Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 77)

5. Bốc ục của đề tài

4.2.3.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn

Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã được Đảng ta xác định:

- Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, đa dạng, bền vững có chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3%-3,5%/năm.

- Xây dựng một nông thôn mới giàu đẹp, có kinh tế, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái sạch đẹp, bản sắc văn hoá được giữ gìn.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tăng thu nhập của nông dân đạt khoảng 2000-2500 USD/năm. Xây dựng người nông dân thành người lao động văn minh có văn hoá, có kiến thức kinh tế- kỹ thuật, biết kinh doanh và có đời sống khá giả.

Vì vậy, để đạt được mục tiêu đó thì việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn được coi là giải pháp trọng điểm. Trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề có được nâng cao thì người nông dân mới có điều kiện, có nhiều cơ hội hơn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động. Một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn:

Thứ nhất, đào tạo nghề nông cho nông dân, chủ yếu là tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho lao động nông nghiệp qua trung tâm học tập cộng đồng tại thôn. Sử dụng các mô hình mẫu của chương trình khuyến nông. Kết hợp hình thức đào tạo, bồi dưỡng ở trình độ cao hơn tại các trường cao đẳng, trung cấp nông nghiệp. Xây dựng các mô hình trình diễn ngay trên đồng ruộng,

chuồng trại, ao hồ,…sau đó mời nông dân đến tham quan, học tập huấn luyện, tập huấn kỹ thuật ngay trên những mô hình trình diễn. Người nông dân có thể đến học tại Trường Đại học Nông Lâm hay mời thầy dạy là các chuyên gia giỏi của các Trung tâm khuyến nông, các chuyên gia của công ty giống cây trồng, v.v,… Người học nghề cũng có thể đến trang trại của các nông dân làm kinh tế giỏi để học chăn nuôi thuỷ sản, cách trồng cây ăn quả, làm nấm, trồng hoa, chế biến nông sản,…Lao động trẻ ở nông thôn hiện nay không chỉ thiếu kiến thức chuyên môn mà kiến thức xã hội, giao tiếp công đồng, phát triển bản thân còn nhiều khiếm khuyết. Ở họ dạy nghề thôi chưa đủ mà cần đưa cả

kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy, giúp họ có được tác phong làm việc nghiêm túc, tuân thủ kỷ luật lao động và có tinh thần đồng đội khi làm việc ở bất cứ môi trường nào.

Thứ hai, đào tạo những nghề thuộc khu vực công nghiệp-dịch vụ cho lao động nông thôn, chủ yếu là thanh niên, học sinh mới tốt nghiệp phổ thông hoặc bổ túc văn hoá giúp họ chuẩn bị sẵn điều kiện chuyển sang lao động phi nông nghiệp. Với lực lượng lao động này, cần đặc biệt coi trọng dạy nghề, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lao động. Hình thức đào tạo chủ yếu qua các cơ sở dạy nghề trên địa bàn xã.

Thứ ba, nâng cao kiến thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ xã. Nội dung đào tạo cho đội ngũ cán bộ xã chủ yếu là về kiến thức pháp luật, quản lý kinh tế- xã hội, kỹ năng tổ chức thực hiện các chủ trương, đề án của cấp trên

ở địa bàn thôn xã. Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở trước hết là ở

những thôn, xã khó khăn theo các tiêu chí cơ bản: cán bộ tối thiểu phải có trình độ học vấn trung học cơ sở và có chứng chỉđược đào tạo sơ cấp về quản lý nhà nước. Và chỉ bố trí cán bộ vào bộ máy lãnh đạo, quản lý ở cơ sở khi học có đủ tiêu chuẩn.

Thứ tư, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nông thôn. Liệu chất lượng đào tạo có đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội không? Muốn vậy công tác giảng dạy, đào tạo luôn phải đổi mới, cập nhật và chuẩn hoá giáo trình cũng như đội ngũ giáo viên. Về nội dung này cần tập trung thực hiện đồng bộ nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đôi ngũ giáo viên. Tiếp tục đầu tư kinh phí cho kiên cố hoá phòng học ở khu vực nông thôn

chưa hoàn thành. hỗ trợ 100% kinh phí sách giáo khoa, sinh hoạt phí cho học sinh thuộc diện hộ nghèo hoặc đối tượng chính sách xã hội. Có chính sách

đưa cán bộ khoa học-kỹ thuật về nông thôn thông qua việc yêu cầu thực hiện chế độ nghĩa vụ đối với sinh viên đại học học các ngành liên quan đến nông nghiệp, nông thôn về công tác tại cơ sở xã thời hạn từ 3 đến 5 năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 77)