Bài học kinh nghiệm cho xã Đồng Bẩm về giải quyết việc làm cho

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 30)

5. Bốc ục của đề tài

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho xã Đồng Bẩm về giải quyết việc làm cho

người dân vùng thu hồi đất

- Một là trong nông thôn, cơ cấu sản xuất nông nghiệp nên chuyển hướng mang lại năng suất, chất lượng cao.

- H a i l à chính sách phát triển nguồn nhân lực phải hướng vào đẩy nhanh khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động.

- B a l à cách thức thực hiện trong việc giải quyết việc làm nên kết hợp sức mạnh giữa nhà nước, doanh nghiệp và nông dân bị mất đất cùng phối hợp thực hiện

- Bốn là phải đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động về học nghề, giải quyết việc làm để người lao động chủ động tham gia học nghề.

- Năm là có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương, lao động vùng thu hồi đất

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu các hộ nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

2.1.2.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ thuần nông có đất nông nghiệp bị thu hồi 100% ở 3 xóm: Xóm Tân Hương, xóm Đông và xóm Đồng Bẩm. Qua đó

đánh giá được thực trạng việc làm người dân trước và sau khi bị thu hồi đất.

2.1.2.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu

Đề tài được bắt đầu nghiên cứu từ tháng 02 năm 2014 đến hết tháng 04 năm 2014.

Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp được thực hiện trong năm 2014 và sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2011 đến năm 2013.

2.1.2.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu thực trạng tạo việc làm tới người dân nông thôn sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp.

- Đề tài nghiên cứu các giải pháp giải quyết việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Giải quyết việc làm cho người nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp là vấn đề nan giải cho các địa phương sau khi lấy đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, trường học. Những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp ở xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giảm mạnh do xây dựng các khu đô thị, trường đại học,… Do đó, tôi quyết định chọn Đồng Bẩm làm điểm nghiên cứu cho đề tài của mình.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn hoặc từ các số liệu đã được công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng, dự án, các tài liệu trên Internet…

Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử

dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã

Đồng Bẩm, thực trạng thu hồi đất của xã Đồng Bẩm qua các năm, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Chọn mẫu điều tra: Dựa vào số lượng người dân bị thu hồi đất và diện tích đất bị thu hồi, tôi đã chọn mẫu 60 hộ thuần nông ở 3 xóm Tân Hương, xóm Đông và xóm Đồng bẩm có tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp là 100%

để tiến hành nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp chuyên gia :

Đề tài tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu,

đồng thời sử dụng một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến phạm trù này một cách linh hoạt, hợp lý và cần thiết.

- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụđể nắm được tổng quan vềđịa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Dựa vào bảng hỏi đã thiết lập, tiến hành phỏng vấn trực tiếp một cách linh hoạt.

Điều tra bằng bảng hỏi: Là phương pháp chính để tìm hiểu quy mô, mức độ thu hồi đất tại địa phương, đồng thời nhằm xác định tiềm năng, những thuận lợi và khó khăn của địa phương sau thu hồi đất.Điều tra 20 hộ nông dân/ xóm (các hộ nông dân bị thu hồi 100% đất nông nghiệp), tổng số mẫu điều tra là 60 hộ.

Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra bao gồm các nội dung liên quan

đến thông tin chung, tình hình đất đai của của hộ, thông tin về lao động, việc làm của nông dân trước và sau khi bị thu hồi đất.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin

2.3.3.1. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập nên các bảng biểu.

2.3.3.2. Đối với thông tin sơ cấp.

Số liệu điều tra nông hộ sau khi thu thập đủđược tiến hành kiểm tra, rà soát, loại bỏ những thông tin bất hợp lý trong quá trình phỏng vấn và chuẩn hóa lại các thông tin làm cơ sở cho việc thiết lập hệ thống số liệu có cơ sở

khoa học và thực tiễn. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu được thực hiện với sự trợ giúp của phần mềm Excel.

2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Được sử dụng để mô tả số liệu về các đối tượng bị thu hồi đất.

2.3.4.2. Phương pháp so sánh

Được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu, các yếu tố định lượng và

định tính. Các yếu tố được so sánh với nhau qua các chỉ tiêu tuyệt đối hoặc tương đối, nhằm xác định sự thay đổi về:

- Lực lượng lao động làm nông nghiệp, làm trong các ngành nghề khác nhau. - Việc làm của nông dân trước và sau khi bị thu hồi đất.

- Đánh giá khả năng của nông dân về mức độ tham gia thị trường và tìm kiếm việc làm.

2.3.4.3. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng phương pháp SWOT để xác định các điểm mạnh (ưu điểm), các điểm yếu (nhược điểm), cơ hội cũng như thách thức mà người dân phải

đối mặt khi bị thu hồi đất nông nghiệp.

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu - Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động

- Số lao động được đào tạo việc làm theo các thành phần kinh tế

- Cơ cấu lao động theo giới tính

- Cơ cấu lao động theo độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn. - Cơ cấu lao động theo ngành nghề.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ ĐỒNG

BẨM, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Đồng Bẩm có tổng diện tích đất tự nhiên là 402,37ha, với vị trí địa lý nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên có đường quốc lộ 1B chạy dọc qua có địa hình, địa thế thuận lợi, gần với các trung tâm của thành phố, trung tâm huyện Đồng Hỷ, giao thông đi lại thuận tiện, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ thương mại và giao lưu buôn bán. Là 1 xã có

địa hình địa thế thuận lợi, đất đai phì nhiêu thích hợp cho việc giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất nông sản.

- Phía Đông giáp xã Linh Sơn của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - Phía Tây giáp phường Quang Vinh của thành phố Thái Nguyên - Phía Nam giáp phường Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên - Phía Bắc giáp thị trấn Chùa Hang của huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên

3.1.1.2. Khí hậu thời tiết

Đồng Bẩm có khí hậu đặc thù của vùng trung du Bắc bộ, một năm chia làm hai mùa rõ rệt:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 là những tháng có nhiệt độ

cao, lượng mưa lớn. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6 đến tháng 8, có tới trên 80% lượng mưa tập trung vào các tháng này. Từ là những đặc trưng của khí hậu đã tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng đây cũng là những điều kiện không thuận lợi cho người sản xuất vì sâu, bệnh phát sinh gây hại nhiều.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ xuống thấp vào tháng 12 và tháng 1, lượng mưa ít, nhiều năm có xuất hiện sương muối đã

tháng 2 đến tháng 3 nhiệt độấm dần, có mưa xuân tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.500 mm, tuy nhiên lượng mưa phân bổ giữa các tháng trong năm lại không đồng đều, cao nhất là tháng 8, mưa lớn gây ngập úng nhiều vùng, mưa nhiều làm xói mòn, rửa trôi đất màu, phân bón, có năm mưa lớn đã cuốn trôi cả rau màu. Tháng 1 lượng mưa thấp gây khô hạn cây trồng sinh trưởng kém đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.3. Thủy văn

Thủy văn của xã Đồng Bẩm chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào chế độ

thủy văn của sông Cầu, suối Linh Nham. Đồng Bẩm nằm chung trong hệ

thống thủy văn của thành phố Thái Nguyên nhưng tác động lớn nhất lên hệ

thống thủy văn trên địa bàn phường là Sông Cầu, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của xã.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a. Đất đai

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, nó là tư liệu sản xuất quan trọng tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là một tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Nó là tiền đề để thực hiện các chương trình, kế hoạch của công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong khi đất đai thì hạn chế mà nhu cầu sử dụng ngày càng tăng lên, nên để đảm bảo về phát triển kinh tế cấp Ủy, Chính quyền xã đã bố

trí sử dụng tối đa nguồn lực này, vận dụng nó vào mục đích có lợi nhất để vấn

đề sản xuất kinh doanh luôn được đảm bảo, phục vụ tốt cho nhịp độ phát triển chung của xã hội.

Bảng 3.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Bẩm Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh % 2012/2011 2013/2012 BQ 2011- 2013 Tổng diện tích đất tự nhiên 402,37 402,37 402,37 100,00 100,00 100,00 1 Đất Nông nghệp 191,81 163,43 136,28 85,20 83,39 84,30 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 131,93 103,55 76,40 78,49 73,78 76,14 1.2 Đất trồng cây lâu năm 57,08 57,08 57,08 100,00 100,00 100,00 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 0,90 0,90 0,90 100,00 100,00 100,00 1.4 Đất rừng phòng hộ 1,90 1,90 1,90 100,00 100,00 100,00

2 Đất phi nông nghiệp 179,38 207,76 234,91 44,58 51,64 58,39 2.1 Đất ở 53,71 54,96 55,79 115,82 101,51 108,67 2.2 Đất chuyên dùng 50,63 68,67 100,74 135,63 146,70 141,17 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,20 3,20 6,90 1600 215,63 907,82 2.2.2 Đất quốc phòng 16,29 16,29 16,29 100,00 100,00 100,00 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh

phi nông nghiệp 8,28 9,13 12,19 110,27 133,52 131,90 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 25,86 26,05 27,11 100,73 104,07 102,40 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,24 0.24 0,24 100,00 100,00 100,00 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,46 2,46 2,46 100,00 100,00 100,00

2.5 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 22,90 22,90 22,90 100,00 100,00 100,00 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 59,44 55,53 52,78 93,42 95,05 94,24

3 Đất chưa sử dụng 31,18 31,18 31.18 7,75 7,74 7,74 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 28,78 28,78 28,78 100,00 100,00 100,00 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 2,40 2,40 2,40 100,00 100,00 100,00

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, tổng diện tích của xã là 402,37 ha; trong đó cơ cấu diện tích các loại đất như sau:

- Đất nông nghiệp: Năm 2011 diện tích đất nông nghiệp chiếm một tỉ lệ

tương đối lớn so với tổng diện tích của toàn xã (47,67%); trong đó diện tích

đất sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp (68,78%). Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp giảm dần theo các năm, cho đến năm 2013 xuống còn 33,87% tổng diện tích của toàn xã, do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa.

- Đất phi nông nghiệp: Cũng chiếm diện tích khá lớn trong tổng diện tích đất của toàn xã. Năm 2011, diện tích đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 44,58% so với tổng diện tích của toàn xã; đứng sau đất nông nghiệp. Nhưng

đến năm 2013, diện tích đất phi nông nghiệp tăng chiếm 58,39% so với tổng diện tích của toàn xã; diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng lên (năm 2011: 8,28 ha; năm 2013: 12,19 ha) do có nhiều dự án được thực hiện nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là khá nhiều.

- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng chiếm diện tích tương

đối nhỏ (31,18 ha). Diện tích này qua các năm vẫn không hề thay đổi, chưa

được khai thác sử dụng có hiệu quả.

b. Tài nguyên rừng

Toàn xã có 1,9 ha đất rừng chiếm 0,47% tổng diện tích đây là diện tích rừng phòng hộ do nhà nước quản lý.

c. Tài nguyên mặt nước

Diện tích 0,9 ha chiếm 0,22% tổng diện tích, chủ yếu là những ao hồ

nhỏ của nhân dân quản lý sử dụng vào việc nuôi trồng thủy sản.

3.1.2. Đặc điểm Kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Dân số và lao động là chỉ số quan trọng cần quan tâm khi tìm hiểu đặc

điểm kinh tế - xã hội của một địa phương. Đặc điểm dân số lao động của xã

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động xã Đồng Bẩm năm 2011- 2013 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So Sánh % SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 12/11 13/12 BQ 1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 5.326 100,00 5.499 100,00 5.656 100,00 103,25 102,86 103,06 2. Tổng số hộ Hộ 1.527 100,00 1.557 100,00 1.614 100,00 101,96 103,66 102,81 3. Số người ngoài độ tuổi lao động Ng ười 1.939 36,41 2.001 36,39 2.004 35,43 103,20 100,15 101,68 4. Tổng số lao động trong độ tuổi Ng ười 3.387 63,59 3.498 63,61 3.652 64,57 103,28 104,40 103,84

Lao động nam Người 1.689 31,71 1.736 31,57 1.805 31,91 102,78 103,97 103,38 Lao động nữ Người 1.698 31,88 1.762 32,04 1.847 32,66 103,77 104,82 104,30 Lao động nông

nghiệp Ng

ười 1.915 35,96 1.688 30,70 1.299 22,97 88,15 76,95 82,55 Lao động phi nông

nghiệp Ng

ười 1.472 27,64 1.810 32,92 2.353 41,60 122,96 130,00 126,48

(Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Đồng Bẩm, 2011-2013)

Qua bảng số liệu cho ta thấy dân số xã Đồng Bẩm có xu hướng tăng lên qua các năm. Số người trong độ tuổi lao động năm 2012 là 3.498 người tăng so với năm 2009 là 3,28%, năm 2013 là 3.652 người tăng so với năm 2012 là 4,40%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh, năm 2011 là 35,96%, lớn hơn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (27,64%), năm 2012 là 30,70%, năm 2031 lại giảm xuống còn 22,97%, trong khi đó tỷ lệ lao động phi nông nghiệp năm 2013 tăng lên 41,60%. Điều này cho thấy rất rõ tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tới việc làm của người dân, mất đất nông nghiệp để sản xuất, người dân đã tìm những công việc trong các ngành nghề

phố, công ty, khu công nghiệp….một số sử dụng tiền đền bù tự mở các cửa hàng kinh doanh, buôn bán nhỏ ngay tại địa bàn. Hàng năm tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng nhanh hơn nhiều so với lao động nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)