5. Bốc ục của đề tài
1.2.2. Kinh nghiệm tạo việc làm vùng thu hồi đất ở Việt Nam
1.2.2.1.Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh được coi là có tốc độ THĐ rất nhanh, do vậy rất nhiều diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi để phục vụ xây dựng các khu đô thị, khu công. Theo thống kê, sau 10 năm kể từ khi tái lập tỉnh (1997), Vĩnh Phúc đã thu hồi trên 4.000 ha đất nông nghiệp để xây dựng các KCN, đô thị
và hạ tầng. Việc này đã khiến cho trên 10.000 hộ dân mất đất một phần hoặc mất toàn bộ, đồng thời sau khi bị THĐ đã có khoảng 45.000 lao động nông thôn bị mất hoặc thiếu việc làm. Dự tính trong thời gian tới, đất nông nghiệp
ở nhiều nơi trong tỉnh sẽ bị thu hồi để phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH,
sức ép lớn trong vấn đề giải quyết việc làm, ổn định thu nhập. Trước thực trạng đó, các cấp, ngành chức năng của tỉnh đã đưa ra nhiều chủ trương, biện pháp để giải quyết và Vĩnh Phúc được coi là tỉnh có nhiều biện pháp thực hiện
để giải quyết vấn đề của người dân sau thu hồi đất, cụ thể những biện pháp tỉnh đã thực hiện như sau:
Tỉnh đã chủ trương xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, hỗ trợ học phí cho con em nông dân bị THĐ, đồng thời có quy hoạch và phát triển các làng nghề.
Đối với đối tượng lao động là thanh niên: Tỉnh có chủ trương làm tốt công tác định hướng và dạy nghề. Tỉnh đã sớm xây dựng dự án “dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất phát triển công nghiệp” và để
thực hiện dự án tỉnh đã dành xấp xỉ 87 tỷđề xây dựng và nâng cấp hệ thống trường dạy nghề, mua sắm thiết bị hiện đại, hỗ trợ học phí cho 14.000 lao
động nông thôn, hiện nay toàn tỉnh đã có 52 cơ sở đào tạo với cơ cấu ngành nghềđa dạng, quy mô đào tạo 31.000 lao động/năm.
Đối với lao động bị THĐ ở tuổi cao, khó chuyển đổi nghề tỉnh đã xác
định hướng giải quyết tạo việc làm tại chỗ thông qua chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống, thủ công, tiểu thủ công.
Tỉnh đã có những chủ trương khuyến khích phát triển các hệ thống, trung tâm giới thiệu việc làm nhằm tạo điều kiện cho người dân tìm kiếm cơ
hội việc làm, đặc biệt người dân bị THĐ.
Một giải phát được coi là có tính chất “đột phá” đã và đang được tỉnh áp dụng rộng rãi đó là mô hình “đổi đất lấy dịch vụ” thông qua quyết định số
2502/2004/QĐ-UB, của Ủy ban nhân dân tỉnh về vấn đề cá nhân bị thu hồi để
xây dựng KCN, khu đô thị,… nêu rõ: Các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm từ 40% tổng diện tích đất nông nghiệp trở lên thì
được cấp đất làm dịch vụ với quy định cứ 1 sào (360m2) đất thu hồi thì được cấp 10m2đất dịch vụ (tối thiểu 20m2, tối đa 100m2), diện tích này được người dân sử dụng để xây nhà cho công nhân trọ, kinh doanh buôn bán, kinh doanh quán ăn,…giải pháp này không những giải quyết được việc làm cho người dân bị THĐ mà còn góp phần tạo thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống lâu dài của họ.
Hỗ trợ các doanh nghiệp nhận lao động, mỗi doanh nghiệp nhận lao
động là nông dân bị THĐ sẽ được hỗ trợ 100.000 - 200.000đ/ người. Hoặc mỗi người tự tìm việc làm thì được hỗ trợ 300.000 - 700.000đ/ người. Đây được coi là mô hình điểm trong việc giúp nông dân mất đất tìm được việc làm.
Tỉnh đã chú trọng đến việc tái định cư cho người dân đảm bảo nơi ở
mới có điều kiện sống, sinh hoạt tốt hơn nơi ở cũ.
Đó là những giải pháp mà tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện được coi là hiệu quả trong những năm qua. Tuy nhiên, trong những năm tới để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh CNH - HĐH một cách hiệu quả tỉnh đã có chủ trương thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, đồng thời tập trung nghiên cứu để lập quỹ “hỗ trợ nông dân có đất bị thu hồi” nhằm phát huy sức mạnh toàn xã hội trong việc giải quyết vấn đề của người dân sau THĐ (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, 2008) [11].
1.2.2.2.Kinh nghiệm của Bắc Ninh
Từ năm 1997 đến năm 2008, tỉnh Bắc Ninh đã thu hồi trên 7.000 ha đất nông nghiệp, chiếm 15% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh, đã tác động và ảnh hưởng tới gần 30% số hộ, trên 25% số nhân khẩu. Thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với việc nông dân thiếu việc làm ổn định lâu dài, phải chuyển đổi nghề nghiệp, kéo theo thu nhập, đời sống cũng thay đổi gây khó khăn cho không ít hộ dân. Sớm nhìn nhận đúng vấn đề, thực hiện Nghị
quyết Trung ương 7 (khóa X) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những năm qua cùng với việc đẩy nhanh phát triển kinh tế, tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ nhằm đảm bảo đời sống cho người nông dân trong diện phải thu hồi đất.
Trước hết, tỉnh thực hiện chính sách bồi thường đất nông nghiệp, hoa màu trên đất cho nông dân có đất nông nghiệp thu hồi đảm bảo chặt chẽ theo
đúng quy định của pháp luật, có vận dụng phù hợp với đặc điểm và điều kiện của tỉnh theo hướng có lợi cho nông dân. Các quy định về đơn giá bồi thường
đất, tài sản trên đất, hỗ trợ các khoản được công khai và khá dân chủ, mức bồi thường bằng hoặc cao hơn các địa phương lân cận cùng điều kiện. Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp phải thu hồi đất được hỗ trợ chuyển đổi nghề
nghiệp và tạo việc làm với mức 14.700 đồng/m2 (trước ngày 28/12/2009) và bằng 2,5 lần giá trị đất nông nghiệp từ 28/12/2009 trởđi. Ngoài ra còn hỗ trợ
ổn định đời sống, hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi thiết yếu khu vực phải thu hồi đất với tỷ lệ tăng dần, năm 2009 tỉnh đã hỗ trợ tới 70% giá trị dự
toán các công trình như: Đường giao thông, nhà sinh hoạt thôn, khu phố, trường học, hệ thống nước sạch nông thôn,…
Đối với khu vực nông thôn và nông dân có đất nông nghiệp Nhà nước thu hồi, vấn đềđặt ra là phải chuyển đổi nghề và tạo đủ việc làm mới, ổn định
đời sống cho họ. Để thực hiện điều này, từ năm 2000 đến năm 2008, tỉnh đã tập trung nhiều giải pháp quyết liệt. Công tác đào tạo nghề được chú trọng, thông qua các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm, nhiều nông dân có
đất nông nghiệp thu hồi được hỗ trợ học nghề ngắn hạn tại trung tâm khuyến công, được tư vấn, môi giới tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 21,6% năm 2000 lên 37% năm 2008. Các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh tuyển dụng người địa phương cũng đã góp phần giải quyết số đông lao động là nông dân, nhờ biện này mà tỷ lệ lao động người Bắc Ninh làm trong các doanh nghiệp
đóng trên địa bàn chiếm trên 50%. Ngoài ra trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, tỉnh
đã hỗ trợđối tượng cận nghèo đến 70% mức đóng góp, trợ cấp thường xuyên cho người cao tuổi (diện không có lương hưu và phụ cấp) thấp hơn 5 tuổi so với quy định của Chính phủ. Cùng với những giải pháp thiết thực, cụ thể trên
đây, từ năm 2008 đến nay, Tỉnh ủy đã chủ trương chỉđạo chính quyền các cấp tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp nhằm hình thành vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao, có giá trị
thu nhập lớn trên diện tích canh tác; phát triển ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn để thu hút lao động phải chuyển đổi nghề do chuyển đất nông nghiệp cho phát triển khu công nghiệp và đô thị. Những chủ trương này đang từng bước đi vào cuộc sống và có ý nghĩa khá sâu sắc. Kết quả bình quân mỗi năm có gần 20.000 lao động được giải quyết việc làm mới góp phần tăng tỷ lệ
sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 73,6% lên 81,2%, tỷ lệ
thất nghiệp ở thành thị giảm.
Tuy nhiên, thực tế ở Bắc Ninh cũng đang đặt ra những vấn đề bất cập
đó là: Việc làm đối với nông dân sau thu hồi đất, nhất là lao động nông nghiệp nữ trên 35 tuổi, trình độ văn hóa thấp. Các chính sách chưa đủ mạnh và chưa đồng bộ, đặc biệt còn thiếu nhiều chính sách hỗ trợ đặc thù với lao
xuất vấn đề an sinh xã hội cho nông dân diện phải thu hồi đất còn rất mỏng, năng lực chuyên môn hạn chế,…[11].