lên hệ
thống thủy văn trên địa bàn phường là Sông Cầu, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của xã.
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a. Đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, nó là tư liệu sản xuất quan trọng tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là một tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Nó là tiền đề để thực hiện các chương trình, kế hoạch của công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong khi đất đai thì hạn chế mà nhu cầu sử dụng ngày càng tăng lên, nên để đảm bảo về phát triển kinh tế cấp Ủy, Chính quyền xã đã bố
trí sử dụng tối đa nguồn lực này, vận dụng nó vào mục đích có lợi nhất để vấn
đề sản xuất kinh doanh luôn được đảm bảo, phục vụ tốt cho nhịp độ phát triển chung của xã hội.
Bảng 3.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Bẩm Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh % 2012/2011 2013/2012 BQ 2011- 2013 Tổng diện tích đất tự nhiên 402,37 402,37 402,37 100,00 100,00 100,00 1 Đất Nông nghệp 191,81 163,43 136,28 85,20 83,39 84,30 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 131,93 103,55 76,40 78,49 73,78 76,14 1.2 Đất trồng cây lâu năm 57,08 57,08 57,08 100,00 100,00 100,00 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 0,90 0,90 0,90 100,00 100,00 100,00 1.4 Đất rừng phòng hộ 1,90 1,90 1,90 100,00 100,00 100,00
2 Đất phi nông nghiệp 179,38 207,76 234,91 44,58 51,64 58,39 2.1 Đất ở 53,71 54,96 55,79 115,82 101,51 108,67 2.2 Đất chuyên dùng 50,63 68,67 100,74 135,63 146,70 141,17 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,20 3,20 6,90 1600 215,63 907,82 2.2.2 Đất quốc phòng 16,29 16,29 16,29 100,00 100,00 100,00 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp 8,28 9,13 12,19 110,27 133,52 131,90 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 25,86 26,05 27,11 100,73 104,07 102,40 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,24 0.24 0,24 100,00 100,00 100,00 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,46 2,46 2,46 100,00 100,00 100,00
2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng 22,90 22,90 22,90 100,00 100,00 100,00 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 59,44 55,53 52,78 93,42 95,05 94,24
3 Đất chưa sử dụng 31,18 31,18 31.18 7,75 7,74 7,74 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 28,78 28,78 28,78 100,00 100,00 100,00 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 2,40 2,40 2,40 100,00 100,00 100,00
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, tổng diện tích của xã là 402,37 ha; trong đó cơ cấu diện tích các loại đất như sau:
- Đất nông nghiệp: Năm 2011 diện tích đất nông nghiệp chiếm một tỉ lệ
tương đối lớn so với tổng diện tích của toàn xã (47,67%); trong đó diện tích
đất sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp (68,78%). Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp giảm dần theo các năm, cho đến năm 2013 xuống còn 33,87% tổng diện tích của toàn xã, do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Đất phi nông nghiệp: Cũng chiếm diện tích khá lớn trong tổng diện tích đất của toàn xã. Năm 2011, diện tích đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 44,58% so với tổng diện tích của toàn xã; đứng sau đất nông nghiệp. Nhưng
đến năm 2013, diện tích đất phi nông nghiệp tăng chiếm 58,39% so với tổng diện tích của toàn xã; diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng lên (năm 2011: 8,28 ha; năm 2013: 12,19 ha) do có nhiều dự án được thực hiện nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là khá nhiều.
- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng chiếm diện tích tương
đối nhỏ (31,18 ha). Diện tích này qua các năm vẫn không hề thay đổi, chưa
được khai thác sử dụng có hiệu quả.
b. Tài nguyên rừng
Toàn xã có 1,9 ha đất rừng chiếm 0,47% tổng diện tích đây là diện tích rừng phòng hộ do nhà nước quản lý.
c. Tài nguyên mặt nước
Diện tích 0,9 ha chiếm 0,22% tổng diện tích, chủ yếu là những ao hồ
nhỏ của nhân dân quản lý sử dụng vào việc nuôi trồng thủy sản.
3.1.2. Đặc điểm Kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Dân số và lao động là chỉ số quan trọng cần quan tâm khi tìm hiểu đặc
điểm kinh tế - xã hội của một địa phương. Đặc điểm dân số lao động của xã
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động xã Đồng Bẩm năm 2011- 2013 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So Sánh % SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 12/11 13/12 BQ 1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 5.326 100,00 5.499 100,00 5.656 100,00 103,25 102,86 103,06 2. Tổng số hộ Hộ 1.527 100,00 1.557 100,00 1.614 100,00 101,96 103,66 102,81 3. Số người ngoài độ tuổi lao động Ng ười 1.939 36,41 2.001 36,39 2.004 35,43 103,20 100,15 101,68 4. Tổng số lao động trong độ tuổi Ng ười 3.387 63,59 3.498 63,61 3.652 64,57 103,28 104,40 103,84
Lao động nam Người 1.689 31,71 1.736 31,57 1.805 31,91 102,78 103,97 103,38 Lao động nữ Người 1.698 31,88 1.762 32,04 1.847 32,66 103,77 104,82 104,30 Lao động nông
nghiệp Ng
ười 1.915 35,96 1.688 30,70 1.299 22,97 88,15 76,95 82,55 Lao động phi nông
nghiệp Ng
ười 1.472 27,64 1.810 32,92 2.353 41,60 122,96 130,00 126,48
(Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Đồng Bẩm, 2011-2013)
Qua bảng số liệu cho ta thấy dân số xã Đồng Bẩm có xu hướng tăng lên qua các năm. Số người trong độ tuổi lao động năm 2012 là 3.498 người tăng so với năm 2009 là 3,28%, năm 2013 là 3.652 người tăng so với năm 2012 là 4,40%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh, năm 2011 là 35,96%, lớn hơn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (27,64%), năm 2012 là 30,70%, năm 2031 lại giảm xuống còn 22,97%, trong khi đó tỷ lệ lao động phi nông nghiệp năm 2013 tăng lên 41,60%. Điều này cho thấy rất rõ tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tới việc làm của người dân, mất đất nông nghiệp để sản xuất, người dân đã tìm những công việc trong các ngành nghề
phố, công ty, khu công nghiệp….một số sử dụng tiền đền bù tự mở các cửa hàng kinh doanh, buôn bán nhỏ ngay tại địa bàn. Hàng năm tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng nhanh hơn nhiều so với lao động nông nghiệp.
Lao động nam và lao động nữ có sự biến động tương đương nhau. Như
vậy tình hình dân số và lao động của xã Đồng Bẩm có xu hướng tăng lên qua các năm do kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ sinh cao hơn tỷ lệ tử. Nguồn lao động
đủ để phát triển kinh tế xã hội nói chung và của nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên chất lượng của lao động chưa cao. Do vậy, trong thời gian tới cần có chính sách phát triển hơn nữa trong công tác đào tạo, giáo dục để nâng cao trình độ cho người dân.
Số người trong độ tuổi lao động rất đông và đây là lực lượng lao động
đông đảo trong sản xuất.
Lao động nông nghiệp 1299 người, chiếm 35,3 %; Dịch vụ - thương mại 1595 người, chiếm 43,35%; tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác 758 người, chiếm 21,35%.
Cơ cấu kinh tế năm 2013: Dịch vụ - thương mại 64,81%; tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 13,16%; Nông nghiệp 22,03%.
3.1.2.2. Hệ thống y tế
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế từ ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng như người nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi, cựu chiến binh, thân nhân người có công, quân đội, công an, người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp bảo hiểm xã hội và các đối tượng tự đóng toàn bộ phí bảo hiểm y tế hoặc được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần như
lao động trong các doanh nghiệp là 50%.
- Trạm y tế diện tích 861 m2 có vườn cây thuốc, đã được đầu tư xây dựng kiên cố. Quy mô: 05 giường bệnh. Đạt chuẩn quốc gia từ năm 2006.
3.1.2.3. Hệ thống văn hóa
- Năm 2013 xã không có xóm nào đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy chế công nhận làng văn hóa của Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch.
- So sánh với tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, xã vẫn chưa
đạt. Theo kế hoạch đến năm 2014 xã sẽ hoàn thành tiêu chí số 16 về văn hóa.
3.1.2.4. Hệ thống giáo dục
- Công tác giáo dục luôn được duy trì đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ.
- Hàng năm trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 100%. - 100% số trẻ nhóm tuổi 11 tốt nghiệp tiểu học. - 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6.
- Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt 99,5%.
- Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cả 2 hệ đạt 99%.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông hay bổ túc, học nghềđạt 89,8%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%.
3.1.2.5. Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật
Đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã đã được đầu tư bê tông hóa từ trung tâm xã về đến tận các xóm thuận lợi cho nhân dân đi lại và trao
đổi hàng hóa được dễ dàng; Hệ thống kênh mương nội đồng được khép kín
đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cây trồng. Đặc biệt là sản xuất vụ 3 luôn đạt hiệu quả cao cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Mạng lưới trường, lớp mẫu giáo, tiểu học và THCS đã phát triển tạo thuận lợi cho học sinh trên địa bàn xã. Tuy nhiên những năm qua mặc dù đã
được đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn những điểm trường, phòng học và các trang thiết bị xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học.
- Trạm y tế: Đã đạt chuẩn tuy nhiên một số hạng mục như nhà trạm và 1 số phòng chức năng vẫn cần được đầu tư.
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 96,6%. - Điện: tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt 100%.
- Đất ở, nhà ở: Các khu dân cư đã được quy hoạch và ổn định lâu dài phù hợp với phong tục tập quán của nhân dân, nhà xây trong nhân dân dần
được kiên cố hóa, tuy nhiên tỷ lệ nhà đạt chuẩn của bộ xây dựng mới chỉ đạt 50% và hiện trên địa bàn xã vẫn còn hộ có nhà tạm nhà dột nát.
- Về đời sống vật chất và tinh thần của nông dân những năm qua đã từng bước được cải thiện, nhà ở, các phương tiện phục vụ sản xuất và sinh hoạt được mua sắm ngày càng nhiều, tích cực tham gia đóng góp xây dựng cơ
sở hạ tầng. Tuy nhiên một bộ phận dân nghèo đời sống gặp nhiều khó khăn việc sử dụng vốn vay xóa đói giảm nghèo hiệu quả thấp, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa vững chắc, một bộ phận có khả năng tái nghèo.
- Số lao động được giải quyết việc làm hằng năm đạt chỉ tiêu đề ra, công tác đào tạo nghề được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo
đạt nhưng còn ở mức chưa cao và chưa tương xứng với vị thế của địa phương.
3.1.2.6. Tình hình phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân những năm qua đạt 10 đến 11%. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 29.000.000 đồng/người/năm. Giá trị
kinh tế trên 1 ha canh tác đạt 105.000.000đ/ha/năm.
Hiện nay nền kinh tế của xã đang có những chuyển biến tích cực, năm 2013 tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã ước đạt 19,71 tỷđồng, tốc độ phát triển bình quân toàn bộ nền kinh tế đạt 110,65% cụ thể kết quả thu được ở các ngành sản xuất như sau:
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Đồng Bẩm
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) 12/11 13/12 BQ Tổng GTSX 16,10 100,00 17,76 100,00 19,71 100,00 110,31 110,98 110,65 Ngành NN 4,44 27,56 4,37 24,60 4,35 22,03 98,84 99,54 98,98 TTCN - XD 1,83 11,36 2,24 12.61 2,59 13,16 122,40 115,63 119,01 Thương mại DV 9,83 61,08 11,15 62,79 12,77 64.81 113,43 114,53 113,97
( Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Đồng Bẩm, 2011-2013)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy thương mại – dịch vụ là ngành chủ
yếu mang lại thu nhập cho người dân, giá trị sản xuất của các ngành đó chiếm tỷ lệ cao nhất 61,08 % năm 2011, 62,79% năm 2012 và 64,81% năm 2013 trong tổng giá trị sản xuất của các ngành.