Thực trạng tạo việc làm của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 54)

5. Bốc ục của đề tài

3.3.1. Thực trạng tạo việc làm của các hộ điều tra

3.3.1.1. Thực trạng chung

Với 60 mẫu điều tra các hộ thuần nông bị thu hồi đất nông nghiệp có tỷ

lệ diện tích đất bị thu hồi là 100%, ở các xóm Tân Hương, xóm Đông, và xóm

Đồng Bẩm. Kết quả thu được từ các mẫu điều tra như sau:

Bảng 3.8: Số người trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở nhóm điều tra Chỉ tiêu ĐVT Xóm Tân Hương Xóm Đông Xóm Đồng Bẩm Tổng cấu % SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 20 100,00 20 100,00 20 100,00 60 100,00 2. Tổng số nhân khẩu Khẩu 79 100,00 71 100,00 85 100,00 235 100,00 3. Số người ngoài độ tuổi lao động Người 25 31,65 20 28,17 29 34,12 74 31,49 4. Tổng số lao động trong độ tuổi Người 54 68,35 51 71,83 56 65,88 161 68,51

Lao động nam Người 25 31,64 25 35,21 27 31,76 77 32,77 Lao động nữ Người 29 36,71 26 36,62 29 34,12 84 35,74

(Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Bảng 3.8 cho thấy, tổng số nhân khẩu của 60 hộ điều tra trên 3 xóm là 235 nhân khẩu. Trong đó số người ngoài độ tuổi lao động là 74 người chiếm 31,49%, số người trong độ tuổi lao động là 161 người chiếm 68,51%. Lực lượng lao động nam gồm có 77 lao động chiếm 32,77%, lực lượng lao động nữ gồm có 84 lao động chiếm 35,74%. Có thể thấy số lao động trong độ tuổi

ở nhóm điều tra chiếm tỷ lệ cao so với tổng số nhân khẩu (68,51%), đây là lực lượng lao động thuần nông, gắn trực tiếp với sản xuất nông nghiệp. Sau khi bị

thu hồi đất, họ bị mất việc làm trong khi nông nghiệp là ngành sản xuất chính của họ, do đó người dân mong muốn có việc làm mới sau khi bị thu hồi đất để tiếp tục ổn định cuộc sống.

Bảng 3.9: Tình hình việc làm của người lao động sau khi bị thu hồi đất ở nhóm điều tra Đơn vị tính: Lao động STT Xóm Chỉ tiêu Xóm Tân Hương Xóm Đông Xóm Đồng Bẩm Tổng Cơ cấu (%) 1 Số LĐ chưa có việc làm 24 16 17 57 35,40 2 Số LĐđã có việc làm mới 30 35 39 104 64,60

3 Tổng số lao động trong độ tuổi 54 51 56 161 100,00

(Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Kết quả thu được: Số lao động chưa có việc làm sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp là 57 người trên tổng số 161 lao động trong độ tuổi của 60 hộ điều tra chiếm 35,40%, số lao động có việc làm mới là 104 người chiếm 64,60%.

Biểu đồ 3.7 : Cơ cấu tình hình việc làm của người lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp ở nhóm điều tra

Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, người dân mất việc làm mà nông nghiệp là ngành sản xuất chính của họ nên nhu cầu tìm việc làm mới là rất

lớn. Một số người đã chủ động xin vào các khu công nghiệp, các công ty THHH và công ty LD trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên, một số khác họ sử dụng tiền đền bù để mở cửa hàng kinh doanh các dịch vụ như: buôn bán hàng tạp hoá, văn phòng phẩm, hàng ăn uống, dịch vụ

Internet, sửa chữa xe máy, bán vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà trọ,…Một số ít người sau khi bị thu hồi đất đã tham gia chương trình xuất khẩu lao động

ở nước ngoài để kiếm tiền sinh sống. Số người còn lại chưa có việc làm là do tuổi cao, trình độ các ngành nghề khác không có, không chủ động được trong việc tìm việc làm mới,họ ở nhà trông chờ vào các chính sách giải quyết việc làm của chính quyền xã.

3.3.1.2. Cơ cấu theo giới tính

Bảng 3.10: Cơ cấu lao động có việc làm mới theo giới tính

Đơn vị tính: Lao động

STT

Xóm

Giới tính

Tân Hương Đông Đồng bẩm Tổng Cơ cấu (%)

1 Nam 20 22 25 67 64,42

2 Nữ 10 13 14 37 35,58

3 Tổng 30 35 39 104 100,00

(Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Bảng 3.10, số nam đã được giải quyết việc làm sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp là 67 người trên tổng số 104 người đã được giải quyết việc làm, chiếm 64,42%, số nữ là 37 người chiếm 35,58%.

Biểu đồ 3.8: Cơ cấu lao động có việc làm mới theo giới tính

Số lao động nữ được giải quyết việc làm còn khá ít. Đây là một thực trạng đáng buồn. Vì hiện nay lao động nữ ở nông thôn nói chung và lao động nữ thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng có trình độ học vấn thấp. Do tâm lý cha mẹ vẫn còn nếp suy nghĩ cũ “ con gái học nhiều cũng chẳng nên cơm cháo gì”. Điều này khiến cho lao động nữ nông thôn rơi vào tình trạng khó tìm việc khi ruộng đất bị thu hẹp. Mặt khác, các trường cao đẳng, trung cấp nghề lại chỉ tập trung đào tạo các ngành: cắt gọt kim loại, hàn, điện lạnh, cơ khí,…lại không phù hợp với lao động nữ. Một số trường có khoa thiết kế

thời trang hay may mặc, nữ chiếm đa số nhưng chỉ tiêu tuyển sinh lại ít hơn các ngành khác. Hiện nay, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, ngành may mặc cũng đang bị cắt giảm hoặc thiếu việc làm trầm trọng. Do đó, việc làm cho lao

động nữđang gặp nhiều khó khăn.

3.3.1.2. Cơ cấu theo tuổi

Do đặc điểm lao động trong những hộ bị thu hồi đất chủ yếu thuộc nhóm từ 15-30 tuổi và từ 30-45 tuổi, nên xã cũng đã tập trung giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng này.

Bảng 3.11: Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất theo tuổi Đơn vị tính: Lao động STT Thôn – xóm Tuổi Xóm Tân Hương Xóm Đông Xóm Đồng Bẩm Tổng Cơ cấu (%) 1 15 – 30 15 19 20 54 51,19 2 30 – 45 11 9 14 34 32,69 3 45 - 60 4 7 5 16 16,12 4 Tổng 30 35 39 104 100,00

(Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Nhìn vào bảng 3.10, nhóm tuổi được tạo nhiều việc làm là nhóm từ 15

đến 45 tuổi với 88 người, chiếm 83,88%. Ở nhóm tuổi này, khả năng tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật vẫn còn khá cao, họ có sức khỏe, phù hợp với các ngành nghề mới, đặc biệt là các ngành cần có sức khỏe và sự sáng tạo như: Điện, điện tử, điện lạnh, may mặc, công nhân có tay nghề,… Cho nên

đào tạo nghề cho nhóm lao động này sẽ đem lại hiệu quả.

Nhóm tuổi từ 45 đến 60 tuổi là nhóm tuổi được tạo việc làm ít hơn, nhóm tuổi này chỉ chiếm 16,12% so với số lao động có việc làm mới. Do khả

năng tiếp thu giảm dần theo tuổi tác, nên việc học nghề hay vào làm trong các khu công nghiệp, nhà máy gặp nhiều khó khăn. Đây chủ yếu là những lao

động thuần nông, trình độ văn hoá không cao. Ngoài làm ruộng, họ không đáp

ứng được những công việc yêu cầu trình độ cao. Để giải quyết việc làm cho những người này, chính quyền xã Đồng Bẩm đã tiến hành một số biện pháp như: đưa nhóm đối tượng này vào các HTX nông nghiệp ,tạo điều kiện cho họ được làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cấp một phần đất sát với khu công nghiệp để người dân có thể tổ chức các hoạt

động dịch vụ như buôn bán hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, dịch vụ ăn uống, sửa chữa phương tiện,…Ngoài ra, họ đã được tham dự lớp

đào tạo nghề nông; được học các phương pháp trồng rau an toàn, nuôi thuỷ

quyết tình trạng thiếu việc làm do bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho xây dựng các công trình trên địa bàn.

Hình 3.9: Biểu đồ cơ cấu lao động có việc làm mới theo tuổi

3.3.1.3. Cơ cấu theo ngành kinh tế

Người lao động có việc làm mới được tạo việc làm ở những ngành kinh tế khác nhau.

Bảng 3.12: Kết quả giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: Lao động STT xóm Chỉ tiêu Tân Hương Đông Đồng Bẩm Tổng Cơ cấu (%) 1 TTCN - XD 13 15 17 45 43,27 2 Nông nghiệp 8 7 3 18 17,31 3 TM - DV 9 13 19 41 39,42 4 Tổng 30 35 39 104 100,00

(Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành TTCN-XD và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, việc giải

quyết việc làm cho những lao động thuộc diện bị thu hồi đất được xã Đồng Bẩm tiến hành theo hướng này. Cụ thể như sau:

- Khu vực TTCN - XD: 45 người chiếm 43,27%. - Khu vực nông nghiệp : 18 người chiếm 17,31%. - Khu vực TM - DV : 41 người chiếm 39,42%.

Biểu đồ 3.10: Cơ cấu việc làm mới theo ngành kinh tế

Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp thì cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch. Số người làm trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên, số người làm trong khu vực nông nghiệp giảm đi. Điều này cũng phù hợp với thực tế. Vì sau khi bị thu hồi đất, nhiều hộ nông dân không còn đất để canh tác, trong khi họ vẫn phải đảm bảo những nhu cầu tối thiểu như ăn ở, mặc, đi lại. Cho nên họ cần tìm một công việc mới để kiếm sống. Người dân làm công nhân trong khu công nghiệp là hình thức chủ yếu. Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, người nông dân mất đất, mất tư liệu sản xuất, trong khi đại đa số nông nghiệp là nghề nghiệp chính của họ. Bên cạnh sự giúp đỡ và hỗ trợ từ phía chính quyền xã, thôn, có nhiều hộ dân bị mất đất đã chủđộng tìm lối ra, tự tạo công ăn việc làm. Họ dùng tiền đền bù nhận được mua sắm phương tiện như

xe máy để chạy xe ôm, chở vật liệu xây dựng, chở hàng. Nghề này đơn giản, không yêu cầu chi phí cao, không yêu cầu tay nghề, trình độ kỹ thuật, phù hợp với những người trung tuổi ( 30-45 tuổi). Ngoài ra, một số hộ chuyển sang

kinh doanh buôn bán. Chủ yếu kinh doanh ăn uống, buôn bán hàng tạp hóa, vật liệu xây dựng, kinh doanh Internet, cho thuê nhà trọ…Số khác được hỗ trợ

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như: tận dụng diện tích mặt nước để

nuôi cá, nuôi lợn thịt; quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn,…

3.3.1.4. Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, người nông dân đã được chính quyền xã tạo việc làm ở những thành phần kinh tế khác nhau.

Bảng 3.13: Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp theo thành phần kinh tế ở nhóm điều tra

Đơn vị tính: Lao động Xóm Chỉ tiêu Tân Hương Đông Đồng Bẩm Tổng Cơ cấu (%) 1.1. Số người chưa tìm được việc làm 24 16 17 57 35,40 1.2. Số người có việc làm mới 30 35 39 104 64,60 1.2.1. Công việc tạm thời 10 10 8 28 17,39 1.2.2. Công việc ổn định 20 25 31 76 47,21 1.2.2.1. Khu vực Nhà nước 0 1 2 3 1,86 1.2.2.2. XKLĐ 1 1 1 3 1,86

1.2.2.3. Khu vực ngoài Nhà nước 19 23 28 70 43,49

HTX 5 4 2 11 6,83

Công ty TNHH 8 12 15 35 21,74

Công ty Liên Doanh 6 7 11 24 14,92

Tổng số người có nhu cầu tìm việc làm 54 51 56 161 100,00

(Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Khu vực nhà nước: 3 lao động chiếm 1,86 %. Xuất khẩu lao động: 3 lao động chiếm 1,86 %. HTX:11 lao động chiếm 6,83 %.

Công ty TNHH: 35 lao động chiếm 21,74 %. Công ty liên doanh: 24 lao động chiếm 14,92 %.

Biểu đồ 3.11: Số lượng lao động có việc làm mới theo thành phần kinh tế

Để vào được khu vực nhà nước làm việc cần có trình độ cao, đòi hỏi bằng cấp nên khu vực này chỉ thu hút 3 lao động. Khu vực ngoài nhà nước thu hút được nhiều lao động hơn. Trong đó công ty TNHH thu hút 35 lao động chiếm 21,74%, công ty liên doanh là 24 lao động chiếm 14,92%, HTX là 11 lao động chiếm 6,83%. Đó là do mặt bằng trình độ của lao động thuộc hộ bị

thu hồi đất không cao, mà yêu cầu của các công ty khi tuyển dụng lao động lại không quá khắt khe. Cho nên người dân đi xin việc ở khu vực ngoài nhà nước dễ dàng hơn.

3.3.1.5. Cơ cấu theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Bảng 3.14: Số lượng lao động có việc làm mới theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đơn vị tính: Lao động STT Xóm Chỉ tiêu Tân Hương Đông Đồng Bẩm Tổng Cơ cấu (%) 1 Lao động phổ thông 26 25 20 71 68,27

2 Trung học chuyên nghiệp 1 2 3 6 5,77

3 CĐ - ĐH 0 1 3 4 3,85

4 CNKT không bằng 3 7 13 23 22,11

5 Tổng 30 35 39 104 100,00

(Tổng hợp từ phiếu điều tra) Ghi chú: CĐ – ĐH: Cao đẳng – Đại học; CNKT: Công nhân kỹ thuật

Với mặt bằng trình độ không cao của lao động thuộc diện bị thu hồi

đất, thì số chỗ việc làm mới được tạo ra vẫn sử dụng nhiều lao động phổ

thông, chưa qua đào tạo 71 người chiếm 68,27%; công việc đòi hỏi trình độ

cao đẳng, đại học là 4người tương ứng 3,83%; trung học chuyên nghiệp là 6 người tương ứng 5,77%; công nhân kỹ thuật không có bằng là 23 người tương

ứng 22,11%. Ngay cả những doanh nghiệp, công ty khi tuyển dụng họ cũng không đòi hỏi tay nghề cao. Với trình độ trung học chuyên nghiệp hoặc công nhân kỹ thuật là có thể tìm được việc trong khu công nghiệp, có trường hợp chỉ xét trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp 3, thậm chí cả những lao động học hết cấp 2 không thi đỗ vào cấp 3 vẫn được tuyển vào làm. Còn những công việc

đòi hỏi trình độ cao đẳng, đại học chủ yếu thuộc bộ phận quản lý, bộ phận kế

toán trong công ty nên chỉ có 5,13% số lao động đáp ứng yêu cầu này.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)